Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
Trong tháng 6/2024, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có dấu hiệu ổn định dần sau những năm chịu cú sốc, triển vọng tăng trưởng được cải thiện đáng kể so với những dự báo từ đầu năm, nhưng nhìn chung vẫn duy trì nhịp tăng trưởng chậm với mức tương đương năm 2023 (từ 2,6% đến 3,2%). Nhu cầu giao dịch hàng hóa trong năm 2024 tăng trở lại với khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự báo tăng 2,6% trong năm 2024 và 3,3% trong năm 2025 (theo WTO); và dự báo tăng 2,5% trong năm 2024 (theo WB). Tuy nhiên, tình hình thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: Cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn; xung đột leo thang (Nga-Ukraina, Biển Đỏ, Dải Gaza); giá đôla Mỹ, giá vàng tăng cao; giá dầu thô, hàng hóa cơ bản, dịch vụ vận tải biến động mạnh; chính sách tiền tệ ở nhiều nước chưa rõ xu hướng; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề, đặc biệt là tình trạng thời tiết bất thường do ảnh hưởng luân phiên của El Nino trong những tháng đầu năm và La Nina trong nửa cuối năm có thể gây nên những cơn bão lớn và đày đặc ở các vùng ven biển.
Trong tháng 6/2024, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có dấu hiệu ổn định dần sau những năm chịu cú sốc, triển vọng tăng trưởng được cải thiện đáng kể so với những dự báo từ đầu năm, nhưng nhìn chung vẫn duy trì nhịp tăng trưởng chậm với mức tương đương năm 2023 (từ 2,6% đến 3,2%). Nhu cầu giao dịch hàng hóa trong năm 2024 tăng trở lại với khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự báo tăng 2,6% trong năm 2024 và 3,3% trong năm 2025 (theo WTO); và dự báo tăng 2,5% trong năm 2024 (theo WB). Tuy nhiên, tình hình thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: Cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn; xung đột leo thang (Nga-Ukraina, Biển Đỏ, Dải Gaza); giá đôla Mỹ, giá vàng tăng cao; giá dầu thô, hàng hóa cơ bản, dịch vụ vận tải biến động mạnh; chính sách tiền tệ ở nhiều nước chưa rõ xu hướng; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề, đặc biệt là tình trạng thời tiết bất thường do ảnh hưởng luân phiên của El Nino trong những tháng đầu năm và La Nina trong nửa cuối năm có thể gây nên những cơn bão lớn và đày đặc ở các vùng ven biển.
Trong nước, kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 1.451,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt trên 368,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, trong đó: Xuất khẩu tăng 14,5%, nhập khẩu tăng 17%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 11,63 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở ngưỡng trên 50 điểm trong 4/5 tháng đầu năm, thể hiện sản xuất trong nước được mở rộng.
Kết quả sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá
6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2024 tăng 5,9%; ước quý II/2024 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 7,32 điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp; ngành khai khoáng giảm 5,5%, làm giảm 0,86 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13%, đóng góp 1,16 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,3%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp.
Xét theo công dụng sản phẩm công nghiệp, 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất của sản phẩm trung gian dùng cho quá trình sản xuất tiếp theo tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm dùng cho tích lũy và tiêu dùng cuối cùng tăng 8,7%; sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 10,3% (trong đó: Công cụ sản xuất giảm 6,1%; nguyên vật liệu tăng 13,2%); sản phẩm tiêu dùng của dân cư tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 29%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,8%; sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất tăng 18,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 17,8%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ tăng 17,4%; khai thác quặng kim loại tăng 16,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 13,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 13%; sản xuất kim loại và dệt cùng tăng 12,6%;chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,3%. Ở chiều ngược lại, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 9,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 1,7%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Thép thanh, thép góc tăng 34,5%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18,4%; đường tinh chế tăng 18,2%; thép cán tăng 17,3%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,7%; điện sản xuất tăng 12,2%; đường kính tăng 10,7%; sơn hóa học tăng 10,1%; phân ure tăng 9,9%; sữa bột tăng 9%; xăng, dầu các loại tăng 8,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng (LPG) giảm 18,5%; khí đốt thiên nhiên giảm 16%; tivi các loại giảm 9,6%; dầu thô khai thác giảm 6,6%; bia các loại và sắt, thép thô cùng giảm 4,1%; alumin giảm 3,9%; ô tô giảm 3,2%; điện thoại di động giảm 2,8%; xe máy giảm 1,3%.
Theo địa phương, có 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023; trong đó những tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao gồm: Trà Vinh tăng 58,9%; Khánh Hòa tăng 46,4%; Phú Thọ tăng 33,8%; Bắc Giang tăng 26,5%; Lai Châu tăng 20,5%; Bình Phước tăng 16,6%; Thanh Hóa tăng 15,8%; Hà Nam tăng 15,3%; Hải Phòng tăng 15,2%; Cao Bằng tăng 14,4%; Nam Định tăng 14,3%; Hải Dương tăng 13,9%; Tây Ninh tăng 13,5%; Quảng Ninh tăng 13,3%; Ninh Thuận tăng 13,1%; Bình Thuận tăng 13%; Vĩnh Long tăng 12%. Ở chiều ngược lại, có 7/63 tỉnh, thành phố giảm so với cùng kỳ năm trước gồm: Quảng Ngãi giảm 7,6%; Sơn La giảm 4,1%; Hà Tĩnh giảm 3,2%; Hà Giang giảm 1,2%; Gia Lai giảm 0,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 0,8%; Hòa Bình giảm 0,3%.
Trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn chỉ số sản xuất
6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn 2,3 điểm % so với chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo). Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất thiết bị điện tăng 38%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 34,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 20,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 20%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 19,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 17,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 14,9%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số tiêu thụ Sáu tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2023: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 2,2%; sản xuất đồ uống giảm 1,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 1%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 0,7%.
Tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục xu hướng giảm
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 30/6/2024 dự kiến tăng tăng 9,6% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 39,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 23,5%; dệt giảm 23,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 14,5%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 14,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 12,9%; sản xuất da và các sản phẩm từ da giảm 11,5% sản xuất trang phục giảm 4,5%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 41,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 29,1%; sản xuất đồ uống tăng 28,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 18,2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18,1%; sản xuất chế biến thực phẩm và in, sao chép bản ghi cùng tăng 13,6%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2024 là 76,9%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 185,7%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu 139%; dệt 128%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 121,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 119,5%; sản xuất xe có động cơ 112,7%; sản xuất chế biến thực phẩm 107,6%.
Kết quả sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận một số điểm tích cực
Thứ nhất, sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi từ quý I/2024 và tăng trưởng với xu hướng rõ nét hơn trong quý II/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước: quý I/2024 tăng 5,9%; quý II/2024 ước tăng 9,5%; 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 3/4 số ngành công nghiệp cấp I (gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải) tăng so cùng kỳ năm trước với mức tăng lần lượt là: 8,5%; 13,0% và 6,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm giai đoạn 2020-2024
Đơn vị tính: %
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | Ước 2024 | |
Toàn ngành công nghiệp | 102,8 | 109,0 | 108,4 | 98,6 | 107,7 |
Khai khoáng | 92,2 | 94,0 | 104,5 | 98,0 | 94,5 |
Công nghiệp chế biến , chế tạo | 104,6 | 111,2 | 109,2 | 98,2 | 108,5 |
Sản xuất và phân phối điện | 102,0 | 108,5 | 105,9 | 100,8 | 113,0 |
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải | 103,1 | 105,8 | 103,7 | 105,9 | 106,3 |
ThThứ hai, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành chiếm trên 74% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tiếp tục đà tăng trưởng với xu hướng rõ nét hơn, 6 tháng đầu năm tăng 8,5% so cùng kỳ, trong khi cùng kỳ năm trước giảm 1,8%. Nhiều ngành quan trọng thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành xuất khẩu chủ lực tăng trưởng khá:
Nhóm ngành điện, điện tử: Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta trong thời gian qua, có sự phục hồi rõ nét nhất, quý I/2024 tăng 0,3%, quý II/2024 tăng 17,4%, 6 tháng đầu năm tăng 8,6%; sản xuất pin và ắc quy tăng 55,6%. Nhóm ngành gỗ và sản phẩm gỗ: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,3%. Nhóm ngành dệt, may, da giầy: Dệt tăng tăng 12,6%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan tăng 9,1%; sản xuất trang phục tăng 5,7%.
