Từ ngày 1/1/2020, ngành mía đường Việt Nam bước vào giai đoạn áp lực cạnh tranh ngày một tăng, khi hạn ngạch thuế quan với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN chính thức bị xóa bỏ theo quy định tại Điều 20 của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong khi đó, tình hình sản xuất mía đường trong nước qua các niên vụ gần đây chưa có nhiều dấu hiệu khả quan. Do vậy có thể nói, ngành mía đường Việt Nam đang trong giai đoạn cần sự quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trước những khó khăn, thách thức đón chờ.
Thực trạng mía đường Việt Nam
Là một trong những hàng hóa lâu đời nhất trên thế giới, đường có vai trò là hàng hóa cơ bản và thiết yếu, được sử dụng trực tiếp trong đời sống hàng ngày và là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất nhiên liệu. Từ năm 1995, khi chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa được khởi động với mục tiêu “Một triệu tấn đường”, đến nay, diện tích mía đường của Việt Nam tăng gấp nhiều lần so với năm 1995 với sản lượng đạt trên 1 triệu tấn. Tại một số vùng trồng mía trọng điểm như Thanh Hóa, Tây Ninh, Quảng Ngãi… mía đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Ngành công nghiệp mía đường không những đem lại giá trị kinh tế, mà còn giải quyết việc làm, sử dụng hiệu quả diện tích đất đồi, góp phần xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn.
Thực trạng mía đường Việt Nam
Là một trong những hàng hóa lâu đời nhất trên thế giới, đường có vai trò là hàng hóa cơ bản và thiết yếu, được sử dụng trực tiếp trong đời sống hàng ngày và là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất nhiên liệu. Từ năm 1995, khi chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa được khởi động với mục tiêu “Một triệu tấn đường”, đến nay, diện tích mía đường của Việt Nam tăng gấp nhiều lần so với năm 1995 với sản lượng đạt trên 1 triệu tấn. Tại một số vùng trồng mía trọng điểm như Thanh Hóa, Tây Ninh, Quảng Ngãi… mía đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Ngành công nghiệp mía đường không những đem lại giá trị kinh tế, mà còn giải quyết việc làm, sử dụng hiệu quả diện tích đất đồi, góp phần xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong ngành mía đường tập trung chú trọng phát triển đầu vào sản xuất, đồng thời phát triển các sản phẩm đường, sản phẩm sau đường và cạnh đường. Song song với đó là tái cấu trúc hình thành các tập đoàn, công ty lớn; tiến hành hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lũ… và sự cạnh tranh quyết liệt của các loại cây trồng có giá trị kinh tế khác, nhưng ngành mía đường vẫn cố gắng duy trì diện tích vùng nguyên liệu với năng suất bình quân 65 tấn/ha.
Các vùng nguyên liệu trồng mía tại Việt Nam có đặc điểm chung là phân hóa và manh mún trải dài khắp cả nước. Vùng nguyên liệu mía tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu nằm tại khu vực Tuyên Quang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An có các đặc điểm thổ nhưỡng đáp ứng được điều kiện tự nhiên của trồng và sản xuất mía, nhờ đó, mía nguyên liệu khu vực này có độ ngọt cao nhất cả nước, giúp cho hiệu suất thu hồi đường từ mía của vùng được cải thiện. Khu vực Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên là vựa mía đường của Việt Nam, chiếm tới 51% và đóng góp gần 48% vào sản lượng đường của cả nước (chủ yếu tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa). Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu ở Tây Ninh, Đồng Nai có lợi thế bởi điều kiện địa lý phù hợp cho hoạt động tưới tiêu và canh tác mía, nhờ đó năng suất mía của khu vực này cao nhất cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất đường của vùng nhiên liệu Đông Nam Bộ còn kém cạnh tranh do trữ đường trong mía tại đây khá thấp.
