Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2018

|

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2018

Chỉ số SCOLI năm 2018 được biên soạn cho 6 vùng, trong đó so sánh giá của 5 vùng với vùng Đồng bằng sông Hồng; biên soạn cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh) trong đó so sánh giá của 62 tỉnh với thành phố Hà Nội. Kết quả biên soạn chỉ số SCOLI năm 2018 cho thấy, so với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ có chỉ số SCOLI cao nhất. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ số SCOLI thấp nhất. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có mức giá cao nhất  cả nước trong năm 2018; Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Vũng Tàu, Lạng Sơn và Sơn La cũng là những địa phương có mức giá chung khá cao.
 
Chỉ số SCOLI theo vùng so với vùng Đồng bằng sông Hồng
 
Chỉ số SCOLI theo vùng kinh tế được tính toán trên cơ sở so sánh với mức giá bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng.
 
Bảng 1. Xếp hạng mức độ “đắt đỏ”1 giữa các vùng từ năm 2017-2018

Vùng Năm 2017 Năm 2018
   Đồng bằng sông Hồng 5 4
   Trung du và miền núi phía Bắc 2 2
   Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 4 5
   Tây Nguyên 3 3
   Đông Nam Bộ 1 1
   Đồng bằng sông Cửu Long 6 6
Năm 2018, thứ tự đắt đỏ giữa các vùng không có biến động lớn so với năm 2017, chỉ thay đổi vị trí giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
 
Năm 2018, vùng Đông Nam Bộ có vị trí đắt đỏ nhất trong cả nước. So với vùng Đồng bằng sông Hồng (bằng 100%), chỉ số SCOLI
 
1.So với vùng Đồng bằng sông Hồng. Xếp thứ tự “đắt đỏ” các vùng từ cao xuống thấp bằng cách:
 
  1. Tính chỉ số SCOLI 5 vùng so với vùng Đồng bằng sông Hồng.
  2. Xếp hạng từ cao nhất (1) đến thấp nhất (6) dựa trên giá trị chỉ số SCOLI của vùng Đông Nam Bộ là 101,53%. Chỉ số SCOLI của vùng này cao ở các nhóm hàng văn hóa,  giải trí và du lịch, bằng 103,15%; và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 102,87%. 
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đứng thứ hai với chỉ số SCOLI bằng 100,54% so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, 5 nhóm hàng có mức giá bình quân tăng cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng, do đây là vùng núi cao nhiều loại hàng hóa không sản xuất tại chỗ, phải đưa từ miền xuôi lên, trong khi đó đường đi lại khó khăn, nên giá cước vận tải hàng hóa cao. Ngoài ra, hệ thống phân phối phân tán, chi phí cao để duy trì hệ thống phân phối, cùng với chi phí cho việc dự trữ hàng hóa trong kho bãi đã làm cho giá hàng hóa bị đẩy lên cao so với các vùng khác. Có 6 nhóm hàng bình quân thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế 98,99%; may mặc, mũ nón, giầy dép 98,33%; bưu chính viễn thông 98,09%; nhà ở, điện nước, chất đốt 97,9%; giáo dục 97,33%; văn hóa, giải trí và du lịch 97,07%.
 
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng có chỉ số SCOLI thấp nhất cả nước trong nhiều năm nay, chỉ bằng 98,15% so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong 11 nhóm hàng, 10 nhóm có mức giá bình quân thấp hơn mức giá bình quân vùng Đồng bằng sông Hồng, do đây là vùng có địa hình bằng phẳng, điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp nên các mặt hàng lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình có mức giá thấp. Nhóm có mức giá bình quân cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình ở mức 100,19% (chủ yếu ở nhóm máy giặt, máy bơm nước và máy xay sinh tố).
 
Tây Nguyên là vùng có mức độ “đắt đỏ” đứng thứ 3 trong cả nước, trong đó: Chỉ số SCOLI của vùng Tây Nguyên là 100,41% so với vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có 4 nhóm hàng có mức giá cao hơn từ 0,08% đến 0,24%. Nhóm giao thông có mức giá bình quân cao hơn 2,4%, chủ yếu do giá các mặt hàng ô tô, xe máy và xăng dầu. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là 101,57%, chủ yếu do bột mỳ, bún tươi, trứng gà, mực tươi.
 
