Nguồn lợi thủy sản từ biển không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao mà còn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Từ nhiều năm về trước, khi tình trạng nguồn hải sản biển ngày càng suy giảm do khai thác quá mức nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, nuôi trồng hải sản ngoài biển đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu. Đến nay, nuôi biển không chỉ là một xu hướng bộc phát mà còn có khả năng tạo ra đột phá kinh tế, góp phần tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản và trở thành trọng điểm trong chiến lược phát triển nghề cá bền vững.
Thủy sản nuôi biển chiến lược phát triển bền vững
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã xuất hiện từ khoảng cuối những năm 1960 với các hệ thống nuôi cấy quy mô nhỏ, giá trị kinh tế chưa cao. Từ một nghề sản xuất phụ, mang đậm tính chất tự cấp tự túc, trải qua hàng chục năm, nuôi trồng thủy sản trên biển đã trở thành một ngành kinh tế thế mạnh, sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển theo hướng bền vững, hài hòa với các ngành kinh tế khác, đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước, giúp làm giàu cho bà con nông dân vùng ven biển và hải đảo. Theo các chuyên gia của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nuôi biển được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế - môi trường, do có năng suất cao hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn (FCR của cá biển sử dụng thức ăn viên chỉ từ 1,0-2,5; trong khi động vật trên cạn 4,0-8,0), lại ít gây hại tới môi trường. Ngoài nuôi cá biển, Việt Nam có thể phát triển nuôi với sản lượng rất lớn những loài thủy sản ăn lọc, tận dụng thức ăn tự nhiên, như các động vật thân mềm (hàu, vẹm, nghêu, sò, trai, ốc…); trồng rong biển có thể đạt 400 kg protein/ha/năm (so với trồng cây trên đất chỉ thu 16kg/ha/năm) mà không hề tốn phân, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới, lại có tác dụng rất lớn làm giảm CO2 và hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm khác trong khí quyển và đại dương. Tại Việt Nam, các loài hải sản chính phù hợp làm đối tượng nuôi biển là cá và tôm; trong đó có các loại cá biển được nuôi như: Cá song, cá gió, cá vược, cá chẽm…; các loại giáp xác như: Tôm hùm, cua, ghẹ…; một số loài nhuyễn thể như: Ngao, hàu, tu hài, ốc hương… và rong biển.
Giai đoạn 2010-2017, quy mô và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi biển tại các vùng biển Việt Nam đã tăng gấp 9,7 lần, từ 38,8 nghìn ha trong năm 2010 lên hơn 246 nghìn ha năm 2017. Cùng với đó, sản lượng nuôi biển cũng tăng từ 156 nghìn tấn lên tới trên 377 nghìn tấn. Nghề nuôi biển phát triển nhanh và mạnh tại một số địa phương ven biển như: Quảng Ninh, Thái Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Kiên Giang, Cà Mau… với những mô hình nuôi biển có quy mô lớn. Các sản phẩm nuôi trồng trên biển của Việt Nam đã khẳng định được giá trị và góp mặt tại các thị trường lớn với yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp cho nuôi biển chủ động được công nghệ sản xuất giống và con giống, nuôi thương phẩm nhiều loại có giá trị kinh tế, năng suất ngày càng cao, đem lại giá trị vượt trội và tạo ra bước ngoặt lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản trên biển của Việt Nam. Điển hình là một số công nghệ sản xuất giống thủy sản đã tiếp cận hoặc vượt cả trình độ các nước trong khu vực như công nghệ sản xuất giống cua biển, ốc hương… Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp 5,3 lần, từ 42,5 triệu đồng/ha năm 2004 lên 226,3 triệu đồng/ha năm 2018. Với năng suất sản lượng ngày càng cao, vượt qua cả sản lượng hải sản khai thác. Nuôi trồng thủy sản trên biển đã cho thấy khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sang nuôi trồng trên mặt nước nói chung và nuôi biển nói riêng, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của ngành Thủy sản và quan trọng là bảo vệ tài nguyên biển Việt Nam và thế giới.
Thủy sản nuôi biển chiến lược phát triển bền vững
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã xuất hiện từ khoảng cuối những năm 1960 với các hệ thống nuôi cấy quy mô nhỏ, giá trị kinh tế chưa cao. Từ một nghề sản xuất phụ, mang đậm tính chất tự cấp tự túc, trải qua hàng chục năm, nuôi trồng thủy sản trên biển đã trở thành một ngành kinh tế thế mạnh, sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển theo hướng bền vững, hài hòa với các ngành kinh tế khác, đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước, giúp làm giàu cho bà con nông dân vùng ven biển và hải đảo. Theo các chuyên gia của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nuôi biển được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế - môi trường, do có năng suất cao hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn (FCR của cá biển sử dụng thức ăn viên chỉ từ 1,0-2,5; trong khi động vật trên cạn 4,0-8,0), lại ít gây hại tới môi trường. Ngoài nuôi cá biển, Việt Nam có thể phát triển nuôi với sản lượng rất lớn những loài thủy sản ăn lọc, tận dụng thức ăn tự nhiên, như các động vật thân mềm (hàu, vẹm, nghêu, sò, trai, ốc…); trồng rong biển có thể đạt 400 kg protein/ha/năm (so với trồng cây trên đất chỉ thu 16kg/ha/năm) mà không hề tốn phân, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới, lại có tác dụng rất lớn làm giảm CO2 và hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm khác trong khí quyển và đại dương. Tại Việt Nam, các loài hải sản chính phù hợp làm đối tượng nuôi biển là cá và tôm; trong đó có các loại cá biển được nuôi như: Cá song, cá gió, cá vược, cá chẽm…; các loại giáp xác như: Tôm hùm, cua, ghẹ…; một số loài nhuyễn thể như: Ngao, hàu, tu hài, ốc hương… và rong biển.
Giai đoạn 2010-2017, quy mô và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi biển tại các vùng biển Việt Nam đã tăng gấp 9,7 lần, từ 38,8 nghìn ha trong năm 2010 lên hơn 246 nghìn ha năm 2017. Cùng với đó, sản lượng nuôi biển cũng tăng từ 156 nghìn tấn lên tới trên 377 nghìn tấn. Nghề nuôi biển phát triển nhanh và mạnh tại một số địa phương ven biển như: Quảng Ninh, Thái Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Kiên Giang, Cà Mau… với những mô hình nuôi biển có quy mô lớn. Các sản phẩm nuôi trồng trên biển của Việt Nam đã khẳng định được giá trị và góp mặt tại các thị trường lớn với yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp cho nuôi biển chủ động được công nghệ sản xuất giống và con giống, nuôi thương phẩm nhiều loại có giá trị kinh tế, năng suất ngày càng cao, đem lại giá trị vượt trội và tạo ra bước ngoặt lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản trên biển của Việt Nam. Điển hình là một số công nghệ sản xuất giống thủy sản đã tiếp cận hoặc vượt cả trình độ các nước trong khu vực như công nghệ sản xuất giống cua biển, ốc hương… Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp 5,3 lần, từ 42,5 triệu đồng/ha năm 2004 lên 226,3 triệu đồng/ha năm 2018. Với năng suất sản lượng ngày càng cao, vượt qua cả sản lượng hải sản khai thác. Nuôi trồng thủy sản trên biển đã cho thấy khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sang nuôi trồng trên mặt nước nói chung và nuôi biển nói riêng, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của ngành Thủy sản và quan trọng là bảo vệ tài nguyên biển Việt Nam và thế giới.
Mô hình lồng nuôi ngoài biển, nguồn Internet
Hiện nay, Việt Nam đã xác định nuôi trồng thủy sản trên biển là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển thao chung, hướng đến phát triển bền vững nghề cá và tạo ra đột phá cho ngành Thủy sản nói riêng cũng như kinh tế đất nước nói chung. Vì vậy, để nuôi biển tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị bền vững, việc từng bước chuyển dịch nuôi biển thủ công ven bờ sang nuôi biển công nghiệp ở vùng xa bờ và hải đảo với sự tham gia của các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, song song với bảo vệ môi trường được coi là chiến lược phát triển bền vững của lĩnh vực này. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong nuôi biển công nghiệp giúp quản lý hiệu quả, giảm rủi ro, tăng năng suất chất lượng, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững hơn. Mặt khác, phát triển kinh tế từ nuôi biển còn kéo theo sự hình thành và phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ mới, đặc biệt là lĩnh vực hậu cần, thức ăn chăn nuôi hải sản. Qua đó góp phần tạo thêm việc làm và sinh kế mới, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và đặc biệt là góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, biển đảo của Tổ quốc.
