Thực trạng sử dụng công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo
Trong thời gian vừa qua, số lượng doanh nghiệp (DN) được điều tra về sử dụng công nghệ thông tin là 14.343 DN: Năm 2014 là 4.785 DN, năm 2015 là 4.999 DN và năm 2016 là 4.559 DN. Sau khi loại những DN có doanh thu, tài sản, lao động bằng 0 thì tổng số DN còn lại là 14.041 DN. Trong 3 năm từ 2014-2016, tổng số doanh nghiệp có công nghệ hoặc máy móc, thiết bị sản xuất được sử dụng trong sản xuất kinh doanh là 14.000/14.041 DN, chiếm 99,7%. Hầu hết tất cả các DN đều sử dụng công nghệ hoặc máy móc, thiết bị thông tin truyền thông, bao gồm điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, máy tính cá nhân và Internet. Trong đó, máy tính cá nhân được các DN đánh giá quan trọng nhất với 31,6%; Internet 29,6%; điện thoại (gồm cả điện thoại cố định và di động) 25,4%; 10,1% là công nghệ/máy móc, thiết bị khác.
Nhìn chung, các công nghệ/máy móc thiết bị (MMTB) sản xuất của DN đều do DN tự mua là chủ yếu. Ở cả ba năm, tỷ lệ DN tự mua công nghệ/MMTB khá cao, chiếm khoảng 92%; DN được DN khác cung cấp 100% công nghệ/MMTB sản xuất chiếm 1,2%; DN tự phát triển công nghệ/MMTB không cao, chiếm 0,3%; DN có công nghệ/ MMTB sản xuất từ nguồn khác hoặc kết hợp giữa mua một phần, một phần do DN khác cung cấp và một phần là tự phát triển chiếm khoảng 6%.
Hiệu ứng lan tỏa công nghệ theo chiều dọc
Các DN tiếp thu công nghệ từ những tương tác giữa DN với khách hàng và nhà cung ứng đầu vào gọi là hiệu ứng lan tỏa công nghệ theo chiều dọc, gồm: Liên kết xuôi - Chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp cho DN tại Việt Nam; Liên kết ngược - Công nghệ được chuyển giao từ khách hàng đến DN có trụ sở tại Việt Nam là nhà cung cấp.
Xét theo quy mô lao động, doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì mức độ lan tỏa công nghệ càng cao với cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. Đối với DN siêu nhỏ và nhỏ thì cơ hội chuyển giao công nghệ với nhà cung cấp trong nước cao hơn so với nhà cung cấp nước ngoài. Ngược lại, đối với các DN lớn thì tỷ lệ DN nhận được chuyển giao từ nhà cung cấp trong nước và nước ngoài đều cao hơn DN nhỏ và vừa, nhưng cơ hội chuyển giao từ các nhà cung cấp nước ngoài là cao hơn, với 15,1% số DN trong tổng số DN lớn chọn mẫu năm 2016 cho rằng họ có các hợp đồng kèm theo chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp nước ngoài.
Xét về loại hình doanh nghiệp, mức độ lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp đầu vào trong nước và nước ngoài có sự khác nhau đáng kể. Đối với các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ DN trên tổng số DN trong nước được chuyển giao từ nhà cung cấp trong nước cao hơn so với tỷ lệ DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp trong nước. Năm 2016, tỷ lệ này gần tương đương nhau, với 8,3% DN trong nước có chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp so với tổng số DN trong nước và 8,1% DN có vốn đầu tư nước ngoài có hợp đồng kèm chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp trong nước. Ngược lại, đối với nhà cung cấp nước ngoài, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế hơn DN trong nước khi chỉ có khoảng 6% DN trong nước nhận được chuyển giao từ nhà cung cấp nước ngoài, 10% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được chuyển giao từ nhà cung cấp nước ngoài. Điều đó cho thấy, trong liên kết xuôi, các DN trong nước nhận được tác động lan tỏa chủ yếu thông qua giao dịch với các đối tác trong nước, trong khi các DN nước ngoài được hưởng lợi từ các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ từ khách hàng là dạng liên kết ngược, các nhà cung cấp trong nước có khả năng được hưởng lợi từ việc chuyển giao kiến thức hoặc công nghệ từ các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Tác động lan tỏa liên kết ngược có thể còn được xuất hiện thông qua việc khách hàng yêu cầu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, thông qua đó tạo động lực buộc các DN phải cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh. Liên kết ngược làm tăng tính cạnh tranh của thị trường đầu vào, cũng như làm tăng chuyển giao công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đầu ra có chất lượng cao hơn.
