Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000-2021

|

Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000-2021


Chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu là hai chỉ tiêu thống kê khác nhau nhưng có quan hệ qua lại với nhau. Chỉ số giá tiêu dùng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu của dân cư. Tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Như vậy, biến động chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu ở một góc độ nào đó cũng phản ánh quan hệ các mặt của chi tiêu và thu nhập của dân cư. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000-2021 ở Việt Nam bằng phương pháp tính số bình quân tích và áp dụng hàm xu thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến động của lương tối thiểu và biến động của giá tiêu dùng có quan hệ với nhau ở mức trung bình (hệ số tương quan tính được bằng gần 50%).

Đặt vấn đề

Chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Khi lương tối thiểu tăng lên, đời sống của nhân dân sẽ được nâng lên, kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn tức là quan hệ cung cầu sẽ thay đổi, điều đó tất nhiên sẽ dẫn đến biến động giá cả hàng hóa tiêu dùng. Ngược lại, khi giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên, tức là lạm phát tăng lên sẽ ảnh hưởng đến mức sống của nhân dân và đó là một yếu tố ảnh hưởng đến tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên không phải hoàn toàn phụ thuộc, cũng như ảnh hưởng tới tăng lương tối thiểu, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác.

Số liệu thống kê hằng năm cho thấy, cả hai chỉ tiêu giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu đều biến động theo xu hướng tăng lên. Song ít có tài liệu hay nghiên cứu khoa học chỉ ra mức độ biến động cụ thể của hai chỉ tiêu này trong tương quan với nhau ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó, giữa hai chỉ tiêu này có sự khác biệt chính là chỉ số giá tiêu dùng biến động thường xuyên hàng tháng, hàng năm, tuy nhiên, lương tối thiểu chỉ có mức lương tối thiểu một tháng của một người và biến động sau một hay nhiều năm. Nghiên cứu này sẽ tính toán lương tối thiểu bình quân một tháng trong các năm, sau đó tính chỉ số phát triển lương tối thiểu để nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này.

Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu

Chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu là hai chỉ tiêu thống kê khác nhau phản ánh các khía cạnh khác nhau của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên giữa hai chỉ tiêu này có quan hệ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Tăng lương tối thiểu góp phần nâng cao đời sống của nhân dân sẽ làm cho sức mua của dân cư tăng lên. Khi sức mua tăng lên thì quan hệ cung cầu thay đổi và sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của dân cư, và tất nhiên sẽ làm cho giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên. Theo đó, tăng lương tối thiểu cũng được xem là nhân tố tác động đến tăng giá tiêu dùng của dân cư. Tăng lương tối thiểu chỉ là một trong những nhân tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác làm tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng.

Ngược lại, khi giá tiêu dùng tăng, chỉ số CPI ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư (khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng với một lượng tiền lưu thông không đổi thì khối lượng hàng hóa tiêu dùng của người dân ít hơn), do đó nhà nước cần có nhiều biện pháp, trong đó có giải pháp tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên không phải khi nào chỉ số giá tiêu dùng tăng thì có thể tăng lương tối thiểu ngay lập tức, mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như kết quả thu chi ngân sách nhà nước.

Vòng xoáy tiền lương - giá cả là một thuật ngữ kinh tế mô tả hiện tượng giá cả tăng lên do tiền lương cao hơn. Khi người lao động được tăng lương, họ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn và điều này khiến giá cả tăng lên. Việc tăng lương làm tăng chi phí kinh doanh. Về cơ bản, đây là một vòng lặp vĩnh viễn hoặc chu kỳ tăng giá nhất quán. Vòng xoáy tiền lương - giá cả phản ánh nguyên nhân và hậu quả của lạm phát, và do đó, là đặc điểm của lý thuyết kinh tế Keynes, còn được gọi là nguồn gốc chi phí đẩy của lạm phát. 

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng có xu thế tăng dần qua các tháng cũng như qua các năm (cá biệt có tháng chỉ số giá tiêu dùng không tăng và thậm chí còn giảm đi, nhưng nhìn chung, chỉ tiêu này có xu thế tăng lên) và mức giá tiêu dùng ở các năm khác nhau sẽ có mức độ khác nhau, tùy thuộc điều kiện phát triển kinh tế, vào mối quan hệ cung cầu về hàng hóa tiêu dùng ở mỗi giai đoạn cụ thể.

