Làm theo Di chúc Bác Hồ

|

45 năm qua, lời căn dặn ấy đã trở thành sức mạnh tinh thần vô giá, thôi thúc toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi thử thách, hiểm nguy, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, giành và giữ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mùa thu này tròn 69 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tròn 45 năm Bác viết bản Di chúc lịch sử “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Vậy là từ khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đến lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Bác luôn canh cánh bên lòng một ước nguyện cháy bỏng là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Xúc động biết bao, khi chốt lại Di chúc, Bác viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

năm qua, lời căn dặn ấy đã trở thành sức mạnh tinh thần vô giá, thôi thúc toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi thử thách, hiểm nguy, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, giành và giữ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đi liền những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử ấy, nhân dân ta đang đòi hỏi Đảng ta cần dũng cảm tự vượt lên chính mình để ngăn chặn, đẩy lùi thực trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” suy thoái về tư tưởng, chính trị, về đạo đức lối sống; một số cán bộ lợi dụng chức quyền đã thoái hóa biến chất, tham nhũng, bòn rút tiền bạc của nhân dân để làm giàu bất chính, sách nhiễu, trù dập, ức hiếp dân lành... Từ Nghị quyết Trung ương 4 đến Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) vừa qua Đảng ta đã dũng cảm nhận ra những khuyết điểm nghiêm trọng ấy; trên cơ sở đó, “kê đơn bốc thuốc” trị bệnh, được đông đảo nhân dân ta đồng tình và ủng hộ. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản, thường xuyên, hiệu quả theo phương châm của Bác Hồ đã đề ra từ lâu là: chủ trương một, biện pháp mười và quyết tâm phải hai mươi. Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gần mười năm qua đã tạo ra những tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng đối chiếu với đòi hỏi thực tiễn cách mạng Việt Nam, chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, đó đây vẫn có biểu hiện hình thức, chạy theo thành tích; do vậy, nhìn toàn cục, chưa tạo ra sự bứt phá, ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp đến mức báo động về tư tưởng, đạo đức, lối sống; do đó, nguy cơ làm suy yếu Đảng, giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng vẫn đang hiện hữu. Chúng ta càng thấm sâu lời cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”. Đọc lại Di chúc, chúng ta càng thấm thía vì sao Bác Hồ lại dành “trước hết nói về Đảng”; và khi nói về Đảng, thì việc đầu tiên là “nói về CON NGƯỜI”. Nhân dân ta rất hoan nghênh, tiếp sau Nghị quyết TW4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết TW9 (khóa XI) mới đây đã đề cập một nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng là “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam”. Vậy là, chúng ta đã nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn lời căn dặn của Bác trong Di chúc.

Kiến Nghị quyết thành hiện thực cuộc sống, không dễ ngày một, ngày hai, nhưng không thể vì khó mà mỗi tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương không tìm ra giải pháp thiết thực, tạo nên sức mạnh mới, bước chuyển mới, đáp ứng kỳ vọng của dân tộc ta là khát khao hòa bình, đẩy mạnh công cuộc chấn hưng đất nước nhằm nhanh chóng “sánh vai với các cường quốc năm châu” - như tâm nguyện của Bác Hồ trong thư gửi học sinh toàn quốc nhân Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, vào đầu tháng 9 năm 1945!