Liên kết ngược cũng được đánh giá bằng cách xem xét đến thời hạn hợp đồng giữa các đối tác thương mại. Các hợp đồng càng có thời hạn dài thì mối quan hệ với các đối tác càng được củng cố và chặt chẽ hơn. Đó là chỉ số đánh giá doanh nghiệp có được hưởng lợi từ các liên kết hay không và là thước đo chất lượng chuyển giao công nghệ. Thời hạn hợp đồng trung bình của các DN với khách hàng ở trong nước là 8,7 tháng và 9,4 tháng đối với các khách hàng ở ngoài Việt Nam, và không khác nhiều ở từng năm. Với 12.236/14.401 DN trong 3 năm 2014-2016 có bán sản phẩm của mình ở thị trường trong nước thì chỉ có trung bình khoảng 9% DN có các khoản đầu tư cụ thể, như: Đầu tư cho công nghệ sản xuất máy móc, thiết bị, công nghệ truyền thông và tin học, cơ sở hạ tầng hoặc đào tạo kỹ năng cho nhân viên (năm 2014: 9,3%; năm 2015: 9,5% và năm 2016 với 8,3%). Đối với các khách hàng ngoài Việt Nam, với 6.254/14.401 DN có xuất khẩu sản phẩm của DN ra thị trường nước ngoài thì chỉ có khoảng 7% trong tổng số DN này có thực hiện các khoản đầu tư cụ thể này (năm 2014: 7,5%; năm 2015: 7,1% và năm 2016 với 6,2%).
Việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng trong nước hay nước ngoài cho doanh nghiệp cũng không thay đổi nhiều qua các năm và tỷ lệ DN nhận được chuyển giao từ khách hàng trong nước cao hơn tỷ lệ chuyển giao từ khách hàng nước ngoài. Năm 2014 có 8,7% DN có hợp đồng với khách hàng ở thị trường trong nước có bao gồm chuyển giao công nghệ từ khách hàng cho doanh nghiệp; 7,1% DN có được chuyển giao công nghệ từ khách hàng ở ngoài Việt Nam. Năm 2016, tỷ lệ này lần lượt là 8,6% và 7,6%.
Bên cạnh đó, có thể thấy việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng cả trong nước và nước ngoài cho doanh nghiệp thể hiện rõ ở quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn thì cơ hội nhận được chuyển giao công nghệ từ khách hàng nước ngoài càng cao. Năm 2016, có 9,7% DN lớn có hợp đồng bao gồm chuyển giao công nghệ từ khách hàng ở ngoài Việt Nam chuyển giao cho DN. Điều này cũng chứng tỏ rằng, DN lớn có nhiều cơ hội nhận được chuyển giao công nghệ từ cả đối tác cung cấp cũng như khách hàng ở ngoài Việt Nam.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng cả trong nước và nước ngoài cho doanh nghiệp cũng không có nhiều khác biệt. Đối với khách hàng trong nước thì các DN trong nước có ưu thế hơn, khi có trên 9% DN trong nước nhận được chuyển giao từ khách hàng trong nước năm 2014 và 2015. Năm 2016, tỷ lệ này tuy thấp hơn, nhưng vẫn cao so với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (6,3% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được chuyển giao công nghệ trong hợp đồng từ khách hàng trong nước). Đối với khách hàng nước ngoài, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có lợi thế hơn các DN trong nước, điều đó chứng tỏ rằng các DN trong nước có lợi thế hơn với khách hàng trong nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có lợi thế hơn với khách hàng ngoài Việt Nam.
