Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, sáng tạo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt.
Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Từ những con rối riêng lẻ của một số nghệ nhân đã phát triển thành những Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của người dân đồng bằng sông Hồng.
Nghệ thuật múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Với trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành nên loại hình nghệ thuật múa rối nước. Từ những nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống và được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới.
Múa rối nước thường được diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết... Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần.
Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Từ những con rối riêng lẻ của một số nghệ nhân đã phát triển thành những Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của người dân đồng bằng sông Hồng.
Nghệ thuật múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Với trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành nên loại hình nghệ thuật múa rối nước. Từ những nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống và được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới.
Múa rối nước thường được diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết... Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Cái độc đáo của loại hình nghệ thuật này được thể hiện ngay từ trong tên gọi “Múa rối nước” là lấy nước làm sân khấu biểu diễn. Mặt nước ao hồ vừa là sân khấu, là môi trường, khung cảnh, vừa là một nhân vật hỗ trợ cho con rối hoạt động dưới sự điều khiển tài ba của các nghệ nhân. Bên trên mặt nước là sân khấu, phía dưới mặt nước là hệ thống điều khiển với các kiểu máy, sào, dây chằng chịt được nối với buồng trò.
Buồng trò rối nước chính là nhà rối hay thủy đình, thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, thừng, vọt… hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước để con rối chuyển động… Sự thành công của quân rối nước chủ yếu phụ thuộc vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.
Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò thường được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng, hàng mã…
Những con rối thường được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được nghệ nhân đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, có tính hài hước và tính tượng trưng cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
Trong nghệ thuật múa rối nước thì quân rối chính là diễn viên trực tiếp, là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất góp phần tạo lên thành công của tích trò. Ở Thái Bình, phường rối nước làng Nguyễn là nơi còn lưu giữ được nhiều loại quân rối nhất: Từ chú Tễu đến thày trò Đường Tăng, từ con Lân cỡ lớn đến con vịt con cá nhỏ bé, xinh xắn… Nhìn vào quân rối nước phong phú đa dạng ở làng Nguyễn người ta mới thấy hết tài ba của những nghệ nhân cả về nghệ thuật tạo hình lẫn kỹ thuật chế tạo máy điều khiển. Đặc biệt, chú Tễu làng Nguyễn đã trở thành nhân vật quen thuộc của nghệ thuật múa rối Việt Nam, “Nhân vật” này được nhiều người nước ngoài quan tâm và muốn tìm hiểu, bởi sự linh hoạt, hài hước, đáng yêu và đầy kỳ bí mà chú Tễu mang lại trong mỗi tích trò rối nước. Đây cũng chính là nhân vật thường xuất hiện lúc mở đầu buổi diễn, điều khiển chương trình, giáo trò, dẹp trật tự…
Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Một số tích trò trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi thú vui nghề nghiệp làm ruộng và đánh cá như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; tích trò ca ngợi truyền thống chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng như: Thị Màu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.
Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng. Mỗi công việc đòi hỏi tài năng cũng như sự đam mê và tâm huyết của mỗi cá nhân cùng sự thống nhất, đồng lòng của tập thể các nghệ nhân làm nghệ thuật rối nước.
Âm nhạc trong múa rối nước thường có vai trò chủ đạo và khá nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mò, tù và, chen tiếng, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo... Âm nhạc trong rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc bộ.
Trong những năm qua, nghệ thuật rối nước của Việt Nam đã và đang được bảo vệ và phát triển tương xứng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều đoàn nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế, giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước trên thế giới. Múa rối nước đã trở thành niềm tự hào của quốc gia, là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Buồng trò rối nước chính là nhà rối hay thủy đình, thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, thừng, vọt… hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước để con rối chuyển động… Sự thành công của quân rối nước chủ yếu phụ thuộc vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.
Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò thường được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng, hàng mã…
Những con rối thường được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được nghệ nhân đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, có tính hài hước và tính tượng trưng cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
Trong nghệ thuật múa rối nước thì quân rối chính là diễn viên trực tiếp, là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất góp phần tạo lên thành công của tích trò. Ở Thái Bình, phường rối nước làng Nguyễn là nơi còn lưu giữ được nhiều loại quân rối nhất: Từ chú Tễu đến thày trò Đường Tăng, từ con Lân cỡ lớn đến con vịt con cá nhỏ bé, xinh xắn… Nhìn vào quân rối nước phong phú đa dạng ở làng Nguyễn người ta mới thấy hết tài ba của những nghệ nhân cả về nghệ thuật tạo hình lẫn kỹ thuật chế tạo máy điều khiển. Đặc biệt, chú Tễu làng Nguyễn đã trở thành nhân vật quen thuộc của nghệ thuật múa rối Việt Nam, “Nhân vật” này được nhiều người nước ngoài quan tâm và muốn tìm hiểu, bởi sự linh hoạt, hài hước, đáng yêu và đầy kỳ bí mà chú Tễu mang lại trong mỗi tích trò rối nước. Đây cũng chính là nhân vật thường xuất hiện lúc mở đầu buổi diễn, điều khiển chương trình, giáo trò, dẹp trật tự…
Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Một số tích trò trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi thú vui nghề nghiệp làm ruộng và đánh cá như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; tích trò ca ngợi truyền thống chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng như: Thị Màu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.
Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng. Mỗi công việc đòi hỏi tài năng cũng như sự đam mê và tâm huyết của mỗi cá nhân cùng sự thống nhất, đồng lòng của tập thể các nghệ nhân làm nghệ thuật rối nước.
Âm nhạc trong múa rối nước thường có vai trò chủ đạo và khá nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mò, tù và, chen tiếng, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo... Âm nhạc trong rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc bộ.
Trong những năm qua, nghệ thuật rối nước của Việt Nam đã và đang được bảo vệ và phát triển tương xứng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều đoàn nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế, giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước trên thế giới. Múa rối nước đã trở thành niềm tự hào của quốc gia, là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Hiền Minh