Thị trường bán lẻ Việt Nam: Những xu hướng chuyển dịch mới

|

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Những xu hướng chuyển dịch mới

Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam
 
Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc và gặt hái được nhiều thành quả tích cực. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), thị trường bán lẻ Việt Nam đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, phong phú, đa dạng hơn, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, là một quốc gia năng động trong khu vực châu Á và trên thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá là mảnh đất nhiều tiềm năng.

 


Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Sự tăng trưởng nhanh của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, tiêu dùng trong nước luôn là động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam những năm qua tăng khá cao. Từ một nước có thu nhập thấp, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2013. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt trên 45 triệu đồng/ năm, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 10,2%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2017. Cùng với đó, tốc độ tăng tiêu dùng cao chính là yếu tố quan trọng đánh giá thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 mới chỉ đạt 1.677,3 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên gấp 2,3 lần, đạt 3.942,3 nghìn tỷ đồng. Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục tăng, ước tính đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm trước (năm 2017 tăng 11%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,4% (năm 2017 tăng 9,3%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 3.306,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 12,4% so với năm trước. Kết quả này đã phần nào phản ánh mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư của thị trường bán lẻ Việt Nam trong 10 năm qua.
 
Thống kê của AVR cho thấy, sau 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam vẫn giữ được nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh thị trường bán lẻ, điển hình như: Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định (năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất 11 năm qua); Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều đổi mới; Thị trường mới nổi và tiềm năng với hơn 90 triệu dân, tốc độ đô thị hóa cao; Mức sống của người dân đang cải thiện và nhu cầu tiêu dùng tăng cao; Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập cao (gần 70% thu nhập); Các loại hình bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển… Còn theo đánh giá của Hãng vấn A.T. Kearney cho thấy, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, năm 2018những năm tiếp theo Việt Nam vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
 
Trên thực tế, nhiều “ông lớn” nước ngoài đã đầu tư hoặc đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam. Riêng chuỗi Family Mart của Nhật Bản đã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam, và dự định mở thêm 700 cửa hàng nữa vào năm 2020. Một hãng bán lẻ đình đám khác từ Nhật Bản là 7-Eleven cũng đã “đổ bộ” vào Việt Nam tháng 6/2017 với kế hoạch phát triển 100 cửa hàng trong vòng 3 năm và 1.000 cửa hàng sau 10 năm có mặt tại Việt Nam. Thêm vào đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc GS25 cũng đã bắt đầu “tấn công” thị trường Việt, với tham vọng mở 2.500 cửa hàng trên toàn quốc trong 10 năm tới. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũngthị trường thu hút nhiều đại gia thương mại điện tử nước ngoài. Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) đã lấn sâu hơn vào Việt Nam với việc mua lại Lazada. “Gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon (Mỹ) cũng đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam, khởi đầu cho sự gia nhập thị trường bằng chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo thông tin trên tờ ASEAN Today, trong vòng một năm qua, đã có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi mới quy mô lớn được mở tại Việt Nam, chủ yếu là các công ty, tập đoàn nước ngoài sở hữu.
 
Những xu hướng dịch chuyển mới
 
Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay, bán lẻ truyền thống tuy chiếm 74% thị phần nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ chiếm 1%/năm, trong khi các kênh bán lẻ hiện đại hiện mới chỉ chiếm 26% thị phần nhưng tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ, đạt 11,8%/năm. Bộ Công Thương dự báo, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chuyển dần sang xu hướng đầu tư chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Hiện, Việt Nam có hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi kênh bán lẻ này sẽ còn tăng trưởng mạnh.Theo đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 2 con số trong 3 năm tớiđạt mức 37,4% vào năm 2021 - cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát.

 


Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Năm 2018 được xem là năm thay đổi chưa từng có của kênh thương mại hiện đại, đặc biệt là phân khúc cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini khi các điểm bán này ngày càng tăng mạnh mẽ. Điển hình là Công ty CP Dịch vụ Thương mại tổng hợp VinCommerce (thuộc Vingroup), sau 4 năm ra đời, hệ thống các cửa hàng VinMart và VinMart+ đã trở thành một trong những hệ thống bán lẻ có quy mô lớn nhất và tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã liên tục mở rộng cả về quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định sự đầu tư nghiêm túc, bài bản trong lĩnh vực bán lẻ với mục tiêu tạo dựng nên một kênh phân phối nội địa thực sự vững chắc, góp phần hỗ trợ các ngành hàng sản xuất trong nước giữ vững thị phần các kênh bán lẻ hiện đại. Hiện, VinCommerce đang sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng trên 100 siêu thị VinMart và 1700 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống tới năm 2021 sẽ có trên 200 siêu thị VinMart và hơn 5.000 cửa hàng VinMart+ với doanh thu tăng 8 lần so với năm 2017, đạt trên 3,7 tỷ USD doanh thu.
 