Thứ ba, ngành sản xuất và phân phối điện 6 tháng đầu năm nay tăng 13% so cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 0,8%), ngành điện đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của dân cư.
Thứ tư, một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có chỉ số IIP tăng cao như: Bắc Giang tăng 26,5%; Thanh Hóa tăng 15,8%; Hải Phòng tăng 15,2%; Hải Dương tăng 13,9%; Quảng Ninh tăng 13,3%; Vĩnh Phúc tăng 9,9%; Thái Nguyên tăng 7%.
Thứ năm, trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tồn kho sản phẩm giảm thể hiện qua chỉ số sản xuất tăng, chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn sản xuất, chỉ số tồn kho giảm. Cụ thể: Chỉ số sản xuất tăng 8,5%, chỉ số tiêu thụ sản tăng 10,8% (mức tăng chỉ số tiêu thụ cao hơn 2,3 điểm phần trăm so với chỉ số sản xuất), chỉ số tồn kho thời điểm 30/6/2024 dự kiến tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tồn kho tăng 19,9% cùng thời điểm năm 2023. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2024 là 76,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2023 là 83,1%.
Bên cạnh các điểm tích cực, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 còn một số khó khăn
Một là, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá nhưng trên nền sản xuất 6 tháng đầu năm 2023 giảm (6 tháng đầu năm 2023 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước). Tốc độ tăng Sáu tháng đầu năm nay chỉ cao hơn năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng đầu năm 2021, 2022.
Hai là, ngành khai khoáng (ngành đóng góp 16% trong giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp) 6 tháng đầu năm giảm 5,5%, trong khi cùng kỳ năm trước giảm 2%. Trong đó, đáng chú ý ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm sâu 11,7% (trong đó: khai thác dầu thô giảm 6,7%, khai thác khí đốt giảm 16%).
Ba là, một số ngành trong trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn gặp khó khăn hoặc dấu hiệu phục hồi chưa thực sự rõ nét, chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước: sản xuất ô tô và xe có động cơ giảm 5,5%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 3%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 2%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia giảm 3,9%.
Bốn là, một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tăng ở mức thấp hoặc giảm: Đồng Nai tăng 6,6%; Quảng Nam tăng 5,8%; TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương cùng tăng 5,6%; Bắc Ninh tăng 5,5%; Hà Nội tăng 5%; Đà Nẵng tăng 3,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 0,8%; Quảng Ngãi giảm 7,6%.
Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
Để hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm 2024, đề xuất một số giải pháp chủ yếu, hỗ trợ sản xuất công nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất
- Do giá dầu thô, khí đốt trên thế giới vẫn ở mức cao, chi phí logistics tăng, giá nguyên nhiên vật liệu đầu tăng, do vậy doanh nghiệp rất cần Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương có các chính sách để ổn định giá nguyên vật liệu, giá dịch vụ đầu vào để giảm áp lực về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có giải pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp, tiếp tục duy trì hạ lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi thuận lợi, nhanh chóng;
- Tìm kiếm thị trường đầu ra thông qua các chính sách kích cầu tiêu thụ trong nước, tuyên truyền để “người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam”; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả trong ngăn chặn hàng nhập lậu, chống chuyển giá, gian lận nhãn mác trong các doanh nghiệp.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải ngân nhanh đầu tư công tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt là trong các ngành dệt, may, da giầy, điện tử./.