Khi nghiên cứu xu thế biến động của lương tối thiểu cũng như phân tích quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu ở một góc độ nào đó có thể thấy rằng:

- Nếu lương tối thiểu tăng nhanh hơn biến động của chỉ số giá tiêu dùng nghĩa là đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều hơn xu thế phát triển của xã hội biến động tốt hơn.

- Nếu lương tối thiểu tăng chậm hơn biến động của chỉ số giá tiêu dùng thì đồng nghĩa với đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn hơn, ít được cải thiện hơn.

Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích mối quan hệ giữa CPI và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000-2021, tác giả chọn phương pháp nghiên cứu như sau:

Một là, phân tích xu thế thay đổi chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu qua các năm

Áp dụng phương pháp dãy số biến động theo thời gian để nghiên cứu biến động của các chỉ tiêu thống kê.

Ví dụ lương tối thiểu của các năm 2005 là 305 nghìn đồng; năm 2006 là 375 nghìn đồng; năm 2007 là 450 nghìn đồng; năm 2008 là 540 nghìn đồng; năm 2009 là 613,33 nghìn đồng, năm 2010 là 703,33 nghìn đồng.
 


Áp dụng phương pháp dãy số biến động theo thời gian đã tính được chỉ số (tốc độ) phát triển và tốc độ tăng bình quân năm của các chỉ tiêu: chỉ số giá tiêu dùng và tiền lương tối thiểu qua các giai đoạn 2001-2005; 2006-2010; 2011-2015 và 2016-2020 và chung cả thời kỳ dài 2001-2020 và 2001-2021.
 


 

Từ sơ đồ trên ta nhận thấy: Khi áp dụng phương pháp dãy số biến động theo thời gian cụ thể là tính toán độ tăng của các chỉ tiêu giá tiêu dùng và lương tối thiểu theo phương pháp bình quân nhân, cho phép ta tính toán được tốc độ tăng của các chỉ tiêu trên của từng giai đoạn nhỏ (ở đây là 5 năm); và kết quả chung đều cho thấy tốc độ tăng lương tối thiểu ở tất cả 4 giai đoạn (2001-2005; 2006-2010; 2011-2015 và 2016-2020) cũng như chung cả giai đoạn dài 2001-2020 đều có tốc độ tăng tiền lương bình quân cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng. Trong đó, tốc độ tăng bình quân năm của 2 chỉ tiêu này cũng như chênh lệch về tốc độ tăng giá chung giai đoạn 2006-2010 là cao nhất (18,14% - 10,78% = 7,46%) và tốc độ tăng bình quân năm cũng như chênh lệch tốc độ tăng bình quân năm của 2 chỉ tiêu này ở giai đoạn 2016-2020 là thấp nhất (5,32% - 3,15% = 2,17%).

Hai là, phân tích xu thế biến động của chỉ số giá tiêu dùng và lương tối thiểu qua áp dụng phương trình hồi quy hàm số mũ

Mục tiêu nghiên cứu ở đây so sánh về chỉ số (tốc độ) phát triển cũng như tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng và lương tối thiểu thời kỳ 2001 và 2020, nghiên cứu sử dụng hàm số mũ và phương trình có dạng:



Trong đó: ylà giá trị lý thuyết của chỉ tiêu nghiên cứu

                 t là biến thời gian (t=1,2,3,...)    
    

Để đảm bảo thuận lợi cho việc nghiên cứu, tính toán, dùng chỉ số giá định gốc và lấy đơn vị tính là lần.

Kết quả tính toán cho thấy, bình quân năm giai đoạn 2001-2020 giá tiêu dùng của Việt Nam tăng 7,83%. Trong khi đó, bình quân năm giai đoạn 2001-2020 về lương tối thiểu bằng 1,1249 hoặc 112,49%, tức là tăng bình quân năm về lương tối thiểu là 0,1249 hoặc 12,49%.

