Hóa đơn điện tử đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

|

Đến nay đã có 100% doanh nghiệp, tổ chức (851.372 đơn vị) và 100% hộ, cá nhân kinh doanh (65.576 hộ, cá nhân kinh doanh) theo phương pháp kê khai tại 63 tỉnh, thành phố đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Hội thảo “Góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ” do Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng cục Thuế phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 5/10 tại Hà Nội.

Thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, căn cứ Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 26/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123 quy định về hóa đơn, chứng từ với mục tiêu là áp dụng hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh và khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022.

Theo thông tin tại hội thảo, đến nay đã có 100% doanh nghiệp, tổ chức (851.372 đơn vị) và 100% hộ, cá nhân kinh doanh (65.576 hộ, cá nhân kinh doanh) theo phương pháp kê khai tại 63 tỉnh, thành phố đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Lũy kế đến ngày 30/9, trên cả nước đã có tổng số 5.303.314.884 hóa đơn điện tử đã được tiếp nhận và xử lý (trong đó: hóa đơn điện tử có mã: 1.545.548.893; hóa đơn điện tử không có mã: 1.391.746.124; hóa đơn điện tử không mã gửi Bảng tổng hợp: 2.364.874.653; hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh: 1.145.214).

Lũy kế đến ngày 30/9, trên cả nước đã có tổng số 5.303.314.884 hóa đơn điện tử đã được tiếp nhận và xử lý. Đồng thời đến nay tổng số cơ sở kinh doanh đã đăng ký thành công áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 33.470 cơ sở kinh doanh, số lượng hóa đơn sử dụng là 33.228.686 hóa đơn.

Đồng thời đến nay tổng số cơ sở kinh doanh đã đăng ký thành công áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 33.470 cơ sở kinh doanh, số lượng hóa đơn sử dụng là 33.228.686 hóa đơn.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử trên cả nước đã góp phần hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý rủi ro, quản lý thuế, hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử cho các cơ quan khác của nhà nước, dữ liệu về hóa đơn điện tử là nền tảng quan trọng để quản lý thuế hiệu quả, là động lực cho công cuộc chuyển đổi số của ngành thuế nói riêng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và của xã hội nói chung.

Với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, việc áp dụng hóa đơn điện tử góp phần làm giảm chi phí quản lý, sử dụng hóa đơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu nhiều rủi ro so với sử dụng hóa đơn giấy.

Tổng cục Thuế sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử để bảo đảm bảo các doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích tối đa trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, hạn chế các gian lận về hóa đơn để cùng chung tay xây dựng Chính phủ điện tử góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh

Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, Tổng cục Thuế ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp về xuất hóa đơn từ máy tính tiền. Theo đó, cơ quan thuế sẽ nghiên cứu, sửa đổi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

“Tổng cục Thuế sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử để bảo đảm các doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích tối đa trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, bảo đảm hạn chế các gian lận về hóa đơn để cùng chung tay xây dựng Chính phủ điện tử góp phần phát triển kinh tế xã hội” - Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Theo Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh, dự kiến việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 123 sẽ tập trung vào 6 nội dung cơ bản sau:

Một là, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn, xử lý hóa đơn lập sai nhằm quy định minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện.

Hai là, bổ sung giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.

Ba là, hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng biên lai, chứng từ điện tử.

Bốn là, bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; trách nhiệm của cán bộ thuế trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định.

Năm là, hoàn thiện quy định về tra cứu, cung cấp sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.

Sáu là, hoàn thiện các biểu mẫu theo hướng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu.