Ngày 03/11/2022, Đoàn công tác cơ quan Tổng cục Thống kê (TCTK) do Phó Tổng cục trưởng TCTK Lê Trung Hiếu dẫn đầu đã tham gia giám sát và làm việc với Cục Thống kê tỉnh Bình Phước về Tình hình công tác chỉ đạo, triển khai, giám sát công tác điều tra giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo, chuyên viên một số đơn vị thuộc TCTK.
Trong chương trình công tác, Đoàn đã đi địa bàn điều tra giá tiêu dùng tại Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Trong chương trình công tác, Đoàn đã đi địa bàn điều tra giá tiêu dùng tại Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Phó Tổng cục trưởng TCTK Lê Trung Hiếu phát biểu tại buổi làm việc với CTK tỉnh Bình Phước
Tại buổi làm việc với Cục Thống kê tỉnh Bình Phước về Tình hình công tác chỉ đạo, triển khai, giám sát công tác điều tra giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, đại diện Cục Thống kê tỉnh đã trình bày báo cáo về Nội dung kiểm tra, giám sát điều tra giá tiêu dùng tại Bình Phước (Từ kỳ 1 tháng 1/2022 đến kỳ 1 tháng 11/2022).
Trong đó, nêu rõ nội dung về thay thế điểm điều tra: Kiểm tra việc thay thế điểm thu thập giá và lý do thay thế (Không có thay thế điểm điều tra ở các huyện, thành phố); Xử lý các trường hợp địa bàn nông thôn chuyển lên thành thị (Không có trường hợp thay thế địa bàn điều tra từ nông thôn lên thành thị).
Về lực lượng tham gia điều tra: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước được giao 03 khu vực điều tra với số lượng điều tra viên là 24 người. Hiện nay, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước vẫn đang tiến hành thu thập giá trên ba khu vực để điều tra như: Thành phố Đồng Xoài đại diện khu vực thành thị, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đăng đại diện cho khu vực nông thôn. Thời gian điều tra 03 kỳ (Kỳ 1: ngày 01 hàng tháng ở TP. Đồng Xoài, ngày 02 hàng tháng ở huyện Bù Đăng, ngày ngày 03 hàng tháng ở huyện Lộc Ninh; Kỳ 2: ngày 08 hàng tháng ở TP. Đồng Xoài, ngày 09 hàng tháng ở huyện Bù Đăng, ngày 10 hàng tháng ở huyện Lộc Ninh; Kỳ 3: ngày 19 hàng tháng ở TP. Đồng Xoài, ngày 20 hàng tháng ở huyện Bù Đăng, ngày 21 hàng tháng ở huyện Lộc Ninh). Với số lượng 754 mặt hàng, mỗi điều tra viên phụ trách thu thập giá khoảng 90 mặt hàng, mỗi khu vực điều tra có 8 điều tra viên. Bình quân 1 ĐTV phụ trách từ 10 đến 30 điểm điều tra.
Về tổ chức điều tra thực địa: Công tác giám sát tiến độ điều tra theo kế hoạch; Hình thức tổ chức điều tra, việc bố trí ĐTV và GSV các cấp; ĐTV xuống điểm điều tra lấy giá trực tiếp bằng CAPI, điều tra thu thập giá đúng kỳ, đúng điểm điều tra, đúng mặt hàng quy định.
Kiểm soát chất lượng thông tin thu thập, xử lý làm sạch và giải trình số liệu: Sau khi nhận dữ liệu điều tra trực tuyến từ thiết bị điện tử thông minh, GSV cấp huyện, cấp tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra trong phần mềm giá tiêu dùng về: Giá thu thập, đơn vị tính giá của các loại hàng hóa dịch vụ, kiểm tra kỹ số liệu tháng báo cáo so với kỳ trước theo từng mặt hàng, từng điểm điều tra, các ghi chú của ĐTV, kiểm tra số lượng mẫu giá…
Quy trình xác minh giá thu thập: Sau khi xem giá thay có mặt hàng tăng/giảm mà ĐTV chưa ghi chú nguyên nhân thì yêu cầu GSV cấp huyện xem lại giá và có giải thích nguyên nhân.
Về giám sát: Phòng Thống kê Kinh tế là đơn vị vừa chủ trì thu thập giá, vừa là đơn vị làm báo cáo phân tích; Trong năm, Văn phòng Cục đã tiến hành giám sát thực địa 9 ngày và kết hợp giám sát online thường xuyên trên phần mềm; Qua quá trình kiểm tra, giám sát bộ phận đã làm việc với các Chi cục Thống kê huyện, khu vực, giám sát viên, điều tra viên và tiến hành dự phỏng vấn.
Báo cáo cũng đã đưa ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị về công tác điều tra, giám sát, đồng thời nêu một số thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong công tác điều tra giá tại địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Lê Trung Hiếu đánh giá cao công tác điều hành, triển khai thực hiện về điều tra giá tại Bình Phước. Trước những khó khăn còn tồn tại trong công tác điều tra điều tra giá tại Bình Phước, Phó Tổng cục trưởng và đoàn công tác đã có những trao đổi làm rõ và thống nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra giá theo đúng quy định và phương án điều tra./.
P.V