Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2018: Một số kết quả sơ bộ

|

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2018: Một số kết quả sơ bộ

Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, kết quả huy động nguồn lực trong xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 từ nguồn ngân sách Trung ương là 23.877 tỷ đồng (bao gồm: vốn đầu tư phát triển là 13.265 tỷ đồng; Trái phiếu Chính phủ là 4.500 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 6.112 tỷ đồng). Ngân sách địa phương là 91.975 tỷ đồng, (trong đó, riêng tổng vốn ngân sách đối ứng của 51 tỉnh, thành phố nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 46.865 tỷ đồng). Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 96.093 tỷ đồng; Vốn tín dụng: 512.450 tỷ đồng; Vốn doanh nghiệp: 39.480 tỷ đồng; Cộng đồng và dân cư đóng góp: 56.799 tỷ đồng.
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Theo đánh giá tổng kết, việc sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 về cơ bản đã đảm bảo theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trong đó, bằng các giải pháp quyết liệt như ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; chỉ công nhận các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới khi không có nợ đọng xây dựng cơ bản, tính đến đến thời điểm 31/5/2018, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương là 1.630,5 tỷ đồng (giảm 89,3% so với tổng số nợ 15.218 tỷ đồng vào thời điểm tháng 1/2016), trong đó: Có 41 tỉnh cơ bản đã xử lý xong, 22 tỉnh còn có số nợ đọng trên 10 tỷ đồng (có 04 địa phươngcó số nợ đọng trên 100 tỷ đồng và 02 địa phương tự cân đối ngân sách còn nợ đọng).

V kết quả đạt chuẩn NTM: Tính đến tháng 9/2018, cả nước có 3.478 xã (38,98%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (dự kiến đến hết năm 2018 sẽ vượt mục tiêu có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn), tăng 1.946 xã (12,8%) so với cuối năm 2015; Bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã, tăng 1,37 tiêu chí so với cuối năm 2015; Còn 88 xã dưới 5 tiêu chí (trong đó có 04 tỉnh có trên 10 xã chỉ đạt dưới 05 tiêu chí) giảm 238 xã so với cuối năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2018 còn dưới 60 xã, hoàn thành mục tiêu phấn đấu năm 2018.

Cũng theo báo cáo trên, có 55 đơn vị cấp huyện thuộc 28 địa phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tăng 40 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2015 (Hoàn thànhvượt mục tiêu năm 2018 có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

Thực hiện theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới giai đoạn 2016-2018, đến nay, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có những đánh giá sơ bộ về kết quả thực hiện Bộ tiêu chí này. Theo đó, hiện cả nước đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch với 98,6% số xã đạt tiêu chí quy hoạch. Trong đó, nhằm đáp ứng các yêu cầu cao hơn của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, các địa phương đã tập trung chỉ đạo các xã rà soát lại Đồ án và Đề án xây dựng nông thôn mới theo hướng: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường nông thôn đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có; Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sản xuất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp cấp huyện, cấp vùngcấp tỉnh; ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế,hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền.

V hạ tầng kinh tế - xã hội: Cả nước đã có 4.944 xã đạt tiêu chí Giao thông (đạt 55,4%), 7.653 xã đạt tiêu chí thủy lợi (đạt 85,7%), 5.063 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 56,7%), 4.707 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,7%), 6.362 xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư (đạt 71,3%),...

Có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã. Chất lượng đường giao thông nông thôn được nâng cấp khá đồng bộ ở tất cả các tuyến đường. Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% số xã và 97,8% số thôn; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hoá; Hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn được đầu tư xây dựng, có 4.498 xã có công trình nước sạch tập trung.

Về phát triển sản xuất, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn: Các địa phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, đã hình thành và tiếp tục củng cố 1.028 chuỗi nông sản an toàn. Một số địa phương đã xác định được những sản phẩm chủ lực, dần hình thành những vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao theo mô hình cánh đồng lớn; quan tâm, chú trọng hơn đến nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đến nay, cả nước có 62,7% số xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập; 59,3% số xã đạt chuẩn tiêu chí Hộ nghèo; 95% số xã đạt tiêu chí Lao động có việc làm; riêng tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất có 72,2% số xã đạt.

V văn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả đã tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, đa màu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn. Đến nay, cả nước đã có 6.829 xã (76,5%) số xã đạt tiêu chí Văn hóa.

V y tế: Số bác sĩ của trạm y tế bình quân 1 vạn dân khu vực nông thôn tăng từ 1,12 người năm 2011 lên gần 1,37 người năm 2016. Tỷ lệ số thôn có nhân viên y tế hoặc nữ hộ sinh tăng từ 93,9% năm 2011 lên 97,4% năm 2016. Người có thẻ bảo hiểm y tế năm 2016 chiếm 76,4% tổng số nhân khẩu nông thôn, gấp 1,4 lần năm 2011. Năm 2015, tỷ lệ xã đạt tiêu chí Y tế khoảng trên 67% và đến tháng 8/2018 đạt 76,8%.

V giáo dục và đào tạo: Đến tháng 8/2018 có 84,8% số xã đạt tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, chất lượng các trường học cũng được chú trọng nâng cao cả về đội ngũ giáo viên, môi trường sư phạm ở các trường học và từng bước góp phần hình thành nhân cách cho các lứa tuổi học sinh.

V môi trường: Có 38 địa phương đã ban hành kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn. Cả nước có 3.210 xã và 19,5 nghìn thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt (chiếm 35,8% tổng số xã và 24,4% tổng số thôn). Rác thải trên địa bàn nông thôn cũng đã được các địa phương đẩy mạnh thu gom, xử lý, từng bước giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường. Đến nay, cả nước đã có 4.893 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 54,8%, tăng 7,4% so với cuối năm 2016).
Bên cạnh đó, các địa phương đã chú trọng đến nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. Hệ thống chính trị ở cấp xã và các khu dân cư thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Đến nay, cả nước đã có 74,2% số xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội.

Có thể thấy, giai đoạn 2016-2018, việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại các địa phương trong cả nước đã đi vào thực chất và có những cải tiến phù hợp với xu thế phát triển kinh tế tại mỗi địa phương và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kết quả chương trình mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2018 còn một số tồn tại và hạn chế như: Chênh lệch vkết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, min còn khá lớn. Trong khi một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thì một số địa phương khác có số xã đạt chuẩn rất thấp. Cùng với đó, kinh tế khu vực nông thôn phát triển không đồng đều, các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự dịch chuyển lao động trẻ có trình độ từ nông thôn ra thành thị, làm ảnh hưởng chung phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, cũng như tiến trình và chất lượng xây dựng NTM hiện nay. Bên cạnh đó, mặc dù việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ cốt lõi của xây dựng NTM song đến nay vấn đề này vẫn là một trong những việc khó nhất của Chương trình xây dựng NTM. Chính vì vậy, để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương cần có nỗ lực và quyết tâm hơn nữa nhằm triển khai đẩy mạnh tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các khu vực khó khăn; Triển khai đề án thôn, bản ở các xã dưới 10 tiêu chí, tập trung chỉ đạo các địa phương sớm hoàn thành mục tiêu “không còn dưới 5 tiêu chí”. Bên cạnh đó, thúc đẩy triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm kết hợp với thực hiện hiệu quả Đề án 15.000 Hợp tác xã nông nghiệp; đẩy mạnh các giải pháp huy động và đa dạng hoá nguồn vốn; nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Đến năm 2020, xây dựng nông thôn mới đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững./.