Tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ Việt Nam trong hội nhập

|

Tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ Việt Nam trong hội nhập

Thực trạng tham gia lãnh đạo, quản lý của Phụ nữ Việt Nam
 
Thời gian qua, hệ thống chính sách pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam tiếp tục được quan tâm, hoàn thiện, trong đó có nhiều chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội được triển khai thực hiện và từng bước có hiệu quả thiết thực. Qua đó, phụ nữ từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Đặc biệt, với nhiều đóng góp trong sự phát triển chung của đất nước, cùng với sự trưởng thành, phụ nữ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Nhiều tập thể, cá nhân nữ được tặng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng; hàng nghìn chị em được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc ưu tú; nhà giáo, thầy thuốc nhân dân; nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân...

 


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các nữa Đ??i bi???u Quốc Hội.
Ảnh: Minh Châu
 
Số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ Việt Nam hiện chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, đang ngày càng tham gia sâu vào mọi ho??t đ???ng trong cộng đồng. Năm 2018, tỷ lệ nữ giới tham gia lao động chiếm 47,7% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. với tỷ lệ tham gia l???c lượng lao động trên 70% trong tổng số phụ nữ trong độ tuổi lao động, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam hiện đang đi làm nhiều hơn hẳn so với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới. Tỷ lệ này cũng cao hơn mức trung bình thế giới (49%), cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (59%) và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (39%). Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh ở nước ta đạt trên 31,6%, thuộc nhóm cao nhất của khu vực Đông Nam Á.
 
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động nữ tham gia nhiều ngành nghề mới mà trước đây chỉ dành cho nam giới; trong khoa học, công nghệ, tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm gần 40% và tỷ lệ các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%, trong giáo dục, đào tạo và y tế, cán bộ nữ chiếm tỷ lệ lớn, nhiều người có trình độ cao.
 
Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ Việt đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng, Thứ trưởng. Ở địa phương, nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các cấp, các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng. Số lượng nữ doanh nhân là người dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng được phát huy.
 
Với tỷ lệ nữ đ??i bi???u Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020 đạt 26,8%, Việt Nam là một trong số ít nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ đ??i bi???u Quốc hội đạt trên 25%. Đáng lưu ý là số nữ đ??i bi???u giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội có xu hướng tăng trong các khóa gần đây, đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội.
 
Hình 1: Tỷ lệ nữ đ??i bi???u Quốc hội các nhiệm kỳ

                                                                                                                        %

                                                                           (Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam)
 
Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát huy vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Mặc dù tỷ lệ nữ đ??i bi???u Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 đã tăng 2,4 điểm phần trăm so với nhiệm kỳ trước, nhưng vẫn cách mục tiêu Chiến lược đề ra 8,2 điểm phần trăm. Tương tự, tỷ lệ nữ đ??i bi???u Hội đồng nhân dân mặc dù tăng liên tục qua các nhiệm kỳ nhưng cũng chưa đạt mức mong đợi. Cụ thể, ở cấp tỉnh, tỷ lệ này trong nhiệm kỳ 2016-2021 là 26,6%, tương ứng ở cấp huyện là 27,5%, cấp xã là 26,6%.
 
Biểu 1: Tỷ lệ nữ đ??i bi???u Hội đồng nhân dân các cấp, các nhiệm kỳ
 
                                                                                                                    %
  Chia theo cấp hành chính
Nhiệm kỳ Tỉnh Huyện
1997-2004 21,1 21,0 16,6
2004-2011 23,9 23,0 19,5
2011-2016 25,2 24,6 21,7
2016-2021 26,6 27,5 26,6
                                                                                                   (Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam)
 
Cùng với đó, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng cũng chưa đạt mức 25% như mục tiêu đã đề ra. Cụ thể: nhiệm kỳ 2015-2020 ở cấp tỉnh là 12,6%, cấp huyện là 15,5% và cấp cơ sở là 20,8%.
 
Tỷ lệ các cơ quan Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ cũng còn khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược. Năm 2016, có 36,7% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong  đó, tỷ lệ các Bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 44,4%, các cơ quan ngang. Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đều đạt mức 25%. Tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý vẫn còn khá chênh lệch. Tại  nhiều địa phương, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp chưa đạt mục tiêu và chậm được cải thiện. Ở nhiều Đảng bộ cấp tỉnh, tỷ lệ đảng viên là nam và nữ chênh lệch gần 40%. Có Đảng bộ xã 5 năm liền không kết nạp được đảng viên là nữ. Có địa phương, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền, HĐND các cấp đều không đạt mục tiêu.
 