Trước những lợi ích kinh tế - xã hội từ nuôi biển đem lại, để đảm bảo phát triển tiềm năng của đất nước, phát triển nuôi trồng thủy sản cũng như nghề cá theo hướng chất lượng và bền vững, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm sâu sát và định hướng phát triển nuôi biển trong tương lai. Trong đó, chiến lược phát triển nuôi biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu là duy trì và ổn định vùng nuôi ven biển, đảo gần bờ có hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái; Phát triển mạnh công nghiệp nuôi biển vùng xa bờ, hình thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bền vững, tạo sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, cung cấp cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cụ thể đến 2030, diện tích nuôi biển đạt 300 nghìn ha, thể tích lồng nuôi 10 triệu m3, sản lượng đạt 1.750 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu hải sản nuôi đạt 4-6 tỷ USD; Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có nền công nghiệp nuôi biển tiên tiến, phát triển bền vững; sản lượng nuôi biển đạt 3,0-4,0 triệu tấn/năm; giá trị thương mại và xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
… còn đó những bất cập cần vượt qua
Dù đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng chục năm, tuy nhiên, nuôi biển vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bộc lộ những bất cập trong hoạt động sản xuất khiến cho sức tăng trưởng của ngành bị kìm hãm. Đặc biệt, quy mô phát triển nuôi biển hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. Việt Nam có trên 1 triệu km2 diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế, trong khi diện tích nuôi biển của nước ta đến nay chưa đạt tới 300 nghìn ha và chỉ chiếm khoảng hơn 20% trên 1.140,4 nghìn ha tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước (số liệu của Tổng cục Thống kê). Như vậy, nuôi biển còn rất nhiều dư địa để phát triển, trong khi đó, hoạt động nuôi biển đến nay vẫn còn manh mún, tự phát, thường xuyên phá vỡ quy hoạch.
Mặt khác, khó khăn về nguồn giống cũng là một trong những hạn chế trong hoạt động. Hiện Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số giống cá biển nhân tạo với quy mô nhỏ lẻ, còn nguồn cung chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu qua đường tiểu ngạch với chất lượng bấp bênh. Bên cạnh đó, còn là những khó khăn trong khâu cung cấp thức ăn do các mô hình nuôi truyền thống với các lồng bè thô sơ, sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ cá tươi (cá tạp, cá bột). Nguồn thức ăn này không mang tính bền vững, gây nhiều tác hại đến môi trường và có thể dẫn đến khan hiếm nguồn cá tạp tự nhiên, do nhu cầu lớn dẫn đến khai thác quá mức mà hiệu quả nuôi trồng lại không cao, chi phí phát sinh lớn do giá thành thay đổi theo mùa.
Đặc biệt, nuôi biển tại Việt Nam hiện nay chủ yếu theo quy trình nuôi lồng bè truyền thống gần bờ, hạ tầng nuôi còn nhiều yếu kém, thiếu quy hoạch và chính sách quản lý tốt dẫn đến tình trạng phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức, rõ nhất là suy thoái môi trường. Một số vùng nuôi hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt và chất thải từ hoạt động nuôi quá lớn, dẫn đến mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi biển và các ngành kinh tế khác như: Du lịch, vận tải biển… Hơn nữa, với quy mô manh mún, công nghệ lồng bè nuôi chưa thích ứng được với những thay đổi thời tiết, sóng biển, cộng thêm biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thiên tai, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường biển… đã khiến cho nghề nuôi biển phải đối mặt với nhiều rủi ro, thiệt hại do bùng phát dịch bệnh hoặc đối tượng nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cả môi trường, thu nhập và sinh kế của người dân làm nghề. Trong khi đó, thị trường đầu ra cho các sản phẩm nuôi biển cũng bấp bênh và thiếu tính bền vững, chủ yếu được thương lái thu gom rồi xuất khẩu tiểu ngạch, bán cho du khách qua các nhà hàng và tiêu thụ nội địa tại các chợ địa phương.