Kênh chuyển giao công nghệ
Để đánh giá về các kênh chuyển giao công nghệ, có 10 mức độ khác nhau từ 0 - không phù hợp, 1 - ít phù hợp,… đến 10 là rất phù hợp để đánh giá sự phù hợp của các kênh chuyển giao công nghệ như: Mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa, mua công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu hoặc công ty khác, sử dụng công nghệ do các công ty khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty cung cấp, sử dụng công nghệ do các công ty ngoài tập đoàn, tổng công ty cung cấp, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động mới.
Có khoảng 30% DN cho rằng, mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa là không phù hợp với doanh nghiệp; trên 14% DN cho rằng việc mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa là rất phù hợp (mức độ cao nhất) với doanh nghiệp; khoảng 10% DN lựa chọn mức độ 5; 9% mức độ 1 và thấp nhất là 3% DN lựa chọn mức 2.
Tỷ lệ các DN cho rằng mua công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu hoặc công ty khác là không phù hợp với DN tương đối cao, năm 2015 là 34,7% và chỉ còn 31,5% ở năm 2016. Tỷ lệ các DN chọn mức độ phù hợp là 5 với khoảng 12%, tiếp đến là ít phù hợp mức độ 1 với khoảng 8%; mức độ rất phù hợp cũng khá cao với khoảng 7%, thấp nhất là mức độ 9 với 3,5% DN.
Tỷ lệ DN cho rằng việc sử dụng công nghệ do các công ty khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty là không phù hợp với doanh nghiệp tương đối cao, với khoảng 40% DN. Mức độ ít phù hợp với khoảng 8% DN cho rằng kênh chuyển giao này ít phù hợp với DN, có khoảng 6% DN cho rằng rất phù hợp với DN mình.
Cũng có nhiều DN cho rằng việc chuyển giao công nghệ từ các nhà cung ứng hoặc khách hàng là không phù hợp với DN mình với khoảng 34% DN, lựa chọn mức độ 5 trong thang điểm từ 1 ít phù hợp đến 10 rất phù hợp là nhiều nhất trong kênh chuyển giao này, với khoảng hơn 11%. Kênh chuyển giao qua kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động mới được các DN đánh giá tương đối đồng đều ở các mức độ, nhiều nhất là tỷ lệ DN cho rằng, nó không phù hợp với doanh nghiệp mình, với khoảng 30% giống với tỷ lệ ở kênh chuyển giao công nghệ qua việc thể hiện bằng hàng hóa. Mức độ 5, 6, 7, 8, 10 cũng tương đối giống nhau với tỷ lệ lựa chọn khoảng 8% DN cho rằng phù hợp với DN mình.
Nghiên cứu và phát triển công nghệ
Năng lực đổi mới, cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD)
Để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các DN phải theo đuổi nhiều chiến lược như: Cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, có sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội ở một lĩnh vực SXKD mới hay thay đổi sang một lĩnh vực SXKD khác. Đa số các DN lựa chọn chú trọng vào cải tiến chất lượng sản phẩm sẵn có như nâng cao chất lượng sản phẩm, với trên 73%; tiếp đến là cải tiến quy trình sản xuất cũng tương đối cao với 69,2%; thấp hơn là chiến lược đầu tư vào sản phẩm mới với khoảng 40%. Mở rộng hoạt động của DN vào một lĩnh vực SXKD mới và thay đổi hoạt động của doanh nghiệp sang một lĩnh vực SXKD khác được ít DN theo đuổi để cải thiện hoạt động SXKD của DN mình. Chỉ có khoảng trên 10% DN cho rằng, mở rộng hoạt động SXKD của DN vào một lĩnh vực SXKD mới, và hơn 2% DN tìm kiếm cơ hội cải thiện hoạt động SXKD của mình qua chiến lược đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Bên cạnh đó, DN cũng gặp một số khó khăn, dẫn đến việc trì hoãn hoặc cản trở kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng truyền thông, tài chính, số lượng lao động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động, máy móc thiết bị công nghệ và những cản trở khác. Các DN được yêu cầu đánh giá những khó khăn mà mình phải đối mặt với thang điểm 10, từ ít quan trọng đến rất quan trọng. Khó khăn nhất đối với DN chính là máy móc thiết bị và công nghệ, với điểm bình quân khoảng 6,9 trong tất cả các năm; tiếp đến là khó khăn về tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động, với điểm trung bình là 6,6; cơ sở hạ tầng cơ bản như: Điện, năng lượng, đất đai với điểm trung bình là 6,1 điểm; cơ sở hạ tầng giao thông 5,7 điểm; thấp nhất là cơ sở hạ tầng truyền thông với điểm bình quân là 5,3.
