Theo đánh giá, thời gian qua việc triển khai, áp dụng các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa… Đây là những bước đi quan trọng của ngành lâm nghiệp, khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của phát triển kinh tế rừng song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác quản lý, nhằm phát triển rừng hiệu quả, bền vững...
Công tác bảo vệ và phát triển rừng – những kết quả đạt được
Những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng xã hội quan tâm sâu sắc hơn; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Cùng với đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có tác động tích cực trong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên. Cơ chế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đến cuối năm 2019, tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn quốc đạt 269,1 nghìn ha trên địa bàn 24 tỉnh (trong đó, diện tích được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam là 10 nghìn ha). Diện tích được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong năm 2019 là gần 43 nghìn ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m3.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng – những kết quả đạt được
Những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng xã hội quan tâm sâu sắc hơn; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Cùng với đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có tác động tích cực trong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên. Cơ chế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đến cuối năm 2019, tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn quốc đạt 269,1 nghìn ha trên địa bàn 24 tỉnh (trong đó, diện tích được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam là 10 nghìn ha). Diện tích được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong năm 2019 là gần 43 nghìn ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m3.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm rõ rệt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 273,6 nghìn ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 81,1 triệu cây; sản lượng củi khai thác đạt 19,5 triệu ste; sản lượng gỗ khai thác đạt 16,1 triệu m3. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng cao: Quảng Ngãi tăng 28,7%; Nghệ An tăng 14,9%; Quảng Nam tăng 14,1%; Quảng Trị tăng 10,1%; Hòa Bình tăng 8,5%.
6 tháng đầu năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 106,3 nghìn ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 44,5 triệu cây; sản lượng gỗ khai thác đạt 7.526 nghìn m3; sản lượng củi khai thác đạt 9,85 triệu ste.
Song song với việc xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đạt tiêu chuẩn, ngành Lâm nghiệp và các địa phương cũng từng bước tập trung phát triển cây lâm nghiệp bền vững. Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn và đưa vào phát triển trong sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2019, công tác khoán bảo vệ rừng cả nước đã đạt hơn 6 triệu ha. Việc trồng rừng tại các địa phương đã có quy hoạch, tạo sự liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người trồng rừng. Trong năm 2019, các địa phương đã sản xuất được hơn 600 triệu cây giống, trong đó cây gieo ươm từ hạt là 500 triệu cây (gồm: Cây keo tai tượng, thông mã vĩ, hồi, lát hoa, quế, mỡ, lim xanh, bồ đề, sa mộc). Công tác kiểm soát chất lượng giống cây trồng rừng đã đạt 85%...
Kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020, ngành lâm nghiệp đã nghiên cứu và công nhận được 277 giống cây lâm nghiệp, 61 tiêu chuẩn và 11 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển rừng. Điều này đã đưa năng suất rừng trồng đạt năng suất bình quân 20m3/ha/năm, nhiều nơi đạt 40m3/ ha/năm. Ngành cũng đã công nhận 163 tiêu chuẩn và 15 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến lâm sản đã ứng dụng vào sản xuất, mang lại kết quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành lâm nghiệp.
Hiện ngành lâm nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, công nghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh, thành phố; điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và đã xây dựng hệ thống bản đồ, bộ số liệu gắn với bản đồ kiểm kê rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; dự báo, cảnh báo lửa rừng, sâu bệnh hại rừng; nghiên cứu hiệu quả gắn với từng khâu sản xuất, chế biến, từng sản phẩm, dịch vụ môi trường rừng… Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, với trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng từ 6,79 tỷ USD năm 2015 lên 10,64 tỷ USD năm 2019. Lâm sản Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản. Việt Nam hiện đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhất Đông - Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, để có nguồn nguyên liệu bảo đảm cho xuất khẩu, ngành lâm nghiệp đang tập trung xây dựng và đi vào sản xuất các vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản theo quy hoạch, bảo đảm chứng chỉ rừng quốc gia. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địa phương phát triển. Điển hình như, mô hình liên kết giữa công ty tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ (Tập đoàn IKEA) với công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ (công ty chế biến gỗ); liên kết giữa NAFOCO với các hộ trồng rừng Yên Bái; liên kết giữa Công ty Woodsland với các hộ trồng rừng Tuyên Quang; liên kết giữa Công ty Scansia Pacific với các hộ trồng rừng Quảng Trị; liên doanh, liên kết giữa công ty chế biến gỗ và người dân tại các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ninh,... Hiện nay, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã thành lập Hiệp hội chủ rừng có chứng chỉ rừng, đây là các mô hình đầu tiên của cả nước, đang phát huy hiệu quả trong việc trồng, quản lý rừng theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp gỗ có chứng chỉ rừng, tăng lợi nhuận cho người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.
Một số hạn chế và giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững thời gian tới
Có thể thấy, mặc dù việc triển khai và áp dụng các chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã thu được những thành quả nhất định, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, các chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trong thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Đặc biệt phải kể đến là việc hiện nay các chính sách về lâm nghiệp đang được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, có các mức đầu tư và hỗ trợ cho các đối tượng còn sự khác biệt lớn. Theo thống kê, hiện diện tích rừng cả nước chủ yếu tập trung ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, rừng đầu nguồn lưu vực các con sông, suối lớn. Song thực tế cho thấy ở khu vực này, đồng bào dân tộc thiểu số chưa thể dựa vào rừng để đảm bảo sinh kế có thu nhập và sống ổn định từ rừng. Do vậy, công tác bảo vệ, phát triển rừng và chi trả các chi phí liên quan còn chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, mặc dù đã có chính sách giao đất giao rừng đi kèm với hướng dẫn quy định về nguồn lực tài chính, định mức chi trả cho khoanh nuôi, bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên các định mức chi trả đó còn thấp nên chưa tạo động lực để người dân chủ động tự giác bảo vệ, phát triển rừng.
Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học lâm nghiệp thời gian qua mới chỉ tập trung cho ứng dụng và triển khai góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành, các nghiên cứu cơ bản còn ít được quan tâm nên chưa tạo được nền tảng cơ sở khoa học cho một số lĩnh vực như: Hệ sinh thái rừng tự nhiên, công nghệ cao trong chọn tạo giống, chế biến và bảo quản lâm sản…; Cơ cấu cây trồng, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được đa dạng hóa; tiềm năng sản xuất nông lâm kết hợp chưa được tận dụng và khai thác tốt để nâng cao giá trị gia tăng của rừng...
Do vậy, thời gian tới để bảo đảm tính bền vững và tiếp nối các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, các chuyên gia cho rằng, cần có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá chính sách lâm nghiệp hiện hành để đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhằm từng bước hoàn thiện chính sách đầu tư, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản tạo đòn bẩy cho phát triển lâm sản trong giai đoạn 2021-2025, định hướng cho phát triển Lâm nghiệp đến 2030. Các chính sách phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân nên tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới hoặc được lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Bên cạnh đó cần ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng rừng, bảo đảm nguồn lực tài chính, nâng mức hỗ trợ tương ứng cho chăn nuôi, bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tạo động lực khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm coi người làm rừng thực sự là một nghề. Xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù cho mỗi vùng, địa phương theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh việc phân công, phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng…
Đặc biệt, cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp, bởi đây chính là giải pháp trọng yếu, là động lực để các lĩnh vực nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả hơn. Các đơn vị nghiên cứu khoa học cần tập trung đầu tư sâu cho các nghiên cứu về gen trong chọn tạo giống mới; tiếp tục nghiên cứu về giống với công nghệ sinh học; nghiên cứu về dịch bệnh cây trồng lâm nghiệp; tập trung nghiên cứu về hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên để định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững…
Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nước ngoài cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng./.
6 tháng đầu năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 106,3 nghìn ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 44,5 triệu cây; sản lượng gỗ khai thác đạt 7.526 nghìn m3; sản lượng củi khai thác đạt 9,85 triệu ste.
Song song với việc xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đạt tiêu chuẩn, ngành Lâm nghiệp và các địa phương cũng từng bước tập trung phát triển cây lâm nghiệp bền vững. Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn và đưa vào phát triển trong sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2019, công tác khoán bảo vệ rừng cả nước đã đạt hơn 6 triệu ha. Việc trồng rừng tại các địa phương đã có quy hoạch, tạo sự liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người trồng rừng. Trong năm 2019, các địa phương đã sản xuất được hơn 600 triệu cây giống, trong đó cây gieo ươm từ hạt là 500 triệu cây (gồm: Cây keo tai tượng, thông mã vĩ, hồi, lát hoa, quế, mỡ, lim xanh, bồ đề, sa mộc). Công tác kiểm soát chất lượng giống cây trồng rừng đã đạt 85%...
Kết quả thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp giai đoạn 2008-2020, ngành lâm nghiệp đã nghiên cứu và công nhận được 277 giống cây lâm nghiệp, 61 tiêu chuẩn và 11 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển rừng. Điều này đã đưa năng suất rừng trồng đạt năng suất bình quân 20m3/ha/năm, nhiều nơi đạt 40m3/ ha/năm. Ngành cũng đã công nhận 163 tiêu chuẩn và 15 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến lâm sản đã ứng dụng vào sản xuất, mang lại kết quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành lâm nghiệp.