Chỉ số SCOLI vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung 99,5% so với vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó 7 nhóm hàng mức giá thấp hơn từ 0,6% đến 3,4%. Giá bình quân nhóm giáo dục của vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng 3,4%. Nhóm bưu chính viễn thông thấp hơn 2,73%, chủ yếumột số mặt hàng máy điện thoại di động máy điện thoại cố định.

Chỉ số SCOLI theo tỉnh so với thành phố Hà Nội
 
Chỉ số SCOLI theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính toán trên cơ sở so sánh với mức giá bình quân của thành phố Hà Nội, nói cách khác lấy mức giá của thành phố Hà Nội là 100 để tính toán chỉ số SCOLI của các tỉnh.
 
Một số tỉnh có mức giá cao trong năm 2018
 
Trong năm 2018, thành phố Hồ Chí Minh có mức giá cao nhất cả nước, bằng 101,47% so với Hà Nội. Đứng vị trí thứ hai là Hà Nội. Nhìn chung, giá bình quân các nhóm hàng của thành phố Hồ Chí Minh tương đương với Hà Nội, tuy vậy nhóm giáo dục cao hơn 14,46% ở nhóm học phí lớp 11 trường công lập và học phí trung cấp; Nhóm bưu chính viễn thông của thành phố Hồ Chí Minh có mức giá cao hơn Hà Nội 103,97%, chủ yếu nhóm hàng máy điện thoại di động và sửa chữa điện thoại.
 
Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước bằng 97,81% so với Nội. Hầu hết các nhóm hàng của Đà Nẵng đều tương đồng so vớiNội. Riêng giá học phí mẫu giáo và học nghề kỹ thuật của Đà Nẵng có mức thấp hơn so với Nội từ 25% - 30%.
 
So với năm 2017 vị trí các tỉnh có mức giá đắt đỏ trong năm 2018 không có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức giá dần rẻ hơn so với những năm trước đây, do giao thông ngày càng thuận lợi hơn nên giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng dịch vụ, giải trí và du lịch.
 
Một số tỉnh có mức giá thấp trong năm 2018
 
Hậu Giang tiếp tục là tỉnh có chỉ số SCOLI thấp nhất trong cả nước. Chỉ số SCOLI của Hậu Giang bằng 90,5% so với Hà Nội. Năm 2018, giá bình quân các nhóm hàng so với giá bình quân của Hà Nội thấp hơn khoảng từ 3% đến 27%. Nhóm vật liệu xây dựng của Hậu Giang cao hơn Hà Nội 3%, chủ yếu do giá nhóm xi măng. Xi măng tiêu dùng ở Hậu Giang chủ yếu vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về nên chi phí vận chuyển cao đẩy giá thành lên cao.
 
Đồng Tháp có mức giá thấp thứ hai sau Hậu Giang. Chỉ số SCOLI của Đồng Tháp bằng 90,67% so với Hà Nội. Mức giá bình quân các nhóm hàng của Đồng Tháp ở mức 74,96% đến 100,49% so với mức giá chung của Hà Nội.
 
Trà Vinh là tỉnh đứng sau Hậu Giang, Đồng Tháp với chỉ số SCOLI bằng 90,84% so với Hà Nội. Giá bình quân các nhóm hàng của Trà Vinh ở mức 74,64% đến 101,21% so với Hà Nội.
 
Nhìn chung, các tỉnh có mức giá thấp nhất trong cả nước phần lớn do giá các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống và các loại dịch vụ như: Dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ sửa chữa nhà cửa, các loại dịch vụ vui chơi, giải trí khác có mức giá thấp hơn Hà Nội.
 
Một số tỉnh có mức giá biến động nhiều nhất trong năm 2018
 
So với năm 2017, năm 2018 có 26 tỉnh biến động giảm mức độ đắt đỏ và có 26 tỉnh biến động tăng mức độ đắt đỏ. Trong đó các tỉnh biến động tăng giảm nhiều nhất là: Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Long An, Quảng Trị, Thái Bình, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng.
 