Ba là, Phân tích quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2002-2021


Mục tiêu nghiên cứu ở đây so sánh về chỉ số (tốc độ) phát triển cũng như tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng và lương tối thiểu thời kỳ 2001 và 2021, nghiên cứu sử dụng hàm số mũ và phương trình có dạng:
 

Áp dụng phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng):
 

        Hệ phương trình chuẩn tắc để xác định các hệ số của phương trình đường thẳng:


Để nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu bằng phương pháp hồi quy tương quan bài nghiên cứu sẽ dùng dãy các chỉ số liên hoàn về giá tiêu dùng và lương tối thiểu qua các năm từ 2001 đến 2020

 

Kiểm định hệ số R tính được theo công thức:


 

Như vậy, kiểm định có thể áp dụng phương trình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu mối liên hệ giữa chỉ số phát triển liên hoàn về giá tiêu dùng và lương tối thiểu ở Việt Nam trong 20 năm qua là phù hợp.

Số liệu tính được hệ số tương quan phản ánh quan hệ giữa chỉ số liên hoàn về giá tiêu dùng và chỉ số liên hoàn về lương tối thiểu qua các năm từ 2001 đến 2020 bằng 0,48 hoặc 48%. Nghĩa là quan hệ biến động giữa 2 chỉ tiêu trên là ở mức vừa phải - tương đối chặt chẽ.

Tiền lương cơ sở áp dụng cho công chức, viên chức được xác định theo hướng tiếp cần dần mức sống tối thiểu, luôn điều chỉnh bù đắp được tiền lương theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng. Từ năm 2000 đến năm 2021, mức lương đã điều chỉnh 15 lần (từ 180.000 đồng lên 1.490.000 đồng), tăng 8,28 lần trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,57 lần, nên cơ bản bảo đảm được tiền lương thực tế.

Tiền lương có xu hướng tăng, bước đầu phát huy vai trò đòn bẩy của tiền lương đối với tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả làm việc tốt hơn và từng bước ổn định, có phần cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức.


Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam những năm qua, bài nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000-2021 ở Việt Nam đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau đây:

1. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu cũng như phương pháp phân tích mối quan hệ của hai chỉ tiêu trên làm cơ sở cho phân tích đánh giá thực trạng biến động và mối liên hệ giữa chỉ số giá và tăng lương tối thiểu thực tế những năm qua ở Việt Nam.

2. Hệ thống chỉ số giá tiêu dùng liên hoàn qua các năm tại đó tính toán chỉ số so với năm 2000 và chỉ số phát triển bình quân cũng như tốc độ tăng bình quân năm của các giai đoạn để rút ra những kết luận về xu thế biến động giá tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 2000-2021.

3. Tiến hành tính toán tiền lương tối thiểu một tháng bình quân năm từ số liệu về mức tăng lương qua các năm (cách tính này còn rất ít gặp trong công tác thực tế của thống kê), trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu biến động của lương tối thiểu qua các năm cũng như để phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu.

4. Tiến hành phân tích so sánh biến động giá tiêu dùng và lương tối thiểu qua các năm so sánh tốc độ tăng giá tiêu dùng và lương tối thiểu bình quân năm các giai đoạn 2001-2005; 2006-2010; 2011-2015; 2016-2020 và cả giai đoạn 2001-2020 và đưa đến kết luận là ở tất cả các giai đoạn tốc độ tăng lương tối thiểu ở Việt Nam đều cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng. Điều đó thể hiện xu thế đời sống của nhân dân Việt Nam những năm qua không ngừng được cải thiện.

5. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp hàm số mũ để nghiên cứu biến động của hai chỉ tiêu giá tiêu dùng và lương tối thiểu của giai đoạn 2001-2020 và đã tính toán đưa đến kết luận là tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.

6. Bằng phương pháp tương quan tuyến tính nghiên cứu đã đi kết luận những năm qua biến động của lương tối thiểu và biến động của giá tiêu dùng có quan hệ với nhau ở mức trung bình (hệ số tương quan tính được bằng gần 50%).

ThS. Tạ Thị Thu Việt
Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - TCTK