Nghiên cứu và phá triển công nghệ
Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của DN chủ yếu là đổi mới cho nội bộ DN. Năm 2014, tỷ lệ DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao nhất, với 6,5%, năm 2015 là 5,4% và năm 2016 là 5,7% DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của DN chủ yếu là tự nghiên cứu với 58,2% năm 2014, 57,6% năm 2015 và thấp nhất là năm 2016 với 57,4%. Tiếp đến là DN vừa tự nghiên cứu vừa thuê ngoài với 34,9% năm 2014 và 35,2% vào năm 2016. Tỷ lệ DN thuê ngoài thấp nhất với 7,4% số lượng DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ vào năm 2016.
Trong tổng số DN có nghiên cứu và phát triển công nghệ, thì khoảng 50% DN nghiên cứu và phát triển công nghệ có tính mới đối với thị trường. Công nghệ mới đối với DN thì năm 2014 có 45,5%, năm 2015 có 47,9% và năm 2016 có 48%. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 3% DN nghiên cứu và phát triển công nghệ có tính mới đối với thế giới (3,9% năm 2014; 3% năm 2015 và 2% năm 2016)./.
Trong thời gian vừa qua, số lượng doanh nghiệp (DN) được điều tra về sử dụng công nghệ thông tin là 14.343 DN: Năm 2014 là 4.785 DN, năm 2015 là 4.999 DN và năm 2016 là 4.559 DN. Sau khi loại những DN có doanh thu, tài sản, lao động bằng 0 thì tổng số DN còn lại là 14.041 DN. Trong 3 năm từ 2014-2016, tổng số doanh nghiệp có công nghệ hoặc máy móc, thiết bị sản xuất được sử dụng trong sản xuất kinh doanh là 14.000/14.041 DN, chiếm 99,7%. Hầu hết tất cả các DN đều sử dụng công nghệ hoặc máy móc, thiết bị thông tin truyền thông, bao gồm điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, máy tính cá nhân và Internet. Trong đó, máy tính cá nhân được các DN đánh giá quan trọng nhất với 31,6%; Internet 29,6%; điện thoại (gồm cả điện thoại cố định và di động) 25,4%; 10,1% là công nghệ/máy móc, thiết bị khác.
Nhìn chung, các công nghệ/máy móc thiết bị (MMTB) sản xuất của DN đều do DN tự mua là chủ yếu. Ở cả ba năm, tỷ lệ DN tự mua công nghệ/MMTB khá cao, chiếm khoảng 92%; DN được DN khác cung cấp 100% công nghệ/MMTB sản xuất chiếm 1,2%; DN tự phát triển công nghệ/MMTB không cao, chiếm 0,3%; DN có công nghệ/ MMTB sản xuất từ nguồn khác hoặc kết hợp giữa mua một phần, một phần do DN khác cung cấp và một phần là tự phát triển chiếm khoảng 6%.
Hiệu ứng lan tỏa công nghệ theo chiều dọc
Các DN tiếp thu công nghệ từ những tương tác giữa DN với khách hàng và nhà cung ứng đầu vào gọi là hiệu ứng lan tỏa công nghệ theo chiều dọc, gồm: Liên kết xuôi - Chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp cho DN tại Việt Nam; Liên kết ngược - Công nghệ được chuyển giao từ khách hàng đến DN có trụ sở tại Việt Nam là nhà cung cấp.
