Dự kiến ngày 13/11 tới đây, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục, danh mục chi tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê sẽ được trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm việc thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, phản ánh kịp thời bối cảnh mới của đất nước giai đoạn 2021-2030.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội dự án “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê” với phạm vi điều chỉnh mở rộng.
Tại Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục, danh mục chi tiêu thống kê quốc gia do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 9/11, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội dự án “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê” với phạm vi điều chỉnh mở rộng.
Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án gồm: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Định kỳ 5 năm rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia phải được thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan thống kê Trung ương trước khi công bố.
Bên cạnh đó, phần phụ lục-danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia cũng sẽ được sửa đổi trên nguyên tắc xây dựng, lựa chọn chỉ tiêu, phản ánh tình hình phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu của đất nước.
So với danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê số 89/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/11/2015, danh mục lần này gồm 21 nhóm với 230 chỉ tiêu và có một số thay đổi. Trong đó, về nhóm chỉ tiêu, tăng 1 nhóm chỉ tiêu và sửa tên 3 nhóm chỉ tiêu. Còn về chỉ tiêu, ngành thống kê sẽ giữ nguyên 128 chỉ tiêu, sửa tên 44 chỉ tiêu, bổ sung 58 chỉ tiêu và bỏ 14 chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Đình Khuyến, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Phương pháp chế độ và quản lý chất lượng thống kê (Tổng cục Thống kê) cho biết thêm, danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia tại dự án Luật đã cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới trong thời gian gần đây. Đơn cử như 19 chỉ tiêu thống kê phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng thời, các chỉ tiêu thống kê về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phản ánh liên kết vùng và nhóm yếu thế cũng được cập nhật trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến, xây dựng “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, đúng và đủ tình hình kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn mới, từ đó, giúp phân tích, hoạch định, điều hành chính sách vĩ mô, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý để cập nhật các chỉ tiêu thống kê quốc gia và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội dự án “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê” với phạm vi điều chỉnh mở rộng.
Tại Hội thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục, danh mục chi tiêu thống kê quốc gia do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 9/11, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội dự án “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê” với phạm vi điều chỉnh mở rộng.
Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án gồm: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Định kỳ 5 năm rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia phải được thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan thống kê Trung ương trước khi công bố.
Bên cạnh đó, phần phụ lục-danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia cũng sẽ được sửa đổi trên nguyên tắc xây dựng, lựa chọn chỉ tiêu, phản ánh tình hình phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu của đất nước.
So với danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê số 89/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/11/2015, danh mục lần này gồm 21 nhóm với 230 chỉ tiêu và có một số thay đổi. Trong đó, về nhóm chỉ tiêu, tăng 1 nhóm chỉ tiêu và sửa tên 3 nhóm chỉ tiêu. Còn về chỉ tiêu, ngành thống kê sẽ giữ nguyên 128 chỉ tiêu, sửa tên 44 chỉ tiêu, bổ sung 58 chỉ tiêu và bỏ 14 chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Đình Khuyến, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Phương pháp chế độ và quản lý chất lượng thống kê (Tổng cục Thống kê) cho biết thêm, danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia tại dự án Luật đã cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới trong thời gian gần đây. Đơn cử như 19 chỉ tiêu thống kê phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng thời, các chỉ tiêu thống kê về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phản ánh liên kết vùng và nhóm yếu thế cũng được cập nhật trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến, xây dựng “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, đúng và đủ tình hình kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn mới, từ đó, giúp phân tích, hoạch định, điều hành chính sách vĩ mô, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý để cập nhật các chỉ tiêu thống kê quốc gia và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.
Minh Ngọc
https://baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn