Nâng tầm bệnh viện đạt chuẩn quốc tế

|

Tiềm năng lớn, nguồn lực sẵn có, nhưng thị trường khám, chữa bệnh cho người nước ngoài, người thu nhập cao vẫn chưa hiệu quả trên thực tế do rất nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là những nguyên nhân ngoài chuyên môn y tế của đội ngũ y bác sĩ... Ý kiến đóng góp của những chuyên gia lâu năm trong ngành y, những nhà chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan sẽ gợi mở thêm nhiều điều nhằm thực hiện mục tiêu, mở rộng thị trường khám, chữa bệnh ở Việt Nam...

Anh hùng Lao động, PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức: Có bốn quy tắc cần thực hiện

Theo tôi để thu hút người nước ngoài, kiều bào hay người có thu nhập cao tới Việt Nam khám, chữa bệnh, tối thiểu ngành y tế phải đáp ứng bốn đòi hỏi sau: Thứ nhất, ngoài năng lực chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao, trình độ ngoại ngữ tốt, đội ngũ y bác sĩ cần phải có thái độ chính xác, tuyệt đối chính xác khi làm việc với bệnh nhân, khi ra các chỉ định. Điều đó sẽ khiến bệnh nhân tin cậy, yên tâm ngay từ những tiếp xúc ban đầu. Thứ hai, thay đổi quy trình chăm sóc bệnh nhân, phục vụ bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn mà họ muốn nhận được... Cái này thì phải có hạ tầng đủ điều kiện, đáp ứng được nhu cầu phục vụ người có thu nhập cao. Và để có thể đáp ứng đòi hỏi chăm sóc, phục vụ bệnh nhân theo tiêu chuẩn họ muốn nhận được thì điều thứ ba phải thực hiện là đồng bộ quy trình, thiết lập một quy trình khoa học, thống nhất, dễ kiểm soát từ khâu tiếp đón ban đầu, chữa trị, chăm sóc, quản lý. Điều thứ tư, cần phải rạch ròi, tiên lượng được chi phí khám chữa, điều trị, tổng mức viện phí để thông báo cho bệnh nhân một con số thôi, tránh tình trạng nay phát sinh chi phí này, mai phát sinh chi phí khác, hôm nay thu khoản này, mai thu khoản khác khiến bệnh nhân không chủ động được chi phí của mình và gây tâm lý ức chế không đáng có...

Ông Ngô Trung Dũng, Phó Tng thư ký Hip hi Bo him Vit Nam: Đây là vn đề cung cu thtrường

Thu hút người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh theo tôi đó là vấn đề marketing thu hút khách hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh Việt Nam là chính. Khi các bệnh viện Việt Nam chứng minh được uy tín và khách hàng nước ngoài tìm đến chữa bệnh, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ đưa danh mục các bệnh viện Việt Nam vào gói sản phẩm bảo hiểm của họ (thí dụ như bảo lãnh viện phí, hoặc chi trả quyền lợi bảo hiểm theo chi phí thực tế hoặc khoán các quyền lợi chữa bệnh tại bệnh viện Việt Nam). Giống như ở Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có những gói sản phẩm trong đó chi trả cả quyền lợi khi người tham gia bảo hiểm ra nước ngoài điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư (thí dụ sang Singapore chữa bệnh). Đây là vn đề cung cu th trường. Người dân thy ra nước ngoài điu tr hiu qu, h có nhu cu đó thì doanh nghip bo him s thiết kế nhng sn phm bo him tương ng (có nhng quyn li bo him đó) để người dân la chn. Vì vậy, để các nhà bảo hiểm y tế lớn trên thế giới kết nối với bệnh viện Việt Nam, việc quan trọng nhất vẫn là nâng tầm của các bệnh viện Việt Nam (về chất lượng dịch vụ, về vấn đề marketing thị trường). Còn tất nhiên, đi kèm theo đó là chính sách đồng bộ từ các ngành khác, thí dụ như việc đơn giản hóa thủ tục xin visa, hoặc miễn visa cho các thị trường trọng điểm thu hút đối tượng du lịch chữa bệnh; nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng điều trị (tức là không chỉ bác sĩ giỏi mà các khâu chăm sóc khác và cơ sở vật chất phải tốt, đội ngũ phục vụ tiếng Anh phải tốt...). Ý kiến cho rằng sản phẩm bảo hiểm của Việt Nam chưa nhiều, giá trị chưa cao là không chính xác. Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế thương mại tại thị trường Việt Nam tương đối đa dạng, có những sản phẩm bảo hiểm đơn giản, với số tiền bảo hiểm thấp, mức phí thấp để phù hợp với đối tượng người dân có thu nhập thấp; cho đến những sản phẩm bảo hiểm với mức trách nhiệm rất cao, số tiền bảo hiểm tới hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng, với các quyền lợi bảo hiểm rất rộng, từ việc chi trả toàn bộ chi phí điều trị thực tế nội trú, ngoại trú, chi trả trong trường hợp tai nạn, ốm đau, tử vong, bảo lãnh viện phí ở mọi cơ sở điều trị y tế trong nước cũng như một số cơ sở y tế ở các nước khác trong khu vực (như Singapore, Malaysia, Thái Lan...) phát triển. Cho nên, có thể nói rằng các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tại thị trường ở Việt Nam đáp ứng được hầu hết các nhu cầu bảo vệ về sức khỏe của người tham gia bảo hiểm.