Xét theo quy mô lao động, doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì mức độ lan tỏa công nghệ càng cao với cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. Đối với DN siêu nhỏ và nhỏ thì cơ hội chuyển giao công nghệ với nhà cung cấp trong nước cao hơn so với nhà cung cấp nước ngoài. Ngược lại, đối với các DN lớn thì tỷ lệ DN nhận được chuyển giao từ nhà cung cấp trong nước và nước ngoài đều cao hơn DN nhỏ và vừa, nhưng cơ hội chuyển giao từ các nhà cung cấp nước ngoài là cao hơn, với 15,1% số DN trong tổng số DN lớn chọn mẫu năm 2016 cho rằng họ có các hợp đồng kèm theo chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp nước ngoài.
Xét về loại hình doanh nghiệp, mức độ lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp đầu vào trong nước và nước ngoài có sự khác nhau đáng kể. Đối với các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ DN trên tổng số DN trong nước được chuyển giao từ nhà cung cấp trong nước cao hơn so với tỷ lệ DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp trong nước. Năm 2016, tỷ lệ này gần tương đương nhau, với 8,3% DN trong nước có chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp so với tổng số DN trong nước và 8,1% DN có vốn đầu tư nước ngoài có hợp đồng kèm chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp trong nước. Ngược lại, đối với nhà cung cấp nước ngoài, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế hơn DN trong nước khi chỉ có khoảng 6% DN trong nước nhận được chuyển giao từ nhà cung cấp nước ngoài, 10% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được chuyển giao từ nhà cung cấp nước ngoài. Điều đó cho thấy, trong liên kết xuôi, các DN trong nước nhận được tác động lan tỏa chủ yếu thông qua giao dịch với các đối tác trong nước, trong khi các DN nước ngoài được hưởng lợi từ các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ từ khách hàng là dạng liên kết ngược, các nhà cung cấp trong nước có khả năng được hưởng lợi từ việc chuyển giao kiến thức hoặc công nghệ từ các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Tác động lan tỏa liên kết ngược có thể còn được xuất hiện thông qua việc khách hàng yêu cầu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, thông qua đó tạo động lực buộc các DN phải cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh. Liên kết ngược làm tăng tính cạnh tranh của thị trường đầu vào, cũng như làm tăng chuyển giao công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đầu ra có chất lượng cao hơn.
Liên kết ngược cũng được đánh giá bằng cách xem xét đến thời hạn hợp đồng giữa các đối tác thương mại. Các hợp đồng càng có thời hạn dài thì mối quan hệ với các đối tác càng được củng cố và chặt chẽ hơn. Đó là chỉ số đánh giá doanh nghiệp có được hưởng lợi từ các liên kết hay không và là thước đo chất lượng chuyển giao công nghệ. Thời hạn hợp đồng trung bình của các DN với khách hàng ở trong nước là 8,7 tháng và 9,4 tháng đối với các khách hàng ở ngoài Việt Nam, và không khác nhiều ở từng năm. Với 12.236/14.401 DN trong 3 năm 2014-2016 có bán sản phẩm của mình ở thị trường trong nước thì chỉ có trung bình khoảng 9% DN có các khoản đầu tư cụ thể, như: Đầu tư cho công nghệ sản xuất máy móc, thiết bị, công nghệ truyền thông và tin học, cơ sở hạ tầng hoặc đào tạo kỹ năng cho nhân viên (năm 2014: 9,3%; năm 2015: 9,5% và năm 2016 với 8,3%). Đối với các khách hàng ngoài Việt Nam, với 6.254/14.401 DN có xuất khẩu sản phẩm của DN ra thị trường nước ngoài thì chỉ có khoảng 7% trong tổng số DN này có thực hiện các khoản đầu tư cụ thể này (năm 2014: 7,5%; năm 2015: 7,1% và năm 2016 với 6,2%).
Việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng trong nước hay nước ngoài cho doanh nghiệp cũng không thay đổi nhiều qua các năm và tỷ lệ DN nhận được chuyển giao từ khách hàng trong nước cao hơn tỷ lệ chuyển giao từ khách hàng nước ngoài. Năm 2014 có 8,7% DN có hợp đồng với khách hàng ở thị trường trong nước có bao gồm chuyển giao công nghệ từ khách hàng cho doanh nghiệp; 7,1% DN có được chuyển giao công nghệ từ khách hàng ở ngoài Việt Nam. Năm 2016, tỷ lệ này lần lượt là 8,6% và 7,6%.
Bên cạnh đó, có thể thấy việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng cả trong nước và nước ngoài cho doanh nghiệp thể hiện rõ ở quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn thì cơ hội nhận được chuyển giao công nghệ từ khách hàng nước ngoài càng cao. Năm 2016, có 9,7% DN lớn có hợp đồng bao gồm chuyển giao công nghệ từ khách hàng ở ngoài Việt Nam chuyển giao cho DN. Điều này cũng chứng tỏ rằng, DN lớn có nhiều cơ hội nhận được chuyển giao công nghệ từ cả đối tác cung cấp cũng như khách hàng ở ngoài Việt Nam.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng cả trong nước và nước ngoài cho doanh nghiệp cũng không có nhiều khác biệt. Đối với khách hàng trong nước thì các DN trong nước có ưu thế hơn, khi có trên 9% DN trong nước nhận được chuyển giao từ khách hàng trong nước năm 2014 và 2015. Năm 2016, tỷ lệ này tuy thấp hơn, nhưng vẫn cao so với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (6,3% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được chuyển giao công nghệ trong hợp đồng từ khách hàng trong nước). Đối với khách hàng nước ngoài, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có lợi thế hơn các DN trong nước, điều đó chứng tỏ rằng các DN trong nước có lợi thế hơn với khách hàng trong nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có lợi thế hơn với khách hàng ngoài Việt Nam.
Kênh chuyển giao công nghệ
Để đánh giá về các kênh chuyển giao công nghệ, có 10 mức độ khác nhau từ 0 - không phù hợp, 1 - ít phù hợp,… đến 10 là rất phù hợp để đánh giá sự phù hợp của các kênh chuyển giao công nghệ như: Mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa, mua công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu hoặc công ty khác, sử dụng công nghệ do các công ty khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty cung cấp, sử dụng công nghệ do các công ty ngoài tập đoàn, tổng công ty cung cấp, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động mới.
Có khoảng 30% DN cho rằng, mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa là không phù hợp với doanh nghiệp; trên 14% DN cho rằng việc mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa là rất phù hợp (mức độ cao nhất) với doanh nghiệp; khoảng 10% DN lựa chọn mức độ 5; 9% mức độ 1 và thấp nhất là 3% DN lựa chọn mức 2.
Tỷ lệ các DN cho rằng mua công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu hoặc công ty khác là không phù hợp với DN tương đối cao, năm 2015 là 34,7% và chỉ còn 31,5% ở năm 2016. Tỷ lệ các DN chọn mức độ phù hợp là 5 với khoảng 12%, tiếp đến là ít phù hợp mức độ 1 với khoảng 8%; mức độ rất phù hợp cũng khá cao với khoảng 7%, thấp nhất là mức độ 9 với 3,5% DN.
Tỷ lệ DN cho rằng việc sử dụng công nghệ do các công ty khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty là không phù hợp với doanh nghiệp tương đối cao, với khoảng 40% DN. Mức độ ít phù hợp với khoảng 8% DN cho rằng kênh chuyển giao này ít phù hợp với DN, có khoảng 6% DN cho rằng rất phù hợp với DN mình.
