Tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/02/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.
Năm 2023, tình hình thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó khăn hơn so với dự báo, tạo sức ép, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của nước ta. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.
Trong thành công chung có sự đóng góp tích cực, quan trọng của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tổng doanh thu ước thực hiện năm 2023 của DNNN khoảng 1.652 triệu tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch năm 2023; lợi nhuận trước thuế khoảng 125,8 triệu tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm; đóng góp ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 166 triệu tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm.
Năm 2023, tình hình thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó khăn hơn so với dự báo, tạo sức ép, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của nước ta. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.
Trong thành công chung có sự đóng góp tích cực, quan trọng của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tổng doanh thu ước thực hiện năm 2023 của DNNN khoảng 1.652 triệu tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch năm 2023; lợi nhuận trước thuế khoảng 125,8 triệu tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm; đóng góp ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 166 triệu tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm.
Ảnh minh họa
DNNN ngày càng thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp thiết thực vào xây dựng, phát triển KTXH và bảo vệ tổ quốc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của khu vực DNNN còn bộc lộ một số hạn chế như: Một số DNNN chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực, vốn, tài sản Nhà nước giao, giải ngân vốn đầu tư cả năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra, một số DNNN hoạt động còn thua lỗ; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm; chưa có dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa; tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu chưa đạt yêu cầu...
Năm 2024, dự báo kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức lớn hơn, nhất là đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nên nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề.
Để tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư phát triển của các DNNN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2024, với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các DNNN tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế.
Các bộ, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan đại diện chủ sở hữu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023; Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021; Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 và các văn bản khác liên quan.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để gắn chiến lược phát triển của DNNN với phát triển ngành, lĩnh vực nhằm phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính, quy định kinh doanh không cần thiết, không phù hợp, thiếu tính khả thi. Chủ động tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh thông quan hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ.
Chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời phải bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan: thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ, năng lượng... góp phần nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg theo chỉ đạo tại công văn số 9245/VPCP-ĐMDN ngày 24/11/2023; Khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ trong tháng 3 năm 2024, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động của các cơ quan đại diện chủ sở hữu và gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước./.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của khu vực DNNN còn bộc lộ một số hạn chế như: Một số DNNN chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực, vốn, tài sản Nhà nước giao, giải ngân vốn đầu tư cả năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra, một số DNNN hoạt động còn thua lỗ; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm; chưa có dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa; tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu chưa đạt yêu cầu...
Năm 2024, dự báo kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức lớn hơn, nhất là đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nên nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề.
Để tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư phát triển của các DNNN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2024, với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các DNNN tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong nền kinh tế, bảo đảm DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế.
Các bộ, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan đại diện chủ sở hữu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023; Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021; Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 và các văn bản khác liên quan.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để gắn chiến lược phát triển của DNNN với phát triển ngành, lĩnh vực nhằm phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính, quy định kinh doanh không cần thiết, không phù hợp, thiếu tính khả thi. Chủ động tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh thông quan hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ.
Chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời phải bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan: thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ, năng lượng... góp phần nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg theo chỉ đạo tại công văn số 9245/VPCP-ĐMDN ngày 24/11/2023; Khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ trong tháng 3 năm 2024, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động của các cơ quan đại diện chủ sở hữu và gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước./.
PV