Giai đoạn 2013-2015 đã ghi dấu hoạt động sản xuất hiệu quả của toàn ngành; niên vụ 2013-2014 và 2014-2015, ngành mía đường sản xuất được hơn 16 triệu tấn mía, ép được hơn 1,5 triệu tấn đường. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ đường trong nước cũng ghi nhận mức tăng với tốc độ trung bình khoảng 24%/năm, từ 0,64 triệu tấn/năm giai đoạn 1994-1998 lên tới 1,57 triệu tấn/năm giai đoạn 2013-2018. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã dự báo, tiêu thụ đường nội địa tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 1,8 triệu tấn vào năm 2023, mức tiêu thụ trung bình ước đạt khoảng 1,76 triệu tấn/năm cho giai đoạn 5 năm từ 2019-2023. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước sản xuất đường mía đứng thứ 4 sau Thái Lan, Phillipines, Indonesia; nhưng lại đứng thứ 2 về hiệu quả sản xuất, sau Thái Lan.
Tuy nhiên thời gian gần đây, ngành mía đường được các chuyên gia đánh giá là đang dần bước vào giai đoạn bão hòa, mặc dù sản lượng đường tiêu thụ nội địa tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành lại đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2018-2019 là năm thứ 3 liên tiếp ngành mía đường chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết cũng như giá cả thị trường cả trong nước và quốc tế. Niên vụ 2018-2019, diện tích mía nguyên liệu đã sụt giảm khoảng 20% so với niên vụ trước, xuống còn trên 192 nghìn ha, đồng thời sản lượng mía ép cũng giảm 21%, xuống còn 12,2 triệu tấn kéo theo sản lượng đường giảm từ 1,47 triệu tấn niên vụ 2017-2018 xuống còn 1,17 triệu tấn. Ngoài ra, giá đường trong vụ vừa qua cũng giảm khoảng 1.000-1.500 đồng/kg, dẫn đến giá mua mía cũng điều chỉnh giảm bình quân từ 50-100 nghìn đồng/ tấn (giá mía bình quân khoảng từ 750-800 nghìn đồng/tấn). Trong khi đó, tồn kho toàn ngành vẫn đang ở mức rất cao so với những năm gần đây, ước tính khoảng 600 nghìn tấn.
Bên cạnh đó, năng suất mía trung bình của Việt Nam chỉ đạt phổ biến ở mức 65 tấn mía/ha, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới 71,2 tấn/ha. So với Thái Lan, mỗi ha vùng nguyên liệu mía của quốc gia này có thể thu về 7,3 tấn đường, trong khi ở Việt Nam, năng suất đường thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 5,4 tấn đường/ ha. Ở một diễn biến khác, ngành mía đường đang ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi làn sóng nhập khẩu đường lỏng từ Hàn Quốc và Trung Quốc để thay thế đường kính; trong khi Việt Nam lại chưa áp thuế hay áp hạn ngạch nhập khẩu đối với loại đường được xem là không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng này.
Một trong những nguyên nhân chính khiến giá đường sụt giảm là do tác động của đường nhập lậu giá rẻ và gian lận thương mại khiến các nhà máy đường phải giảm giá bán để cạnh tranh. Mặc dù lượng tồn kho còn nhiều, nhưng giống như các nước ASEAN khác, ngành đường Việt Nam đang ở trong tình trạng nhập siêu; và hiển nhiên là Việt Nam nhập đường chủ yếu từ Thái Lan - quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới nằm ngay sát bên cạnh. Theo thống kê, năm 2013 có tới 99% lượng đường nhập khẩu của Việt Nam là từ Thái Lan, sau 5 năm, Việt Nam đã tìm kiếm những thị trường nhập khẩu mới từ Úc, Philippines, Brazil và một số quốc gia khác nên tỷ trọng nhập khẩu đường từ Thái Lan chỉ còn 64%, dù vậy Thái Lan vẫn là quốc gia đứng đầu xuất khẩu đường vào Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu đường của Việt Nam lại phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Từ năm 2016, Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt việc nhập khẩu đường vào nước này, khiến cho xuất khẩu đường từ Việt Nam tụt giảm rõ rệt và gặp nhiều khó khăn.