Có thể thấy, từ khâu con giống đầu vào, quy trình sản xuất đến đầu ra, nuôi biển đều gặp nhiều khó khăn, thách thức, khiến cho giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chưa thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm. Để cải thiện tình hình, tận dụng triệt để tiềm năng lợi thế phát triển nuôi biển, bên cạnh các định hướng về quy hoạch ngành nghề, cần thiết lập khung chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển cộng đồng doanh nghiệp nuôi biển (giao quyền sử dụng, cho thuê mặt nước biển, hỗ trợ lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng trung dài hạn, ưu đãi thuế) từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phát triển các chuỗi giá trị nuôi biển (từ sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất nhập khẩu, phân phối, dịch vụ), có cơ chế khuyến khích tích hợp đa ngành và hợp tác quốc tế để tranh thủ công nghệ hiện đại phục vụ cho nuôi biển công nghiệp, hướng đến nuôi biển công nghiệp xa bờ. Từ đó từng bước khắc phục hạn chế, bất cập để nuôi biển có thể tham gia vào chuỗi giá trị cao, hạn chế khai thác tài nguyên, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần phát triển bền vững nghề cá./.
Mặt khác, khó khăn về nguồn giống cũng là một trong những hạn chế trong hoạt động. Hiện Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số giống cá biển nhân tạo với quy mô nhỏ lẻ, còn nguồn cung chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu qua đường tiểu ngạch với chất lượng bấp bênh. Bên cạnh đó, còn là những khó khăn trong khâu cung cấp thức ăn do các mô hình nuôi truyền thống với các lồng bè thô sơ, sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ cá tươi (cá tạp, cá bột). Nguồn thức ăn này không mang tính bền vững, gây nhiều tác hại đến môi trường và có thể dẫn đến khan hiếm nguồn cá tạp tự nhiên, do nhu cầu lớn dẫn đến khai thác quá mức mà hiệu quả nuôi trồng lại không cao, chi phí phát sinh lớn do giá thành thay đổi theo mùa.
Đặc biệt, nuôi biển tại Việt Nam hiện nay chủ yếu theo quy trình nuôi lồng bè truyền thống gần bờ, hạ tầng nuôi còn nhiều yếu kém, thiếu quy hoạch và chính sách quản lý tốt dẫn đến tình trạng phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức, rõ nhất là suy thoái môi trường. Một số vùng nuôi hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt và chất thải từ hoạt động nuôi quá lớn, dẫn đến mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi biển và các ngành kinh tế khác như: Du lịch, vận tải biển… Hơn nữa, với quy mô manh mún, công nghệ lồng bè nuôi chưa thích ứng được với những thay đổi thời tiết, sóng biển, cộng thêm biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thiên tai, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường biển… đã khiến cho nghề nuôi biển phải đối mặt với nhiều rủi ro, thiệt hại do bùng phát dịch bệnh hoặc đối tượng nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cả môi trường, thu nhập và sinh kế của người dân làm nghề. Trong khi đó, thị trường đầu ra cho các sản phẩm nuôi biển cũng bấp bênh và thiếu tính bền vững, chủ yếu được thương lái thu gom rồi xuất khẩu tiểu ngạch, bán cho du khách qua các nhà hàng và tiêu thụ nội địa tại các chợ địa phương.
Có thể thấy, từ khâu con giống đầu vào, quy trình sản xuất đến đầu ra, nuôi biển đều gặp nhiều khó khăn, thách thức, khiến cho giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chưa thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm. Để cải thiện tình hình, tận dụng triệt để tiềm năng lợi thế phát triển nuôi biển, bên cạnh các định hướng về quy hoạch ngành nghề, cần thiết lập khung chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển cộng đồng doanh nghiệp nuôi biển (giao quyền sử dụng, cho thuê mặt nước biển, hỗ trợ lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng trung dài hạn, ưu đãi thuế) từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phát triển các chuỗi giá trị nuôi biển (từ sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất nhập khẩu, phân phối, dịch vụ), có cơ chế khuyến khích tích hợp đa ngành và hợp tác quốc tế để tranh thủ công nghệ hiện đại phục vụ cho nuôi biển công nghiệp, hướng đến nuôi biển công nghiệp xa bờ. Từ đó từng bước khắc phục hạn chế, bất cập để nuôi biển có thể tham gia vào chuỗi giá trị cao, hạn chế khai thác tài nguyên, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần phát triển bền vững nghề cá./.
Việt Nam có hơn 3 nghìn km bờ biển kéo dài từ Móng Cái, Quảng Ninh đến mũi Cà Mau cùng hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trên hải phận Biển Đông; vùng biển có đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền và chiếm tới 30% diện tích Biển Đông. Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam còn có tính đa dạng sinh học khá cao, là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới. Đây là tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản trên biển đối với Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được. |
Phương Anh