Quảng Ngãi, Thái Bình, QuảngTrị, Đắk Lắk là bốn tỉnh có chỉ số SCOLI thay đổi biên độ lớn nhất trong cả nước, bốn tỉnh này có sự biến động giảm mức đắt đỏ xuống 8 bậc so với năm 2017. Mức giá chung của tỉnh Quảng Ngãi xếp vị trí thứ 48 trong năm 2017, nhưng đến năm 2018 xếp ở vị trí thứ 56 trong cả nước. Quảng Ngãi biến động giảm mức đắt đỏ chủ yếu ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình. Nhóm thực phẩm giảm giá chủ yếu ở nhóm hàng thủy sản tươi sống và thủy sản chế biến. Giá đường của tỉnh Quảng Ngãi có mức giảm nhiều nhất, giảm 20% so với năm trước. Giá đường của tỉnh Quảng Ngãi chỉ bằng 65% giá đường của Hà Nội. Mức giá chung của tỉnh Thái Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk có mức biến động giảm lần lượt từ năm 2017 là 42, 25, 19 nhưng đến năm 2018 xếp ở vị trí là 50, 33 và 27. Nguyên nhân chính các tỉnh có sự thay đổi vị trí giảm mức độ đắt đỏ chủ yếu do mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống thuốc lá, hàng may mặc có mức giá giảm hơn năm trước từ 2% đến 11%.
 
Thừa Thiên Huế và Bình Định có sự biến động tăng mức độ đắt đỏ hơn so với năm 2017. Thừa Thiên Huế từ vị trí thứ 12 trong năm 2017 lên vị trí 3 trong năm 2018, do giá dịch vụ y tế năm 2018 tăng 4,27% và giá dịch vụ giáo dục tăng 7,83% (chủ yếu ở nhóm học phí học nghề trung cấp tăng 18,60%, học phí cao đẳng tăng 11,12%, học phí đại học tăng 10,38% so với năm trước); nhóm giao thông tăng 7,47% so với năm 2018. Bình Định từ vị trí 36 trong năm 2017 lên vị trí 28 trong năm 2018, do giá dịch vụ y tế tăng 19,56% (trong đó giá dịch vụ khám chữa bệnh nội trú tăng 34,60%) và học phí phổ thông trung học tăng 14,39%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 15,83%.
 
Một số tỉnh có mức giá đắt đỏ hơn năm trước như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Vũng Tàu, Long An, Hải Phòng, Nghệ An từ 5 đến 7 bậc… chủ yếu đắt đỏ hơn ở các mặt hàng dịch vụ. Đối với các tỉnh thuộc vùng Trung Du và vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái mức độ đắt đỏ đã tăng lên ở các dịch vụ trong gia đình, dịch vụ giao thông công cộng, sửa chữa nhà ở, dịch vụ giúp việc trong gia đình với mức tăng từ 4% -10%. Vũng Tàu có mức đắt đỏ tăng 6 bậc chủ yếu ở nhóm dịch vụ khám chữa bệnh nội trú tăng 75,98%, dịch vụ du lịch trọn gói tăng 9,33%, nhà hàng, khách sạn tăng 13,63%. Long An, Nghệ An, Hải Phòng tăng chủ yếu ở nhóm dịch vụ giao thông, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế với mức tăng từ 12% đến 34%.

Năm 2018, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,54%, dưới mục tiêu 4% do Quốc hội đặt ra. Bên cạnh đó, hàng hóa tiêu dùng dồi dào, hệ thống phân phối hàng hóa đa dạng nên mức giá hàng hóa, dịch vụ của các tỉnh ít biến động. Do vậy, vị trí xếp hạng chỉ số SCOLI năm 2018 của các tỉnh không thay đổi nhiều so với năm 2017./.


1. So với vùng Đồng bằng sông Hồng. Xếp thứ tự 'đắt đỏ' các vùng từ cao xuống thấp bằng cách:

- Tính chỉ số SCOLI 5 vùng so với vùng Đồng bằng sông Hồng

- Xếp hạng từ cao nhất (1) đến thấp nhất (6) dựa trên giá trị chỉ số SCOLI.

 
(Theo Báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2018 của TCTK)