Các vùng nguyên liệu trồng mía tại Việt Nam có đặc điểm chung là phân hóa và manh mún trải dài khắp cả nước. Vùng nguyên liệu mía tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu nằm tại khu vực Tuyên Quang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An có các đặc điểm thổ nhưỡng đáp ứng được điều kiện tự nhiên của trồng và sản xuất mía, nhờ đó, mía nguyên liệu khu vực này có độ ngọt cao nhất cả nước, giúp cho hiệu suất thu hồi đường từ mía của vùng được cải thiện. Khu vực Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên là vựa mía đường của Việt Nam, chiếm tới 51% và đóng góp gần 48% vào sản lượng đường của cả nước (chủ yếu tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa). Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu ở Tây Ninh, Đồng Nai có lợi thế bởi điều kiện địa lý phù hợp cho hoạt động tưới tiêu và canh tác mía, nhờ đó năng suất mía của khu vực này cao nhất cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất đường của vùng nhiên liệu Đông Nam Bộ còn kém cạnh tranh do trữ đường trong mía tại đây khá thấp.
Giai đoạn 2013-2015 đã ghi dấu hoạt động sản xuất hiệu quả của toàn ngành; niên vụ 2013-2014 và 2014-2015, ngành mía đường sản xuất được hơn 16 triệu tấn mía, ép được hơn 1,5 triệu tấn đường. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ đường trong nước cũng ghi nhận mức tăng với tốc độ trung bình khoảng 24%/năm, từ 0,64 triệu tấn/năm giai đoạn 1994-1998 lên tới 1,57 triệu tấn/năm giai đoạn 2013-2018. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã dự báo, tiêu thụ đường nội địa tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 1,8 triệu tấn vào năm 2023, mức tiêu thụ trung bình ước đạt khoảng 1,76 triệu tấn/năm cho giai đoạn 5 năm từ 2019-2023. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước sản xuất đường mía đứng thứ 4 sau Thái Lan, Phillipines, Indonesia; nhưng lại đứng thứ 2 về hiệu quả sản xuất, sau Thái Lan.
Tuy nhiên thời gian gần đây, ngành mía đường được các chuyên gia đánh giá là đang dần bước vào giai đoạn bão hòa, mặc dù sản lượng đường tiêu thụ nội địa tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành lại đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2018-2019 là năm thứ 3 liên tiếp ngành mía đường chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết cũng như giá cả thị trường cả trong nước và quốc tế. Niên vụ 2018-2019, diện tích mía nguyên liệu đã sụt giảm khoảng 20% so với niên vụ trước, xuống còn trên 192 nghìn ha, đồng thời sản lượng mía ép cũng giảm 21%, xuống còn 12,2 triệu tấn kéo theo sản lượng đường giảm từ 1,47 triệu tấn niên vụ 2017-2018 xuống còn 1,17 triệu tấn. Ngoài ra, giá đường trong vụ vừa qua cũng giảm khoảng 1.000-1.500 đồng/kg, dẫn đến giá mua mía cũng điều chỉnh giảm bình quân từ 50-100 nghìn đồng/ tấn (giá mía bình quân khoảng từ 750-800 nghìn đồng/tấn). Trong khi đó, tồn kho toàn ngành vẫn đang ở mức rất cao so với những năm gần đây, ước tính khoảng 600 nghìn tấn.
Bên cạnh đó, năng suất mía trung bình của Việt Nam chỉ đạt phổ biến ở mức 65 tấn mía/ha, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới 71,2 tấn/ha. So với Thái Lan, mỗi ha vùng nguyên liệu mía của quốc gia này có thể thu về 7,3 tấn đường, trong khi ở Việt Nam, năng suất đường thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 5,4 tấn đường/ ha. Ở một diễn biến khác, ngành mía đường đang ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi làn sóng nhập khẩu đường lỏng từ Hàn Quốc và Trung Quốc để thay thế đường kính; trong khi Việt Nam lại chưa áp thuế hay áp hạn ngạch nhập khẩu đối với loại đường được xem là không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng này.
Một trong những nguyên nhân chính khiến giá đường sụt giảm là do tác động của đường nhập lậu giá rẻ và gian lận thương mại khiến các nhà máy đường phải giảm giá bán để cạnh tranh. Mặc dù lượng tồn kho còn nhiều, nhưng giống như các nước ASEAN khác, ngành đường Việt Nam đang ở trong tình trạng nhập siêu; và hiển nhiên là Việt Nam nhập đường chủ yếu từ Thái Lan - quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới nằm ngay sát bên cạnh. Theo thống kê, năm 2013 có tới 99% lượng đường nhập khẩu của Việt Nam là từ Thái Lan, sau 5 năm, Việt Nam đã tìm kiếm những thị trường nhập khẩu mới từ Úc, Philippines, Brazil và một số quốc gia khác nên tỷ trọng nhập khẩu đường từ Thái Lan chỉ còn 64%, dù vậy Thái Lan vẫn là quốc gia đứng đầu xuất khẩu đường vào Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu đường của Việt Nam lại phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Từ năm 2016, Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt việc nhập khẩu đường vào nước này, khiến cho xuất khẩu đường từ Việt Nam tụt giảm rõ rệt và gặp nhiều khó khăn.
Đối mặt với thách thức từ ATIGA
Trong số các Hiệp định thương mại, Hiệp định ATIGA có tác động lớn nhất tới toàn ngành đường trong nước, cả về mặt tích cực và tiêu cực do tỷ trọng nhập khẩu đường từ ASEAN vào Việt Nam chiếm hơn 60% tổng hạn ngạch nhập khẩu mỗi năm. ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, là Hiệp định toàn diện đầu tiên của các quốc gia ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Theo cam kết ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đối với các nước ASEAN kể từ ngày 1/1/2018. Thế nhưng, để các doanh nghiệp mía đường và người nông dân có thêm thời gian thích ứng, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ cho hoãn thực thi cam kết ATIGA thêm 2 năm. Điều này có nghĩa là từ ngày 1/1/2020, hạn ngạch nhập khẩu mía đường từ ASEAN chính thức được xóa bỏ và mức thuế suất nhập khẩu đường vào Việt Nam sẽ là 0%. Về mặt tích cực, ATIGA tạo cơ hội có các doanh nghiệp ngành đường và doanh nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống có thể nhập khẩu trực tiếp đường thô giá rẻ từ Thái Lan để luyện đường hoặc làm nguyên liệu chế biến; tạo cơ hội để Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu đường sang các quốc gia thâm hụt đường trong khu vực như: Myanmar, Indonesia, Singapore…
Ở chiều ngược lại, khi ATIGA được thực thi, đường nội địa Việt Nam phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ với đường Thái Lan giá rẻ nhập khẩu chính ngạch và cả đường nhập lậu từ chính quốc gia này. VSSA nhận định, niên vụ 2017-2018, toàn ngành đường Việt Nam cung cấp hơn 1,4 triệu tấn đường, trong đó có 94 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hơn 1,3 triệu tấn đường sản xuất trong nước từ mía và đường thô theo dạng tạm nhập tái xuất. Cùng với 430 nghìn tấn đường tồn kho từ niên vụ trước, ngành đường Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu 1,5 triệu tấn của cả nước. Tuy nhiên, các số liệu từ Bộ Thương mại Thái Lan lại ghi nhận sản lượng đường xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam mỗi năm đều lớn hơn mức hạn ngạch cho phép; điều này cho thấy sản lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ Thái Lan luôn ở mức cao. Theo đó, đường lậu được đưa vào Việt Nam với số lượng nhỏ mỗi lần, nhưng diễn ra liên tục và rất khó kiểm soát, khiến cho sản lượng đường lậu lên tới con số rất lớn, ước tính khoảng 300-500 nghìn tấn/năm. VSSA cũng cho biết, con số này thực tế có thể lên tới gần 1 triệu tấn đường (tương đương 67% sản lượng đường sản xuất trong nước). Và khi ATIGA được áp dụng, đường nhập lậu từ Thái Lan có thể đi chính ngạch vào Việt Nam với số lượng lớn, ngành mía đường trong nước cần có phương án đón đầu những khó khăn, thách thức trước “cơn bão đường giá rẻ” đã cận kề.