Cũng có nhiều DN cho rằng việc chuyển giao công nghệ từ các nhà cung ứng hoặc khách hàng là không phù hợp với DN mình với khoảng 34% DN, lựa chọn mức độ 5 trong thang điểm từ 1 ít phù hợp đến 10 rất phù hợp là nhiều nhất trong kênh chuyển giao này, với khoảng hơn 11%. Kênh chuyển giao qua kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động mới được các DN đánh giá tương đối đồng đều ở các mức độ, nhiều nhất là tỷ lệ DN cho rằng, nó không phù hợp với doanh nghiệp mình, với khoảng 30% giống với tỷ lệ ở kênh chuyển giao công nghệ qua việc thể hiện bằng hàng hóa. Mức độ 5, 6, 7, 8, 10 cũng tương đối giống nhau với tỷ lệ lựa chọn khoảng 8% DN cho rằng phù hợp với DN mình.
Nghiên cứu và phát triển công nghệ
Năng lực đổi mới, cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD)
Để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các DN phải theo đuổi nhiều chiến lược như: Cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, có sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội ở một lĩnh vực SXKD mới hay thay đổi sang một lĩnh vực SXKD khác. Đa số các DN lựa chọn chú trọng vào cải tiến chất lượng sản phẩm sẵn có như nâng cao chất lượng sản phẩm, với trên 73%; tiếp đến là cải tiến quy trình sản xuất cũng tương đối cao với 69,2%; thấp hơn là chiến lược đầu tư vào sản phẩm mới với khoảng 40%. Mở rộng hoạt động của DN vào một lĩnh vực SXKD mới và thay đổi hoạt động của doanh nghiệp sang một lĩnh vực SXKD khác được ít DN theo đuổi để cải thiện hoạt động SXKD của DN mình. Chỉ có khoảng trên 10% DN cho rằng, mở rộng hoạt động SXKD của DN vào một lĩnh vực SXKD mới, và hơn 2% DN tìm kiếm cơ hội cải thiện hoạt động SXKD của mình qua chiến lược đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Bên cạnh đó, DN cũng gặp một số khó khăn, dẫn đến việc trì hoãn hoặc cản trở kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng truyền thông, tài chính, số lượng lao động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động, máy móc thiết bị công nghệ và những cản trở khác. Các DN được yêu cầu đánh giá những khó khăn mà mình phải đối mặt với thang điểm 10, từ ít quan trọng đến rất quan trọng. Khó khăn nhất đối với DN chính là máy móc thiết bị và công nghệ, với điểm bình quân khoảng 6,9 trong tất cả các năm; tiếp đến là khó khăn về tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động, với điểm trung bình là 6,6; cơ sở hạ tầng cơ bản như: Điện, năng lượng, đất đai với điểm trung bình là 6,1 điểm; cơ sở hạ tầng giao thông 5,7 điểm; thấp nhất là cơ sở hạ tầng truyền thông với điểm bình quân là 5,3.
Nghiên cứu và phá triển công nghệ
Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của DN chủ yếu là đổi mới cho nội bộ DN. Năm 2014, tỷ lệ DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao nhất, với 6,5%, năm 2015 là 5,4% và năm 2016 là 5,7% DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của DN chủ yếu là tự nghiên cứu với 58,2% năm 2014, 57,6% năm 2015 và thấp nhất là năm 2016 với 57,4%. Tiếp đến là DN vừa tự nghiên cứu vừa thuê ngoài với 34,9% năm 2014 và 35,2% vào năm 2016. Tỷ lệ DN thuê ngoài thấp nhất với 7,4% số lượng DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ vào năm 2016.
Trong tổng số DN có nghiên cứu và phát triển công nghệ, thì khoảng 50% DN nghiên cứu và phát triển công nghệ có tính mới đối với thị trường. Công nghệ mới đối với DN thì năm 2014 có 45,5%, năm 2015 có 47,9% và năm 2016 có 48%. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 3% DN nghiên cứu và phát triển công nghệ có tính mới đối với thế giới (3,9% năm 2014; 3% năm 2015 và 2% năm 2016)./.
Tiến Long