Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam (TTBH) đã cho thấy sự lớn mạnh cả về quy mô, số lượng doanh nghiệp và năng lực tài chính, thể hiện được tiềm năng và sức hấp dẫn của kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả với nền kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Xác định mục tiêu giữ vững sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm, Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo điều hành xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam theo từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới.
Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trên cơ sở những thành tựu đạt được
Giai đoạn 2011-2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển cơ bản phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đến hết năm 2020, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại TTBH Việt Nam là 71 doanh nghiệp, tăng 25% so với năm 2011. Trong đó có 31 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 19 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Số lượng văn phòng đại diện của DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 21 văn phòng.
Thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển với trên 2.800 sản phẩm bảo hiểm phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Một số sản phẩm có tính an sinh xã hội cao như: Bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm thủy sản, bảo hiểm hưu trí... đã đạt được kết quả đáng khích lệ, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.
Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các DNBH đều được nâng cao qua các con số thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản của TTBH đã tăng 440% từ 106,24 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 573,22 nghìn tỷ đồng năm 2020 (trong đó, tổng tài sản của DNBH nhân thọ là 473,73 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản DNBH phi nhân thọ là 99,49 nghìn tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2011-2020 đạt 19%/ năm. Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã tăng 409%, từ 36,55 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 185,96 nghìn tỷ đồng năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân từng năm đạt 19,8%. Về chi trả bồi thường bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm, năm 2011, tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm là 15,97 nghìn tỷ đồng. Năm 2020, tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm cả thị trường đạt 48,77 nghìn tỷ đồng, tăng 205% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân số tiền chi trả bồi thường và trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2011-2020 đạt 15%/năm.
Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trên cơ sở những thành tựu đạt được
Giai đoạn 2011-2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển cơ bản phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đến hết năm 2020, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại TTBH Việt Nam là 71 doanh nghiệp, tăng 25% so với năm 2011. Trong đó có 31 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 19 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Số lượng văn phòng đại diện của DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 21 văn phòng.
Thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển với trên 2.800 sản phẩm bảo hiểm phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Một số sản phẩm có tính an sinh xã hội cao như: Bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm thủy sản, bảo hiểm hưu trí... đã đạt được kết quả đáng khích lệ, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.
Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các DNBH đều được nâng cao qua các con số thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản của TTBH đã tăng 440% từ 106,24 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 573,22 nghìn tỷ đồng năm 2020 (trong đó, tổng tài sản của DNBH nhân thọ là 473,73 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản DNBH phi nhân thọ là 99,49 nghìn tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2011-2020 đạt 19%/ năm. Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã tăng 409%, từ 36,55 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 185,96 nghìn tỷ đồng năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân từng năm đạt 19,8%. Về chi trả bồi thường bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm, năm 2011, tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm là 15,97 nghìn tỷ đồng. Năm 2020, tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm cả thị trường đạt 48,77 nghìn tỷ đồng, tăng 205% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân số tiền chi trả bồi thường và trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2011-2020 đạt 15%/năm.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Thị trường bảo hiểm đã trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế. Tính đến hết năm 2020, tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH đạt 468,56 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5,9 lần so với năm 2010, tương đương 7,45% GDP, vượt chỉ tiêu nêu tại Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2012 đã đề ra. Trong đó, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của DNBH nhân thọ là 415,68 nghìn tỷ đồng, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của DNBH phi nhân thọ là 52,88 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế giai đoạn 2011-2020 đạt 20%/năm.
Cũng trong giai đoạn 2011-2020, tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng, trong đó tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tổng giá trị được bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là 3,76 triệu tỷ đồng; trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe là 2,07 triệu tỷ đồng. Tính đến hết năm 2020, gần 16 triệu người có bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe (11,9 triệu bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu bảo hiểm sức khỏe); 12 triệu học sinh được bảo hiểm tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%); trên 32 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); gần 4 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập 61%).
Đến hết năm 2020, tổng dự phòng nghiệp vụ sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ chi trả bồi thường cho khách hàng đạt 364,79 nghìn tỷ đồng gấp 6,6 lần so với năm 2010. Quy mô quỹ dự phòng tăng đảm bảo mục tiêu đóng góp vào ổn định kinh tế-xã hội, đáp ứng bồi thường và chi trả quyền lợi khách hàng kịp thời khi xảy ra rủi ro hoặc những nhiệm vụ mang tính chất cấp bách, đột xuất của Chính phủ. Trong giai đoạn 2011-2020, tổng dự phòng nghiệp vụ tăng từ 61,87 nghìn tỷ đồng lên 364,79 nghìn tỷ đồng.
Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng tương đối đầy đủ, với Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, 14 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 21 Thông tư hướng dẫn thi hành còn hiệu lực. Qua đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển ổn định, lành mạnh, vững chắc, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế của Việt Nam. Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm được đồng bộ hóa với các quy định pháp luật khác có liên quan như pháp luật về thuế, luật doanh nghiệp, luật dân sự... tạo môi trường thể chế hoàn thiện, nền tảng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển vững chắc của thị trường.
Đáng chú ý phải kể đến việc Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) tại kỳ họp thứ ba (Luật số 08/2022/QH15) vào ngày 16/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 được kỳ vọng sẽ có nhiều tác động đến thị trường bảo hiểm theo hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện hành. Bên cạnh đó Luật Kinh doanh bảo hiểm với những thay đổi được kỳ vọng sẽ kiến tạo thị trường, tạo cơ hội cho thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh và chuyên nghiệp, cho phép DNBH chủ động hơn trong thiết kế, xây dựng và triển khai sản phẩm bảo hiểm.
Nỗ lực với giải pháp đạt mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030
Mặc dù phát triển khá mạnh song hiện nay, quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới, với tỉ lệ doanh thu phí bảo hiểm/GDP còn thấp (khoảng 3%) so với các nước tiên tiến trong khu vực (10%) và trên thế giới (7%), số lượng người tham gia bảo hiểm nhân thọ chiếm khoảng 11% dân số. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cuộc sống người dân được cải thiện, nhu cầu bảo hiểm trong khu vực công, khu vực công nghiệp, thương mại, hộ gia đình và dân cư đang ngày càng cao và đa dạng đòi hỏi có những sản phẩm bảo hiểm linh hoạt, phong phú và toàn diện. Dư địa phát triển tại TTBH Việt Nam dành cho các doanh nghiệp còn rất lớn... đồng thời ngành Bảo hiểm cũng đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ. Sự quan tâm của Chính phủ được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 do Bộ Tài chính dự thảo. Mục tiêu đặt ra đối với TTBH Việt Nam là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về kinh doanh bảo hiểm đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm, tạo thuận lợi cho sự phát triển toàn diện TTBH, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chiến lược đặt ra mục tiêu nâng cao tính an toàn hệ thống, bền vững và hiệu quả của thị trường; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuận tiện nhất trong việc tham gia bảo hiểm; Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.
Đến năm 2030, phát triển TTBH Việt Nam đạt được quy mô bằng 3,3-3,5% GDP; có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2021-2025 và 10%/năm giai đoạn 2026- 2030. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/ năm trong giai đoạn 2023-2030. Phí bảo hiểm bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng năm 2025, 5 triệu đồng năm 2030. Để đạt được các mục tiêu kể trên, có 10 nhóm giải pháp được đặt ra cho toàn ngành Bảo hiểm, đó là:
(1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm, trong đó xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm các vấn đề đã được giao trong Luật và các nội dung về mô hình vốn, ứng dụng công nghệ thông tin, quy định về dữ liệu thông tin, hoàn thiện văn bản quy phạm phát luật về triển khai các sản phẩm bảo hiểm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng dẫn chi tiết về các loại chứng chỉ trong ngành Bảo hiểm.
(2) Tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp và công khai minh bạch của DNBH. Nhóm giải pháp này tập trung nâng cao năng lực tài chính; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro; tự đánh giá, xếp loại; nâng cao năng lực quản lý, quản trị của doanh nghiệp; tăng cường công khai thông tin của doanh nghiệp nhằm nâng cao kỷ luật và minh bạch thị trường; thúc đẩy doanh nghiệp đủ năng lực tham gia thị trường chứng khoán và thực hiện xếp hạng tín nhiệm.
(3) Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm bằng cách khuyến khích DNBH phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nhiều hoạt động kinh tế và đời sống. Khuyến khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và góp phần ổn định an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, v.v... Khuyến khích đổi mới phương thức phát triển, thiết kế sản phẩm bảo hiểm gắn liền với cách mạng công nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế theo hướng cá nhân hóa đặc tính, nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử trong giao dịch bảo hiểm, đảm bảo an toàn, bảo mật và tin cậy.
(4) Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghiệp thông qua việc ban hành quy định hoặc các quy tắc đạo đức hành nghề, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng hệ thống kênh phân phối; Chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm.
(5) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại lĩnh vực mới được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức đối với thị trường bảo hiểm; Tinh gọn bộ máy, xã hội hóa hoạt động đào tạo đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm...