Muốn tự cứu mình trước cơn bão giá, ngành đường buộc phải có phương án giảm giá thành từ khâu nguyên liệu, sản xuất để cạnh tranh với đường nhập khẩu giá rẻ. Hiện nay, chi phí sản xuất đường từ mía của các doanh nghiệp đường tại Việt Nam có giá thành cao hơn các nước khác; mức giá dao động khoảng từ 13.000-15.000 đồng/kg, cao hơn từ 30-40% so với Thái Lan. Các chuyên gia trong ngành nhận định nguyên nhân chi phí sản xuất của Việt Nam cao hơn là do giá mía của Việt Nam cao hơn Thái Lan từ 60-62%. Trong khi đó, công suất trung bình của các nhà máy tại Việt Nam chỉ tương đương với 1/3 công suất trung bình tại Thái Lan. Việt Nam hiện nay có tổng số 38 nhà máy đường, với công suất ép mía trung bình mỗi nhà máy đạt khoảng 4.100 tấn mỗi năm; trong đó, có 47% số nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn/năm và chỉ có 21% nhà máy đường có quy mô lớn để đạt lợi thế cạnh tranh từ 6.000 tấn/năm trở lên. Còn tại Thái Lan, các nhà máy đường tại nước này chủ yếu có quy mô lớn từ mức 6.000-20.000 tấn/năm, đặc biệt có tới 21% tổng các nhà máy đường đạt công suất trên 20.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, phương án giảm giá thành nguyên liệu không thể thực hiện đơn phương từ phía nhà sản xuất đường bởi nó sẽ tác động rất lớn đến đời sống của bà con nhân dân vùng trồng mía nguyên liệu. Một số nơi, do giá thành thu mua mía xuống thấp, nông dân đã chuyển vùng mía sang trồng sắn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, khiến cho sản lượng mía tụt giảm, thiếu nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy đường hoạt động hết công suất. Phương án đặt ra là cần thu gom vùng nguyên liệu tập trung, các nhà máy cần tăng cường liên kết sản xuất với nông dân xây dựng các cánh đồng mía lớn để chủ động cơ giới hóa sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng. Bởi thực tế cho thấy, mía sản xuất trên các cánh đồng lớn có năng suất cao hơn, chi phí giảm so với trồng truyền thống, có nơi năng suất lên đến 85 tấn/ha, thậm chí một số nơi có thể đạt từ 130- 140 tấn/ha. Cùng với đó, cần có phương án chặt chẽ trong việc lựa chọn giống mía chất lượng cao, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân bài bản để cây mía nguyên liệu cho năng suất và đạt được tỷ lệ trữ đường trong mía (CSS) cao nhất có thể nhằm tăng sản lượng đường sản xuất được. Về lâu dài, các nhà máy sản xuất đường cần đổi mới tư duy, sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất đường từ nguyên liệu mía, tận dụng các phụ phẩm từ bã mía, phụ phẩm khi sản xuất đường để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng nguồn lợi. Theo VSSA, cần tăng cường liên kết giữa người trồng mía và các nhà máy bằng hệ thống chia sẻ (Sharing) được quy định bằng pháp luật giống như tất cả các nước trồng mía trong ASEAN như Thái Lan, Philippines, Indonesia… trên cơ sở chia sẻ lợi ích trong chuỗi mía - đường, giữa nông dân với nhà máy để đảm bảo lợi ích đôi bên. Mục tiêu đặt ra là cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đưa mía đường bước qua cơn khủng hoảng và hướng đến sự phát triển bền vững của ngành mía đường Việt Nam./.
Ở chiều ngược lại, khi ATIGA được thực thi, đường nội địa Việt Nam phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ với đường Thái Lan giá rẻ nhập khẩu chính ngạch và cả đường nhập lậu từ chính quốc gia này. VSSA nhận định, niên vụ 2017-2018, toàn ngành đường Việt Nam cung cấp hơn 1,4 triệu tấn đường, trong đó có 94 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hơn 1,3 triệu tấn đường sản xuất trong nước từ mía và đường thô theo dạng tạm nhập tái xuất. Cùng với 430 nghìn tấn đường tồn kho từ niên vụ trước, ngành đường Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu 1,5 triệu tấn của cả nước. Tuy nhiên, các số liệu từ Bộ Thương mại Thái Lan lại ghi nhận sản lượng đường xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam mỗi năm đều lớn hơn mức hạn ngạch cho phép; điều này cho thấy sản lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ Thái Lan luôn ở mức cao. Theo đó, đường lậu được đưa vào Việt Nam với số lượng nhỏ mỗi lần, nhưng diễn ra liên tục và rất khó kiểm soát, khiến cho sản lượng đường lậu lên tới con số rất lớn, ước tính khoảng 300-500 nghìn tấn/năm. VSSA cũng cho biết, con số này thực tế có thể lên tới gần 1 triệu tấn đường (tương đương 67% sản lượng đường sản xuất trong nước). Và khi ATIGA được áp dụng, đường nhập lậu từ Thái Lan có thể đi chính ngạch vào Việt Nam với số lượng lớn, ngành mía đường trong nước cần có phương án đón đầu những khó khăn, thách thức trước “cơn bão đường giá rẻ” đã cận kề.