Hiện ngành lâm nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, công nghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh, thành phố; điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và đã xây dựng hệ thống bản đồ, bộ số liệu gắn với bản đồ kiểm kê rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; dự báo, cảnh báo lửa rừng, sâu bệnh hại rừng; nghiên cứu hiệu quả gắn với từng khâu sản xuất, chế biến, từng sản phẩm, dịch vụ môi trường rừng… Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, với trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng từ 6,79 tỷ USD năm 2015 lên 10,64 tỷ USD năm 2019. Lâm sản Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản. Việt Nam hiện đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhất Đông - Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, để có nguồn nguyên liệu bảo đảm cho xuất khẩu, ngành lâm nghiệp đang tập trung xây dựng và đi vào sản xuất các vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản theo quy hoạch, bảo đảm chứng chỉ rừng quốc gia. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địa phương phát triển. Điển hình như, mô hình liên kết giữa công ty tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ (Tập đoàn IKEA) với công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ (công ty chế biến gỗ); liên kết giữa NAFOCO với các hộ trồng rừng Yên Bái; liên kết giữa Công ty Woodsland với các hộ trồng rừng Tuyên Quang; liên kết giữa Công ty Scansia Pacific với các hộ trồng rừng Quảng Trị; liên doanh, liên kết giữa công ty chế biến gỗ và người dân tại các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ninh,... Hiện nay, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã thành lập Hiệp hội chủ rừng có chứng chỉ rừng, đây là các mô hình đầu tiên của cả nước, đang phát huy hiệu quả trong việc trồng, quản lý rừng theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp gỗ có chứng chỉ rừng, tăng lợi nhuận cho người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.
Một số hạn chế và giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững thời gian tới
Có thể thấy, mặc dù việc triển khai và áp dụng các chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã thu được những thành quả nhất định, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, các chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trong thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Đặc biệt phải kể đến là việc hiện nay các chính sách về lâm nghiệp đang được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, có các mức đầu tư và hỗ trợ cho các đối tượng còn sự khác biệt lớn. Theo thống kê, hiện diện tích rừng cả nước chủ yếu tập trung ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, rừng đầu nguồn lưu vực các con sông, suối lớn. Song thực tế cho thấy ở khu vực này, đồng bào dân tộc thiểu số chưa thể dựa vào rừng để đảm bảo sinh kế có thu nhập và sống ổn định từ rừng. Do vậy, công tác bảo vệ, phát triển rừng và chi trả các chi phí liên quan còn chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, mặc dù đã có chính sách giao đất giao rừng đi kèm với hướng dẫn quy định về nguồn lực tài chính, định mức chi trả cho khoanh nuôi, bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên các định mức chi trả đó còn thấp nên chưa tạo động lực để người dân chủ động tự giác bảo vệ, phát triển rừng.
Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học lâm nghiệp thời gian qua mới chỉ tập trung cho ứng dụng và triển khai góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành, các nghiên cứu cơ bản còn ít được quan tâm nên chưa tạo được nền tảng cơ sở khoa học cho một số lĩnh vực như: Hệ sinh thái rừng tự nhiên, công nghệ cao trong chọn tạo giống, chế biến và bảo quản lâm sản…; Cơ cấu cây trồng, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được đa dạng hóa; tiềm năng sản xuất nông lâm kết hợp chưa được tận dụng và khai thác tốt để nâng cao giá trị gia tăng của rừng...
Do vậy, thời gian tới để bảo đảm tính bền vững và tiếp nối các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, các chuyên gia cho rằng, cần có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá chính sách lâm nghiệp hiện hành để đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhằm từng bước hoàn thiện chính sách đầu tư, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản tạo đòn bẩy cho phát triển lâm sản trong giai đoạn 2021-2025, định hướng cho phát triển Lâm nghiệp đến 2030. Các chính sách phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân nên tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới hoặc được lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Bên cạnh đó cần ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng rừng, bảo đảm nguồn lực tài chính, nâng mức hỗ trợ tương ứng cho chăn nuôi, bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tạo động lực khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm coi người làm rừng thực sự là một nghề. Xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù cho mỗi vùng, địa phương theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh việc phân công, phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng…
Đặc biệt, cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp, bởi đây chính là giải pháp trọng yếu, là động lực để các lĩnh vực nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả hơn. Các đơn vị nghiên cứu khoa học cần tập trung đầu tư sâu cho các nghiên cứu về gen trong chọn tạo giống mới; tiếp tục nghiên cứu về giống với công nghệ sinh học; nghiên cứu về dịch bệnh cây trồng lâm nghiệp; tập trung nghiên cứu về hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên để định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững…
Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nước ngoài cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng./.
TS. Hoàng Thị Thu Thủy
Học viện Chính trị Khu vực III