Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình. Tuy nhiên, đến nay ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa có bước tiến đột phá. Để ngành này thực sự khởi sắc, sẵn sàng đón đầu các nhà đầu tư, từng bước đặt chân vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tính phù hợp thực tiễn và thực thi hiệu quả hơn nữa.
Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được hiểu theo nhiều cách khác nhau giữa các nước, tùy thuộc vào mức độ ưu tiên trong chiến lược phát triển của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, có thể hiểu CNHT là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm trung gian… đóng vai trò là đầu vào và lắp ráp chúng để trở thành sản phẩm cuối cùng.
Thời gian qua, việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp CNHT của Chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu cho sản xuất nội địa. Năm 2018, trong lĩnh vực CNHT, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu cho ngành dệt - may, da - giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Các doanh nghiệp CNHT tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động (tương đương với khoảng 8% số lao động toàn ngành chế biến, chế tạo) với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2018 ước đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.
Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Việt Nam có năng lực tốt ở các lĩnh vực như: Sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa-cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp CNHT trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo.
Nhờ khả năng cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện. Ngành điện tử gia dụng đạt 30-35% nhu cầu linh kiện điện tử phục vụ các ngành ô tô - xe máy đạt khoảng 40% - chủ yếu cho sản xuất xe máy.
Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, một số dòng xe đã đạt tỉ lệ nội địa hóa cao và vượt mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch Công nghiệp ô tô Việt Nam đề ra, đáp ứng về cơ bản nhu cầu thị trường nội địa. Xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỉ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỉ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%.
Kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng cũng đã có những chuyển biến tích cực. Số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,3% so với năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 35,6 tỷ USD, tăng 20,4%; hàng dệt may đạt 32,6 tỷ USD, tăng 6,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,3 tỷ USD, tăng 11,9%; giày dép đạt 18,3 tỷ USD, tăng 12,7%... Sự đóng góp đáng kể của sản phẩm CNHT trong kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế đã khẳng định những chuyển biến tích cực trong việc phát triển CNHT ở nước ta thời gian qua.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được hiểu theo nhiều cách khác nhau giữa các nước, tùy thuộc vào mức độ ưu tiên trong chiến lược phát triển của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, có thể hiểu CNHT là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm trung gian… đóng vai trò là đầu vào và lắp ráp chúng để trở thành sản phẩm cuối cùng.
Thời gian qua, việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp CNHT của Chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu cho sản xuất nội địa. Năm 2018, trong lĩnh vực CNHT, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu cho ngành dệt - may, da - giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Các doanh nghiệp CNHT tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động (tương đương với khoảng 8% số lao động toàn ngành chế biến, chế tạo) với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2018 ước đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.
Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Việt Nam có năng lực tốt ở các lĩnh vực như: Sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa-cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp CNHT trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo.
Nhờ khả năng cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện. Ngành điện tử gia dụng đạt 30-35% nhu cầu linh kiện điện tử phục vụ các ngành ô tô - xe máy đạt khoảng 40% - chủ yếu cho sản xuất xe máy.
Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, một số dòng xe đã đạt tỉ lệ nội địa hóa cao và vượt mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch Công nghiệp ô tô Việt Nam đề ra, đáp ứng về cơ bản nhu cầu thị trường nội địa. Xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỉ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỉ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%.
Kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng cũng đã có những chuyển biến tích cực. Số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,3% so với năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 35,6 tỷ USD, tăng 20,4%; hàng dệt may đạt 32,6 tỷ USD, tăng 6,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,3 tỷ USD, tăng 11,9%; giày dép đạt 18,3 tỷ USD, tăng 12,7%... Sự đóng góp đáng kể của sản phẩm CNHT trong kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế đã khẳng định những chuyển biến tích cực trong việc phát triển CNHT ở nước ta thời gian qua.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh những khởi sắc của toàn ngành công nghiệp nói chung và sự phát triển của CNHT nói riêng, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: Quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT hiện nay còn nhiều hạn chế: số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện, chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Cụ thể, chất lượng sản phẩm phụ tùng linh kiện ôtô cung ứng trên thị trường còn kém; phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước về công nghiệp hỗ trợ chỉ cung ứng sản phẩm cho lắp ráp ô tô...
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển CNHT song việc tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay việc nhập siêu linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp còn rất lớn, khả năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể: Ngành dệt may, da giày mới chỉ đạt 40-45%; ngành sản xuất, lắp ráp ô tô mới đạt 7-10%; điện tử, viễn thông đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ chỉ đạt 5%...
Giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT
Có thể nói, năm 2019 đã khép lại cùng những bước đi và chuyển biến tích cực của cộng đồng doanh nghiệp ngành CNHT, nhiều doanh nghiệp đã cải tiến năng suất lao động, nâng cao chất lượng và trở thành vệ tinh cho các tập đoàn lớn, đa quốc gia. Tuy nhiên, trong số 714.000 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Thống kê biên soạn) hiện Việt Nam mới chỉ có 21% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Và cũng chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp lớn cho các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi đó, CNHT có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế. Do vậy, để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần có chính sách, giải pháp quyết liệt và nhất quán tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm một số doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp hạ nguồn trọng điểm như ô tô, điện - điện tử, dệt may, da - giày trở thành các tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các doanh nghiệp CNHT trong nước phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển CNHT nhằm góp phần tạo động lực phát triển toàn nền kinh tế, Việt Nam cần chú trọng một số giải pháp, cụ thể:
- Hoàn thiện chính sách phát triển CNHT, trong đó trước mắt, cần điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP liên quan đến phạm vi CNHT; làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát, cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Nghiên cứu ban hành chính sách thúc đẩy một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như: Cơ khí, ô tô, dệt may, da - giày, điện tử; nghiên cứu chiến lược hỗ trợ xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp trọng điểm… nhằm tạo thị trường cho các ngành CNHT phát triển, bao gồm các chính sách về thị trường, phòng vệ thương mại và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong bối cảnh hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ khi Việt Nam hội nhập thông qua các hiệp định thương mại tự do, cần xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường nội địa phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, xây dựng chính sách về thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu linh hoạt, phù hợp để giúp doanh nghiệp CNHT sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung xây dựng chính sách đột phá, tạo lập môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, CNHT nói riêng.
- Đảm bảo nguồn nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình phát triển CNHT được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT trong nước. Đồng thời, khuyến khích các địa phương xây dựng chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ riêng, đầu tư các nguồn lực trên địa bàn, gắn với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách công nghiệp hỗ trợ đến các doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ các chính sách của Nhà nước.
- Xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ có thời hạn đến năm 2025. Ngoài ra, một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp CNHT Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu chính là nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của doanh nghiệp FDI/tập đoàn đa quốc gia. Do vậy, nhà nước cần có chủ trương nhất quán trong dài hạn, phân bổ nguồn lực đủ lớn hỗ trợ doanh nghiệp CNHT đạt trình độ khu vực và quốc tế để tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.
- Triển khai hiệu quả các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; Xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ...
- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất hiện đại; hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Để thúc đẩy phát triển CNHT nhằm góp phần tạo động lực phát triển toàn nền kinh tế, Việt Nam cần chú trọng một số giải pháp, cụ thể:
- Hoàn thiện chính sách phát triển CNHT, trong đó trước mắt, cần điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP liên quan đến phạm vi CNHT; làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát, cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Nghiên cứu ban hành chính sách thúc đẩy một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như: Cơ khí, ô tô, dệt may, da - giày, điện tử; nghiên cứu chiến lược hỗ trợ xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp trọng điểm… nhằm tạo thị trường cho các ngành CNHT phát triển, bao gồm các chính sách về thị trường, phòng vệ thương mại và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong bối cảnh hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ khi Việt Nam hội nhập thông qua các hiệp định thương mại tự do, cần xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường nội địa phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, xây dựng chính sách về thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu linh hoạt, phù hợp để giúp doanh nghiệp CNHT sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung xây dựng chính sách đột phá, tạo lập môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, CNHT nói riêng.
- Đảm bảo nguồn nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình phát triển CNHT được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT trong nước. Đồng thời, khuyến khích các địa phương xây dựng chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ riêng, đầu tư các nguồn lực trên địa bàn, gắn với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách công nghiệp hỗ trợ đến các doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ các chính sách của Nhà nước.
- Xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ có thời hạn đến năm 2025. Ngoài ra, một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp CNHT Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu chính là nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của doanh nghiệp FDI/tập đoàn đa quốc gia. Do vậy, nhà nước cần có chủ trương nhất quán trong dài hạn, phân bổ nguồn lực đủ lớn hỗ trợ doanh nghiệp CNHT đạt trình độ khu vực và quốc tế để tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.
- Triển khai hiệu quả các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; Xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ...
- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất hiện đại; hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Các chuyên gia cho rằng, việc phát triển CNHT ở nước ta có ý nghĩa quan trọng quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, kỹ năng lao động, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho sản phẩm và chất lượng nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Do vậy, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, chúng ta cần có những hành động cụ thể ngay từ khâu xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhất quán cho doanh nghiệp và đưa vào thực thi triệt để và hiệu quả nhất, trong đó đặc biệt chú ý tới sự hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp CNHT. Bởi CNHT phát triển sẽ giúp doanh nghiệp quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm./.
ThS. Phùng Thị Kim Phượng - ThS. Nguyễn Thị Minh Huyền
Đại học Công nghiệp Hà Nội
ThS. Phùng Thị Kim Phượng - ThS. Nguyễn Thị Minh Huyền
Đại học Công nghiệp Hà Nội