Tìm hướng đi cho môn vật

|

Giành chiến thắng gần như tuyệt đối và xếp thứ nhất toàn đoàn tại SEA Games 31, các đô vật của đội tuyển Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh vượt trội so với các đối thủ. Song, để có sự đột phá cho tương lai ở những đấu trường lớn hơn đang là bài toán khó đối với bộ môn này.

Kết thúc SEA Games 31, đội tuyển vật Việt Nam đã thể hiện đẳng cấp vượt trội với 17 HCV trên 18 nội dung thi đấu. Đây là thành tích rất ấn tượng khi chỉ đứng sau bộ môn điền kinh (giành 22 HCV), giúp đoàn Việt Nam cán đích ở vị trí nhất toàn đoàn tại kỳ Đại hội diễn ra trên sân nhà. Thành quả trên đến từ sự nỗ lực và quyết tâm vượt khó của đội tuyển, khi mà cả quá trình chuẩn bị chịu nhiều thiệt thòi do hai năm không được thi đấu quốc tế bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhưng, nếu nhìn nhận thẳng thắn thì thành tích trên là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến may mắn. Các cuộc đấu ở SEA Games 31 trở nên dễ dàng hơn với các đô vật Việt Nam bởi Indonesia không có lực lượng mạnh nhất, trong khi vật Thái Lan thời gian qua không được đầu tư nhiều. Còn Campuchia đang cho thấy những tín hiệu phát triển mạnh mẽ với chính sách nhập tịch. Và thực tế, dù các đô vật Việt Nam “làm mưa, làm gió” ở Đông Nam Á, thì vẫn hoàn toàn lép vế tại đấu trường châu lục hay thế giới. Hiện tại, để có thể tranh chấp huy chương ở ASIAD hay có vé dự Olympic sẽ rất khó khăn nếu như bộ môn vật không có sự định hướng rõ trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, phương án trước mắt và thiết thực là tăng cường hợp tác với các nước có sự phát triển về bộ môn vật trong châu lục cũng như thế giới. Qua đó, các đô vật Việt Nam có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn cũng như tâm lý và bản lĩnh, vừa tạo ra nguồn thu để tái đầu tư cho bộ môn vật. Thực tế, vài năm trước, Hà Nội từng đón một số đội tuyển vật từ Indonesia đến tập huấn nhưng chưa phát huy hết hiệu quả.

Bên cạnh đó, ý tưởng kêu gọi các đô vật Việt kiều trở về nước thi đấu cũng được đưa ra. Đây cũng là xu thế mới được nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, quần vợt của Việt Nam thực hiện và có những thành công nhất định. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, tạo ra các đô vật đủ sức cạnh tranh trên đấu trường quốc tế thì vẫn phải đầu tư từ gốc.

Ông Đới Đăng Hỷ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Vật Việt Nam cho rằng vẫn phải có sự căn cơ, bài bản trong khâu đào tạo trẻ ở các tỉnh, thành phố, ngành: “Để có được thành tích cao lâu dài, chúng ta cần những luồng sinh khí mới đến từ các VĐV trẻ, trong đó đặc biệt là VĐV nữ ở các hạng cân nhẹ được đầu tư trọng điểm để hướng đến mục tiêu chinh phục huy chương ASIAD. Liên đoàn Vật Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy vai trò để huy động nguồn lực đầu tư cũng như sự hỗ trợ từ Liên đoàn Vật châu Á cũng như thế giới”.

Là môn thể thao Olympic, nhưng những năm qua nguồn kinh phí thi đấu quốc tế của môn vật vẫn khá hạn hẹp. Trong khi đó, chế độ, chính sách đối với VĐV còn nhiều bất cập dẫn đến khó thu hút tài năng. Cũng như nhiều môn khác, vật cũng chịu cảnh “đãi cát tìm vàng”. Nhiều gia đình không muốn con em mình theo nghiệp thể thao vất vả, cũng có nhiều VĐV tiềm năng xin nghỉ ngang để theo hướng khác có chế độ và thu nhập tốt hơn.

Xét về khả năng xã hội hóa, môn vật không thua kém môn thể thao nào tại Việt Nam khi luôn có đối tượng khán giả riêng. Chúng ta có thể tìm thấy và cảm nhận tình yêu của người Việt Nam dành cho môn vật ở những hội làng, đặc biệt là ở Bắc Bộ các dịp lễ, Tết. Có cả nghìn khán giả cổ vũ và có thể ngồi xem đấu vật từ sáng đến chiều. Rõ ràng, khâu xã hội hóa cho các đội tuyển vật tỉnh, thành, ngành, thậm chí đội tuyển vật quốc gia có hạn chế nhất định.

Nhiều năm qua vật Việt Nam luôn khẳng định vị thế số 1 Đông Nam Á. Trước đó, môn vật cũng có nhiều thành tích tự hào khi đô vật Nguyễn Thị Lụa giành vé dự Olympic 2012 và đó cũng là tấm vé chính thức đầu tiên tham dự Olympic của vật Việt Nam. Đến Olympic 2016, còn thành công hơn khi có hai suất tham dự đến từ đô vật Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng. Với những tiềm năng và cả những vị thế đạt được, hy vọng môn vật sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn, để sớm vươn mình ra biển lớn.