Ngoài ra, Chuỗi Bách hóa Xanh của Công ty CP Thế Giới Di Động cũng kết thúc năm 2018 bằng mốc 405 điểm bán, tăng mạnh so với năm 2017. Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cũng có thêm hàng chục điểm bán mới của chuỗi Co.op Food bằng cả 2 hình thức: Nhượng quyền và mở trực tiếp... Bên cạnh đó, các chuỗi Cheers, Co.op Smile của đơn vị này cũng tăng nhanh số lượng điểm bán.
 
Theo nghiên cứu của Hãng vấn A.T.Kearney (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 6 toàn cầu về chỉ số phát triển thị trường bán lẻ, trong đó, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đang rất “nóng”. Còn theo Nielsen Việt Nam, kênh thương mại hiện đại đang có sự dịch chuyển tích cực, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng trong vài năm qua. Cụ thể, các chuỗi như Cirle K, FamilyMart, Bs Mart, 7-Eleven, GS25... đã tăng gấp 4 lần (tính đến tháng 9/2018) về điểm bán. Số liệu ghi nhận của Nielsen, số lần đi chợ trung bình trong một tháng của người Việt trong năm 2018 là gần 19 lần, giảm 6 lần so với 2010; Thị phần của kênh bán lẻ hiện đại tăng lên mức 26% tổng thị trường, tốc độ tăng trưởng 11,8%/năm. Đánh giá về xu hướng phát triểnhình cửa hàng tiện lợi, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu nhanh, sử dụng nhanhthời gian mở cửa nhiều hơn cửa hàng truyền thống.
 
Theo báo cáo của Nielsen về xu hướng mua sắm toàn cầu công bố hồi tháng 11/2018, người Việt trung bình mua sắm tại cửa hàng tiện lợi 4,5 lần mỗi tháng, tăng mạnh so với cách đây 8 năm. Đây cũng là kênh mua sắm có tốc độ tăng nhanh nhất trong 8 năm qua.
 
Bên cạnh sự phát triển của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thì xu hướng mua sắm online cũng đang phổ biến ngày càng rộng rãi tại Việt  Nam. Sự ra đời của hàng loạt các Website thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… khiến việc mua sắm online đã không còn mấy xa lạ với người tiêu dùng Việt, tiêu biểu giới trẻ. Bên cạnh đó, miếng đất màu mỡ như Facebook, Zalo cũng đang giàu tiềm năng để các nhà bán lẻ khai thác.
 
Trong báo cáo nghiên cứu của Công ty CBRE Việt Nam gần đây, cũng ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP.HCM và Hà Nội cho thấy, 25% số người tiêu dùng (NTD) được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế. Trong khi đó, 45 - 50% số người được hỏi cho rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng, thường xuyên hơn trong tương lai. Kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cũng cho thấy, xu hướng mua bán online ngày càng rệt, đặc biệt với giới tiêu dùng trẻ. So với năm 2017, chỉ sau một năm, số NTD chọn mua online đã tăng gấp 3 lần (2,7%).
 
Kênh thông tin online ngày càng được nhiều NTD tiếp cận và chọn là kênh tham khảo thông tin chính khi lựa chọn sản phẩm, đặc biệt là NTD ở khu vực thành thị. Theo kết quả khảo sát từ cuộc điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018, có tới 23% NTD lựa chọn các kênh online để tham khảo thông tin trước khi quyết định mua sản phẩm, tăng 5% so với kết quả khảo sát hàng Việt Nam chất lượng cao năm năm 2017 (18%) ở tất cả các kênh thông tin online, trong đó website công ty có tỷ lệ tham khảo tăng gấp đôi, từ 3,3% lên 6,7%. Đây cũng là kênh thông tin mà doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tạo ra nội dung thông tin để tiếp cận, thu hút và chinh phục NTD.
Xu hướng tham khảo thông tin qua online mặc dù mới xuất hiện gần đây, nhưng sẽ là kênh thông tin ngày càng phổ biến và là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng nguồn thông tin này để quảng bá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt những sản phẩm hướng tới đối tượng tiêu dùng trẻ.
 
thể nói, ngành bán lẻ Việt Nam đang trải qua thời khắc thú vị khi quá trình biến chuyểntiến hóa mạnh mẽ đã ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tiêu dùng. Trong thời gian tới, dự báo sẽ ngày càngnhiều hơn những hình bán lẻ mới với những tiện ích hiện đại, phục vụ tối đa nhu cầu trải nghiệm, giải trí lẫn sáng tạo của NTD.
 
Theo Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 14%/năm. Để thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển, Chính phủ cần có các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước phát triển; hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước xúc tiến thương mại và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu./.

 
Dự báo của Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường sẽ tăng gần 180 tỷ USD vào năm 2020. Đến năm 2020, theo quy hoạch cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm.
 
Nguyễn Hữu Cung
Đại học Công nghiệp Hà Nội