Tiết kiệm - Điều vui và chưa vui

|

Ngày 30-3 vừa qua, cả nước ta đã sôi nổi hưởng ứng “Giờ trái đất”. Đây là năm thứ sáu, Việt Nam hưởng ứng chủ trương này của Tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta vui mừng với kết quả đạt được khả quan trong một “giờ trái đất”: năm 2009: tiết kiệm được 140 nghìn kwh điện; năm 2010: 500 nghìn kwh; năm 2011: 400 nghìn kwh; năm 2012: 546 nghìn kwh; năm 2013: 401 nghìn kwh (tương đương 576 triệu đồng); năm 2014: 431 nghìn kwh (tương đương 650 triệu đồng). Cùng với việc làm đáng mừng đó, cán bộ, nhân viên ở nhiều cơ quan, đơn vị nêu cao ý thức tự giác: tắt điện, tắt máy điều hòa khi rời phòng làm việc; hội trường lúc họp chỉ bật số bóng đèn đủ sáng; sử dụng phòng họp vừa đủ với số lượng người dự... Những kw

Trong khi những biểu hiện tích cực về tiết kiệm điện năng đang được nhân rộng, thì dư luận xã hội phân tâm trước những con số lãng phí lớn trong sinh hoạt tiêu dùng. Mới đây tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch công bố: năm 2012, Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỷ lít bia. Như vậy, lượng bia sử dụng trung bình/người/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN. Điều đáng suy nghĩ là, trong khi mức thu nhập bình quân đầu người ở nước ta chỉ đứng thứ 8/11 nước! Ấy là chưa kể, việc uống bia còn kéo theo sự lãng phí về thời gian; thậm chí một số người đã gây tai nạn giao thông; vì uống bia quá nhiều đã dẫn đến xô xát, mắng nhiếc nhau, làm mất trật tự an toàn xã hội...

Thử thách lớn nhất đối với mỗi con người là sự tự vượt lên chính mình!


Trước thực trạng đó, chúng ta hoan nghênh nhiều địa phương, như Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Tiền Giang... đã cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ về xây dựng quy chế văn hóa cơ sở và nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Cho dù đã có những quy định cụ thể đó, điều quan trọng hàng đầu vẫn là ý thức tự giác của từng người. Chúng ta càng thấm thía một trong 14 điều răn trong kinh Phật: Thử thách lớn nhất đối với mỗi con người là sự tự vượt lên chính mình!