Năm 2020 là một năm biến động khó lường, lạm phát tăng cao ở những tháng đầu năm, việc nguồn cung một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là nguồn cung thịt lợn giảm do dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã đẩy giá nhóm thực phẩm tăng cao; ở chiều ngược lại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu giảm nên giá xăng dầu năm 2020 giảm khá sâu. Cùng với việc phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong công tác điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý và việc chỉ đạo triển khai tốt công tác bình ổn thị trường hàng hóa nên về cơ bản diễn biến lạm phát năm 2020 tương đối sát với dự báo từ đầu năm, nằm trong kịch bản CPI tăng thấp.
Kết quả kiềm chế lạm phát năm 2020
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng 4, giảm 1,54%.
Kết quả kiềm chế lạm phát năm 2020
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng 4, giảm 1,54%.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Năm 2020, tiếp tục với mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ, hàng quý hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo điều hành giá do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban đều họp đánh giá kết quả công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát và đưa ra các kịch bản lạm phát các tháng còn lại để chủ động điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý vào các thời điểm phù hợp nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Cụ thể: Các Bộ, ngành đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong công tác tính toán dự báo, xây dựng kịch bản chi tiết, cụ thể cho từng thời điểm, từng giai đoạn đối với từng mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, cân đối chính sách kinh tế vĩ mô, gắn điều hành tăng trưởng với vấn đề kiểm soát lạm phát để kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thực hiện hiệu quả. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp điều hành giá theo các kịch bản đã được phê duyệt; Đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá.
So sánh CPI bình quân năm so với năm trước từ năm 2016 đến năm 2020
Đơn vị tính: %
Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong năm 2020
-
Tháng 01 và tháng 02 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực bình quân năm 2020 tăng 4,51% so với năm trước góp phần làm cho CPI chung tăng 0,17%. Giá gạo năm 2020 tăng 5,14% so với năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng cùng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng.
-
Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2020 tăng 12,28% so với năm trước góp phần làm cho CPI tăng 2,61%, chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn cung chưa được đảm bảo, giá thịt lợn tăng 57,23% so với năm trước làm cho CPI chung tăng 1,94%. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%; mỡ lợn tăng 58,99% so với năm trước. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi... làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng.
-
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020 giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% so với năm trước.
-
Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Các yếu tố kiềm chế CPI trong năm 2020
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI năm 2020 như sau:
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI năm 2020 như sau:
-
Giá xăng dầu, giá gas trong nước giảm mạnh theo giá thế giới là yếu tố chính làm giảm áp lực lên mặt bằng giá trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020. Giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2020 giảm 23,03% so với năm trước tác động làm CPI chung giảm 0,83%; Giá gas bình quân năm 2020 giảm 0,95% so với năm trước; Giá dầu hỏa bình quân năm 2020 giảm 31,21% so với năm trước.
-
Nhu cầu du lịch giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần 1 và lần 2 nên bình quân năm 2020 giá du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước.
-
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm, bình quân năm 2020 so với năm trước, giá vé máy bay giảm 34,7%, giá vé tàu hỏa giảm 2,12%.
-
Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19. Cụ thể, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng với thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020. Theo đó, giá điện tháng 5 (dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/4/2020) và tháng 6 năm 2020 (dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 01/5/2020 đến ngày 31/5/2020) giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước.
-
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân.
Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% của Quốc hội đề ra đã đạt được trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường./.
ThS. Đỗ Thị Ngọc
Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - TCTK
Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - TCTK