Ông Nguyn Đình Anh, Vtrưởng VTruyn thông và Thi đua khen thưởng (BY tế): Cần quảng bá những dịch vụ y tế ở Việt Nam ra quốc tế

Hiện nay, đã có một số người nước ngoài sang Việt Nam chữa bệnh, nhưng vẫn ít so với tiềm năng của chúng ta. Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân là do công tác quảng bá chưa tốt. Chúng ta chưa có các kênh thông tin về các dịch vụ chữa bệnh ở Việt Nam. Các bệnh viện mới chỉ tập trung phục vụ khách hàng trong nước, chưa quan tâm quảng bá ra nước ngoài để thu hút khách quốc tế. Ngay cả Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế vẫn chưa có trang tiếng Anh để quảng bá về các thành tựu y tế và các dịch vụ y tế của Việt Nam đến với người nước ngoài.

Một trong những hạn chế của dịch vụ y tế ở Việt Nam là ngoại ngữ, có rất nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn nhưng lại không giao tiếp được với bệnh nhân nước ngoài bằng tiếng Anh. Trong khi đó, tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị. Thời gian gần đây, có một số báo cáo khoa học của các bác sĩ Việt Nam được trình bày bằng tiếng Anh ở các hội nghị quốc tế, nhưng nói chung trình độ ngoại ngữ của bác sĩ và nhân viên y tế vẫn đang là rào cản lớn đối với việc thu hút người nước ngoài tới Việt Nam chữa bệnh. Các bệnh viện ở Việt Nam vẫn chưa đầu tư để xóa rào cản ngôn ngữ.

Muốn thực hiện tốt đề án “Thu hút người nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài và người Việt Nam thu nhập cao khám, chữa bệnh chất lượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030”, cần phải đẩy mạnh truyền thông quảng bá về các dịch vụ y tế và chất lượng khám chữa bệnh ở Việt Nam ra quốc tế. Các bệnh viện cũng cần chủ động hơn tới vấn đề truyền thông quảng bá dịch vụ của mình với khách quốc tế. Vì sao nhiều bệnh viện ở Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc có văn phòng đại diện ở Việt Nam để quảng bá và thu hút người Việt tới nước họ chữa bệnh trong khi các bệnh viện ở Việt Nam lại không? Hàng năm có một lượng Việt kiều rất lớn về nước, họ rất quan tâm tới một số dịch vụ y tế ở Việt Nam như dịch vụ về thẩm mỹ, về răng, có chất lượng tốt và rẻ hơn so với nhiều nước khác. Ngoài ra còn một số lượng lớn chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam - phải làm sao để thu hút họ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện ở nước ta mà không ra nước ngoài. Phải nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó cần xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ. Phải có những bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, không chỉ trong chuyên môn mà cả về dịch vụ. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính cũng đang là một thứ rào cản. Thu phí người nước ngoài đến chữa bệnh thế nào, thanh toán bằng bảo hiểm của các hãng bảo hiển nước ngoài ra sao? Tất cả cần có những quy định cụ thể.