Thực hiện Quyết định số 2025/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương tham gia dự án “Số liệu thống kê và dữ liệu đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, chiều ngày 06/4/2022, Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) và Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hợp quốc (ESCAP) tổ chức Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp ở Việt Nam liên quan tới buôn bán trái phép động thực vật hoang dã bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, về phía TCTK có Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến, đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số đơn vị thuộc Tổng cục; về phía UNODC có ông Inshik Sim, Chuyên gia về kiểm soát ma túy và phòng ngừa tội phạm UNODC khu vực châu Á – Thái Bình Dương; bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách UNODC tại Việt Nam, các chuyên gia của UNODC tại một số quốc gia; cùng đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan chức năng quốc gia; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương cho biết, TCTK đang trong quá trình hoàn thiện phương pháp luận và nghiên cứu thử nghiệm tính toán hai thành tố là hoạt động ngầm và hoạt động bất hợp pháp, vì đây những hoạt động có nhiều khó khăn về nguồn thông tin ban đầu. Tháng 9/2020, TCTK đã gửi thư bày tỏ sự quan tâm với dự án “Thống kê và dữ liệu để đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do UNODC tài trợ thông qua hỗ trợ kỹ thuật, trong đó tập trung vào hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan tới buôn bán trái phép động thực vật hoang dã tại Việt Nam. Việc tham gia dự án sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực quốc gia giám sát việc thực hiện chỉ số 16.4.1 về dòng tài chính bất hợp pháp trong Mục tiêu phát triển bền vững. Hội thảo này là kết quả đầu tiên của việc thực hiện Quyết định 2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1101/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời giúp TCTK về mặt kỹ thuật và kết nối với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan. Hội thảo cũng là diễn đàn tốt để các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quý báu đối với các phương pháp cũng như tính khả thi trong việc xây dựng nguồn thông tin để có thể đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới; đồng thời là cơ hội để hướng tới xây dựng một phương pháp luận nguồn thông tin đầy đủ hơn, đo lường hoạt động bất hợp pháp buôn bán động thực vật hoang dã nói riêng và hoạt động bất hợp pháp nói chung. Từ đó có được bức tranh trung thực, chính xác về quy mô, những tác động trái chiều của dòng tài chính bất hợp pháp liên quan tới buôn bán trái phép động thực vật hoang dã đối với hoạt động kinh tế - xã hội và các hoạt động khác của Việt Nam cũng như khu vực trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương cho biết, TCTK đang trong quá trình hoàn thiện phương pháp luận và nghiên cứu thử nghiệm tính toán hai thành tố là hoạt động ngầm và hoạt động bất hợp pháp, vì đây những hoạt động có nhiều khó khăn về nguồn thông tin ban đầu. Tháng 9/2020, TCTK đã gửi thư bày tỏ sự quan tâm với dự án “Thống kê và dữ liệu để đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do UNODC tài trợ thông qua hỗ trợ kỹ thuật, trong đó tập trung vào hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan tới buôn bán trái phép động thực vật hoang dã tại Việt Nam. Việc tham gia dự án sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tăng cường năng lực quốc gia giám sát việc thực hiện chỉ số 16.4.1 về dòng tài chính bất hợp pháp trong Mục tiêu phát triển bền vững. Hội thảo này là kết quả đầu tiên của việc thực hiện Quyết định 2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1101/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời giúp TCTK về mặt kỹ thuật và kết nối với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan. Hội thảo cũng là diễn đàn tốt để các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quý báu đối với các phương pháp cũng như tính khả thi trong việc xây dựng nguồn thông tin để có thể đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới; đồng thời là cơ hội để hướng tới xây dựng một phương pháp luận nguồn thông tin đầy đủ hơn, đo lường hoạt động bất hợp pháp buôn bán động thực vật hoang dã nói riêng và hoạt động bất hợp pháp nói chung. Từ đó có được bức tranh trung thực, chính xác về quy mô, những tác động trái chiều của dòng tài chính bất hợp pháp liên quan tới buôn bán trái phép động thực vật hoang dã đối với hoạt động kinh tế - xã hội và các hoạt động khác của Việt Nam cũng như khu vực trong thời gian tới.
Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương phát biểu khai mạc Hội thảo
Bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách UNODC tại Việt Nam cho rằng, các dòng tài chính ra vào bất hợp pháp đang là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong các diễn đàn chính sách quốc tế và đã được đưa vào Mục tiêu Phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, với chỉ tiêu 16.4.1 về dòng tài chính bất hợp pháp. Thực hiện nhiệm vụ giám sát chỉ số 16.4.1, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) và UNODC đã xây dựng Khung khái niệm về đo lường thống kê các dòng tài chính bất hợp pháp và tiến hành áp dụng thí điểm tại 4 nước Mỹ la tinh gồm Colombia, Ecuado, Mexico và Peru trong giai đoạn từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2021. Năm 2020, Ban Phát triển và Phổ biến dữ liệu UNODC, UNODC khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc và UNCTAD bắt đầu triển khai dự án về đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp tại châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2021-2022, với sự tham gia của 6 nước gồm Việt Nam, Bangladesh, Maldives, Nepal, Kyrgystan và Uzbekistan, nhằm đo lường chỉ số 16.4.1 trong chương trình Nghị sự đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Bà Nguyễn Nguyệt Minh đánh giá, Hội thảo này là cơ hội tốt để đại biểu các bộ, ngành, tổ chức cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi các vấn đề liên quan để thực hiện thành công dự án. Hội thảo cũng sẽ có tác động lâu dài, bền vững đối với công tác thống kê cũng như hoạt động phòng chống các dòng tài chính ra vào bất hợp pháp tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, bà Diana Camerini, đại diện UNODC tại trụ sở chính ở Vienna (Áo) đã giới thiệu mục tiêu của hoạt động thí điểm về đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, dự án được bắt đầu khởi xướng từ tháng 9/2020 và theo kế hoạch dự án sẽ kết thúc vào tháng 12/2022. 4 quốc gia Việt Nam, Bangladesh, Maldives và Nepal sẽ thực hiện các hoạt động tập trung vào các dòng tài chính bất hợp pháp; 2 quốc gia Kyrgystan và Uzbekistan sẽ tâp trung vào các hoạt động thương mại liên quan đến thuế bất hợp phát.
Bà Diana Camerini, đại diện UNODC tại trụ sở chính ở Vienna (Áo)
Các đại biểu tại Hội thảo đồng thời được nghe đại diện Cục Kiểm lâm và đại diện UNODC trình bày về: Hoạt động buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam; Kế hoạch triển khai thực hiện dự án và Cơ chế Điều phối Quốc gia; Biểu mẫu đánh giá tính sẵn có của dữ liệu để thực hiện dự án. Bày tỏ sự quan tâm cao đối với dự án, các đại biểu đã thảo luận nhiều về các vấn đề liên quan để thực hiện thành công dự án tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo tại trụ sở Tổng cục Thống kê
Để dự án thực hiện khả thi và hiệu quả trong điều kiện của Việt Nam, kết luận hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đề nghị cần thiết thành lập đầu mối ở các cơ quan để thực hiện công việc xuyên suốt. Bên cạnh đó, các bên tham gia cùng nhau xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tập huấn, thu thập thông tin để thống nhất với nhóm công tác, đồng thời cần thiết có bảng hỏi định tính để xác định khả năng cung cấp thông tin của các cơ quan. Tổng cục trưởng đặc biệt đề nghị các bộ, ngành, cơ quan chức năng thể hiện tinh thần kết nối, từ đó thể hiện cam kết của Việt Nam nói “Không” với dòng tài chính bất hợp pháp nói chung và dòng tài chính bất hợp pháp nói riêng liên quan tới buôn bán trái phép động thực vật hoang dã.
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
B.N