Muốn tự cứu mình trước cơn bão giá, ngành đường buộc phải có phương án giảm giá thành từ khâu nguyên liệu, sản xuất để cạnh tranh với đường nhập khẩu giá rẻ. Hiện nay, chi phí sản xuất đường từ mía của các doanh nghiệp đường tại Việt Nam có giá thành cao hơn các nước khác; mức giá dao động khoảng từ 13.000-15.000 đồng/kg, cao hơn từ 30-40% so với Thái Lan. Các chuyên gia trong ngành nhận định nguyên nhân chi phí sản xuất của Việt Nam cao hơn là do giá mía của Việt Nam cao hơn Thái Lan từ 60-62%. Trong khi đó, công suất trung bình của các nhà máy tại Việt Nam chỉ tương đương với 1/3 công suất trung bình tại Thái Lan. Việt Nam hiện nay có tổng số 38 nhà máy đường, với công suất ép mía trung bình mỗi nhà máy đạt khoảng 4.100 tấn mỗi năm; trong đó, có 47% số nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn/năm và chỉ có 21% nhà máy đường có quy mô lớn để đạt lợi thế cạnh tranh từ 6.000 tấn/năm trở lên. Còn tại Thái Lan, các nhà máy đường tại nước này chủ yếu có quy mô lớn từ mức 6.000-20.000 tấn/năm, đặc biệt có tới 21% tổng các nhà máy đường đạt công suất trên 20.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, phương án giảm giá thành nguyên liệu không thể thực hiện đơn phương từ phía nhà sản xuất đường bởi nó sẽ tác động rất lớn đến đời sống của bà con nhân dân vùng trồng mía nguyên liệu. Một số nơi, do giá thành thu mua mía xuống thấp, nông dân đã chuyển vùng mía sang trồng sắn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, khiến cho sản lượng mía tụt giảm, thiếu nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy đường hoạt động hết công suất. Phương án đặt ra là cần thu gom vùng nguyên liệu tập trung, các nhà máy cần tăng cường liên kết sản xuất với nông dân xây dựng các cánh đồng mía lớn để chủ động cơ giới hóa sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng. Bởi thực tế cho thấy, mía sản xuất trên các cánh đồng lớn có năng suất cao hơn, chi phí giảm so với trồng truyền thống, có nơi năng suất lên đến 85 tấn/ha, thậm chí một số nơi có thể đạt từ 130- 140 tấn/ha. Cùng với đó, cần có phương án chặt chẽ trong việc lựa chọn giống mía chất lượng cao, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân bài bản để cây mía nguyên liệu cho năng suất và đạt được tỷ lệ trữ đường trong mía (CSS) cao nhất có thể nhằm tăng sản lượng đường sản xuất được. Về lâu dài, các nhà máy sản xuất đường cần đổi mới tư duy, sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất đường từ nguyên liệu mía, tận dụng các phụ phẩm từ bã mía, phụ phẩm khi sản xuất đường để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng nguồn lợi. Theo VSSA, cần tăng cường liên kết giữa người trồng mía và các nhà máy bằng hệ thống chia sẻ (Sharing) được quy định bằng pháp luật giống như tất cả các nước trồng mía trong ASEAN như Thái Lan, Philippines, Indonesia… trên cơ sở chia sẻ lợi ích trong chuỗi mía - đường, giữa nông dân với nhà máy để đảm bảo lợi ích đôi bên. Mục tiêu đặt ra là cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đưa mía đường bước qua cơn khủng hoảng và hướng đến sự phát triển bền vững của ngành mía đường Việt Nam./.
Thu Hiền