Kết hiện đẳng cấp vượt trội với 17 HCV trên 18 nội dung thi đấu. Đây là thành tích rất ấn tượng khi chỉ đứng sau thúc SEA Games 31, đội tuyển vật Việt Nam đã thểbộ môn điền kinh (giành 22 HCV), giúp đoàn Việt Nam cánđích ở vị trí nhất toàn đoàn tại kỳ Đại hội diễn ra trên sân nhà.Thành quả trên đến từ sự nỗ lực và quyết tâm vượt khó của độituyển, khi mà cả quá trình chuẩn bị chịu nhiều thiệt thòi dohai năm không được thi đấu quốc tế bởi ảnh hưởng của dịchCovid-19.Nhưng, nếu nhìn nhận thẳng thắn thì thành tích trên là sựcộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến may mắn.Các cuộc đấu ở SEA Games 31 trở nên dễ dàng hơn với cácđô vật Việt Nam bởi Indonesia không có lực lượng mạnh nhất,trong khi vật Thái Lan thời gian qua không được đầu tư nhiều.

Còn Campuchia đang cho thấy những tín hiệu phát triển mạnhmẽ với chính sách nhập tịch. Và thực tế, dù các đô vật Việt Nam“làm mưa, làm gió” ở Đông Nam Á, thì vẫn hoàn toàn lép vếtại đấu trường châu lục hay thế giới. Hiện tại, để có thể tranhchấp huy chương ở ASIAD hay có vé dự Olympic sẽ rất khókhăn nếu như bộ môn vật không có sự định hướng rõ trongthời gian tới.Nhiều chuyên gia cho rằng, phương án trước mắt và thiếtthực là tăng cường hợp tác với các nước có sự phát triển về bộmôn vật trong châu lục cũng như thế giới.

Qua đó, các đô vậtViệt Nam có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, trau dồi chuyênmôn cũng như tâm lý và bản lĩnh, vừa tạo ra nguồn thu để tái đầu tư cho bộ môn vật. Thực tế, vài năm trước, Hà Nội từngđón một số đội tuyển vật từ Indonesia đến tập huấn nhưng chưaphát huy hết hiệu quả.Bên cạnh đó, ý tưởng kêu gọi các đô vật Việt kiều trở vềnước thi đấu cũng được đưa ra. Đây cũng là xu thế mới đượcnhiều môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, quần vợt của ViệtNam thực hiện và có những thành công nhất định.

Tuy nhiên,để phát triển bền vững, tạo ra các đô vật đủ sức cạnh tranh trênđấu trường quốc tế thì vẫn phải đầu tư từ gốc.Ông Đới Đăng Hỷ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Vật Việt Namcho rằng vẫn phải có sự căn cơ, bài bản trong khâu đào tạo trẻở các tỉnh, thành phố, ngành: “Để có được thành tích cao lâudài, chúng ta cần những luồng sinh khí mới đến từ các VĐVtrẻ, trong đó đặc biệt là VĐV nữ ở các hạng cân nhẹ được đầutư trọng điểm để hướng đến mục tiêu chinh phục huy chươngASIAD. Liên đoàn Vật Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy vaitrò để huy động nguồn lực đầu tư cũng như sự hỗ trợ từ Liênđoàn Vật châu Á cũng như thế giới”.

Là môn thể thao Olympic, nhưng những năm qua nguồnkinh phí thi đấu quốc tế của môn vật vẫn khá hạn hẹp. Trongkhi đó, chế độ, chính sách đối với VĐV còn nhiều bất cập dẫnđến khó thu hút tài năng. Cũng như nhiều môn khác, vật cũngchịu cảnh “đãi cát tìm vàng”.

Nhiều gia đình không muốn conem mình theo nghiệp thể thao vất vả, cũng có nhiều VĐV tiềmnăng xin nghỉ ngang để theo hướng khác có chế độ và thu nhậptốt hơn.Xét về khả năng xã hội hóa, môn vật không thua kém mônthể thao nào tại Việt Nam khi luôn có đối tượng khán giả riêng.Chúng ta có thể tìm thấy và cảm nhận tình yêu của người ViệtNam dành cho môn vật ở những hội làng, đặc biệt là ở Bắc Bộcác dịp lễ, Tết. Có cả nghìn khán giả cổ vũ và có thể ngồi xemđấu vật từ sáng đến chiều.

Rõ ràng, khâu xã hội hóa cho các độituyển vật tỉnh, thành, ngành, thậm chí đội tuyển vật quốc gia cóhạn chế nhất định.Nhiều năm qua vật Việt Nam luôn khẳng định vị thế số 1Đông Nam Á. Trước đó, môn vật cũng có nhiều thành tích tựhào khi đô vật Nguyễn Thị Lụa giành vé dự Olympic 2012 vàđó cũng là tấm vé chính thức đầu tiên tham dự Olympic của vậtViệt Nam.

Đến Olympic 2016, còn thành công hơn khi có haisuất tham dự đến từ đô vật Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng. Vớinhững tiềm năng và cả những vị thế đạt được, hy vọng môn vậtsẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn, để sớm vươn mình ra biển lớn.