Nhóm ngành điện, điện tử: Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta trong thời gian qua, có sự phục hồi rõ nét nhất, quý I/2024 tăng 0,3%, quý II/2024 tăng 17,4%, 6 tháng đầu năm tăng 8,6%; sản xuất pin và ắc quy tăng 55,6%. Nhóm ngành gỗ và sản phẩm gỗ: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,3%. Nhóm ngành dệt, may, da giầy: Dệt tăng tăng 12,6%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan tăng 9,1%; sản xuất trang phục tăng 5,7%.
Thứ ba, ngành sản xuất và phân phối điện 6 tháng đầu năm nay tăng 13% so cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 0,8%), ngành điện đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của dân cư.
Thứ tư, một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có chỉ số IIP tăng cao như: Bắc Giang tăng 26,5%; Thanh Hóa tăng 15,8%; Hải Phòng tăng 15,2%; Hải Dương tăng 13,9%; Quảng Ninh tăng 13,3%; Vĩnh Phúc tăng 9,9%; Thái Nguyên tăng 7%.
Thứ năm, trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tồn kho sản phẩm giảm thể hiện qua chỉ số sản xuất tăng, chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn sản xuất, chỉ số tồn kho giảm. Cụ thể: Chỉ số sản xuất tăng 8,5%, chỉ số tiêu thụ sản tăng 10,8% (mức tăng chỉ số tiêu thụ cao hơn 2,3 điểm phần trăm so với chỉ số sản xuất), chỉ số tồn kho thời điểm 30/6/2024 dự kiến tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tồn kho tăng 19,9% cùng thời điểm năm 2023. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2024 là 76,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2023 là 83,1%.
Bên cạnh các điểm tích cực, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 còn một số khó khăn
Một là, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá nhưng trên nền sản xuất 6 tháng đầu năm 2023 giảm (6 tháng đầu năm 2023 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước). Tốc độ tăng Sáu tháng đầu năm nay chỉ cao hơn năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng đầu năm 2021, 2022.
Hai là, ngành khai khoáng (ngành đóng góp 16% trong giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp) 6 tháng đầu năm giảm 5,5%, trong khi cùng kỳ năm trước giảm 2%. Trong đó, đáng chú ý ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm sâu 11,7% (trong đó: khai thác dầu thô giảm 6,7%, khai thác khí đốt giảm 16%).
Ba là, một số ngành trong trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn gặp khó khăn hoặc dấu hiệu phục hồi chưa thực sự rõ nét, chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước: sản xuất ô tô và xe có động cơ giảm 5,5%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 3%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 2%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia giảm 3,9%.
Bốn là, một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tăng ở mức thấp hoặc giảm: Đồng Nai tăng 6,6%; Quảng Nam tăng 5,8%; TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương cùng tăng 5,6%; Bắc Ninh tăng 5,5%; Hà Nội tăng 5%; Đà Nẵng tăng 3,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 0,8%; Quảng Ngãi giảm 7,6%.
Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
Để hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm 2024, đề xuất một số giải pháp chủ yếu, hỗ trợ sản xuất công nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất
- Do giá dầu thô, khí đốt trên thế giới vẫn ở mức cao, chi phí logistics tăng, giá nguyên nhiên vật liệu đầu tăng, do vậy doanh nghiệp rất cần Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương có các chính sách để ổn định giá nguyên vật liệu, giá dịch vụ đầu vào để giảm áp lực về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có giải pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp, tiếp tục duy trì hạ lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi thuận lợi, nhanh chóng;
- Tìm kiếm thị trường đầu ra thông qua các chính sách kích cầu tiêu thụ trong nước, tuyên truyền để “người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam”; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả trong ngăn chặn hàng nhập lậu, chống chuyển giá, gian lận nhãn mác trong các doanh nghiệp.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải ngân nhanh đầu tư công tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt là trong các ngành dệt, may, da giầy, điện tử./.
Phí Thị Hương Nga
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng - TCTK
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng - TCTK