Sẽ có phá sản và thất nghiệp giai đoạn đầu

|

Sẽ có phá sản và thất nghiệp giai đoạn đầu

Vào WTO đồng nghĩa với những vụ phá sản hàng loạt và thất nghiệp trong giai đoạn đầu, và tôi nghĩ rằng người Việt Nam chưa quen với những điều này. Cách đây 2-3 năm, mỗi năm ở Đức có khoảng hơn 20.000 DN bị phá sản, có những thời điểm là 40.000 DN trong một năm.

Ở Việt Nam thì khác. Những công ty quốc tế có tiềm lực hơn và rất biết cạnh tranh, chấp nhận bán với mức giá thấp để giành thị trường, đánh bại các DN trong nước. Đó là sự cạnh tranh không bình đẳng, nhưng đó là WTO.

Việc các DN phá sản tuy vậy cũng không nên quá bi quan. Việt Nam có hơn 44 triệu dân số trẻ, những người trong độ tuổi lao động. Sẽ có nhiều nhà đầu tư tìm đến và họ cần lao động. Ngoài ra, có thể bán được các DN phá sản. Sẽ có những nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng ở các DN này và họ biết rằng DN sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu có cách điều hành cũng như chiến lược kinh doanh thích hợp.

Người Việt Nam thông minh, tận tụy và có nhiều quyết tâm. Một khi bạn kết bạn được với người Việt Nam, bạn sẽ không bao giờ mất họ. Vì vậy có thể xây dựng được các mối quan hệ đối tác ở đây. Tôi thấy rất ít nơi mà người dân sau 8-9 giờ làm việc lại lao vào học tập như ở Việt Nam.

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, luật đầu tư thống nhất hiện tại không còn phân biệt người Việt và người nước ngoài. Đó cũng là một điều thuận lợi. Giờ đây các nhà đầu tư sẽ thấy có cơ hội 50/50 khi đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, vào Việt Nam không chỉ là vào thị trường 80 triệu dân này mà còn là cửa ngõ để vào được ASEAN rộng lớn với hơn 400 triệu dân.