Giải pháp tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ
 
Có thể thấy, mặc dù đạt được nhiều kết quả khích lệ trong bình đẳng giới nói chung và gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý nói riêng, song những kết quả đó vẫn chưa được như kỳ vọng và về cơ bản chưa đạt được mục tiêu đã được đề ra theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Chính vì vậy, nhằm từng bước đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hội nhập, ngoài định hướng và các chính sách rõ ràng, Việt Nam còn cần phải có thêm những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn để tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh đó, nỗ lực giảm khoảng cách giới trong công tác quản lý, lãnh đạo sẽ không thể tách rời với nỗ lực bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
 
Để đạt được mục tiêu đề ra theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 về tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ Việt trong hội nhập, cần thực hiện một số giải pháp sau:
 
Phát triển và hoàn thiện thể chế, chính sách trong kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm đảm bảo cho phụ nữ có cơ hội tham gia lãnh đạo, quản lý. Theo đó, phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế sẽ góp phần tăng tính đại diện của phụ nữ lãnh đạo quản lý. Sự cải cách và sáng tạo từ môi trường kinh tế lành mạnh có thể mang đến những tập quán mới, tạo ra nhiều cơ hội cho sáng kiến, chấp nhận những giá trị mới qua đó tăng sự chấp nhận xã hội cho vị trí phụ nữ lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra, xây dựng và phát triển thể chế xã hội, văn hóa cũng góp phần hoàn thiện thể chế, qua đó, giúp phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý nhiều hơn. Các vấn đề phát triển văn hóa - xã hội quan trọng như bình đẳng giới, bền vững môi trường, giáo dục, sức khỏe gia đình, an sinh xã hội, nguồn lực y tế sẽ là cơ hội để phụ nữ có thể tham gia vào lĩnh vực chính trị và những ho??t đ???ng ngoài gia đình. Khi hệ thống an sinh xã hội tốt, các vấn đề về y tế, sức khỏe, vệ sinh môi trường được đảm bảo sẽ giảm gánh nặng chăm sóc gia đình cho phụ nữ, tạo điều kiện tốt hơn cho phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý.
 
Nâng cao nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới. Theo đó, việc đẩy mạnh nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình thực hiện đề án đào tạo, phát triển cán bộ, công chức nữ hiện nay. Đặc biệt, cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ nữ. Bởi thực tế đã chỉ ra, các khâu trong công tác cán bộ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng, một mặt vừa thể hiện tính dân chủ, mặt khác thể hiện sự lãnh đạo tập trung cao nhất trong Đảng. Do vậy, khi đánh giá cán bộ nữ, cần chú ý đánh giá về triển vọng phát triển, khả năng đảm đương nhiệm vụ của cán bộ nữ, tránh bố trí, bổ nhiệm chỉ vì để bảo đảm cơ cấu mà không quan tâm đến chuyên môn, sở trường làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như năng lực, sở trường của cán bộ nữ.
 
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra trong thực hiện công tác cán bộ nữ: Cần có chủ trương, chính sách lãnh đạo đúng, phù hợp với đặc điểm của từng thành phần, tầng lớp phụ nữ tronghội. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban ngành cần có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ nữ bảo đảm số lượng, chất lượng. Qua đó, tạo động lực và điều kiện bồi dưỡng các nữ đảng viên có đủ khả năng, trình độ, chuyên môn phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý.
 
Phát huy vai trò của Đảng, đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Các tổ chức Đảng, đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp cần chủ động, tích cực tổ chức các ho??t đ???ng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ, xây dựng mạng lưới cán bộ  nữ từ Trung ương đến địa phương; Chủ động phối hợp với các cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng Đề án đào tạo dành riêng cho cán bộ nữ. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp cần nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến phụ nữ; các vấn đề về công tác cán bộ nữ, phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ có chất lượng cho Đảng; tham gia có hiệu quả vào công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ ở các cấp.
 
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt với nội dung về nâng cao năng lực chính trị cho phụ nữ. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ nữ; xây dựng mạng lưới, câu lạc bộ dành cho nữ lãnh đạo, quản lý để các chị em có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; chủ động giám sát và tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá các chính sách liên quan đến công tác cán bộ nữ; tích cực tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới.
 
Ngoài ra, để có thể đạt được mục tiêu về bình đẳng giới, gia tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, tự bản thân cá nhân mỗi phụ nữ cần thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, nghiên cứu chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, qua đó, hoàn thiện bản thân, đáp ứng đủ các yêu cầu trong công tác. Mạnh dạn ứng cử, đề cử theo luật định để đội ngũ cán bộ nữ luôn được tạo nguồn và bảo đảm tỷ lệ nhất định trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương. Đó chính là chìa khóa để gia tăng tỷ lệ nữ trong các ho??t đ???ng lãnh đạo, quản lý theo đúng chủ trương của Đại hội XII của Đảng và từng bước tiến tới hoàn thành mục tiêu theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đề ra./.
 
Thu Hòa

Link Tải Xuống Royal Cruise Lines