(6) Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm với các giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm; Phổ biến kịp thời các thay đổi về quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo hiểm; Xây dựng trang thông tin dành riêng cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
(7) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm, quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, có biện pháp bảo vệ, bảo mật thông tin khách hàng; Xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các dịch vụ công nghệ bảo hiểm theo thông lệ tốt nhất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các dịch vụ bảo hiểm số mới; Thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin; Triển khai dự án hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm nhằm hệ thống hóa một cách đồng bộ, toàn diện toàn bộ dữ liệu ngành bảo hiểm...
(8) Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, cụ thể: Chuyển đổi sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro trên cơ sở kiểm tra chỉ tiêu an toàn vốn; Xây dựng và ban hành sổ tay quản lý, giám sát bảo hiểm trên cơ sở rủi ro; Cải thiện mức độ tuân thủ các chuẩn mực quản lý, giám sát; Tăng cường hợp tác, trao đổi, phối hợp với các cơ quan quản lý trong và ngoài nước; Tăng cường minh bạch hóa hoạt động quản lý.
(9) Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Khuyến khích thành lập và tăng cường vai trò đầu mối của các tổ chức xã - hội nhề nghiệp trong linh vực kinh doanh bảo hiểm, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
(10) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm. Xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với lộ trình hội nhập bảo hiểm của ASEAN và các cam kết quốc tế khác; Chủ động, tích cực tham gia Hội đồng các cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm ASEAN (AIRM) và Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm (IAIS); Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm; Khuyến khích các DNBH tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài để mở rộng cơ hội kinh doanh./.
Đến năm 2030, phát triển TTBH Việt Nam đạt được quy mô bằng 3,3-3,5% GDP; có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2021-2025 và 10%/năm giai đoạn 2026- 2030. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/ năm trong giai đoạn 2023-2030. Phí bảo hiểm bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng năm 2025, 5 triệu đồng năm 2030. Để đạt được các mục tiêu kể trên, có 10 nhóm giải pháp được đặt ra cho toàn ngành Bảo hiểm, đó là:
(1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm, trong đó xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm các vấn đề đã được giao trong Luật và các nội dung về mô hình vốn, ứng dụng công nghệ thông tin, quy định về dữ liệu thông tin, hoàn thiện văn bản quy phạm phát luật về triển khai các sản phẩm bảo hiểm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng dẫn chi tiết về các loại chứng chỉ trong ngành Bảo hiểm.
(2) Tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp và công khai minh bạch của DNBH. Nhóm giải pháp này tập trung nâng cao năng lực tài chính; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro; tự đánh giá, xếp loại; nâng cao năng lực quản lý, quản trị của doanh nghiệp; tăng cường công khai thông tin của doanh nghiệp nhằm nâng cao kỷ luật và minh bạch thị trường; thúc đẩy doanh nghiệp đủ năng lực tham gia thị trường chứng khoán và thực hiện xếp hạng tín nhiệm.
(3) Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm bằng cách khuyến khích DNBH phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nhiều hoạt động kinh tế và đời sống. Khuyến khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và góp phần ổn định an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, v.v... Khuyến khích đổi mới phương thức phát triển, thiết kế sản phẩm bảo hiểm gắn liền với cách mạng công nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế theo hướng cá nhân hóa đặc tính, nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử trong giao dịch bảo hiểm, đảm bảo an toàn, bảo mật và tin cậy.
(4) Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghiệp thông qua việc ban hành quy định hoặc các quy tắc đạo đức hành nghề, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng hệ thống kênh phân phối; Chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm.
(5) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại lĩnh vực mới được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức đối với thị trường bảo hiểm; Tinh gọn bộ máy, xã hội hóa hoạt động đào tạo đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm...
(6) Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm với các giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm; Phổ biến kịp thời các thay đổi về quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm; Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo hiểm; Xây dựng trang thông tin dành riêng cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
(7) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm, quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, có biện pháp bảo vệ, bảo mật thông tin khách hàng; Xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các dịch vụ công nghệ bảo hiểm theo thông lệ tốt nhất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các dịch vụ bảo hiểm số mới; Thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin; Triển khai dự án hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm nhằm hệ thống hóa một cách đồng bộ, toàn diện toàn bộ dữ liệu ngành bảo hiểm...
(8) Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, cụ thể: Chuyển đổi sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro trên cơ sở kiểm tra chỉ tiêu an toàn vốn; Xây dựng và ban hành sổ tay quản lý, giám sát bảo hiểm trên cơ sở rủi ro; Cải thiện mức độ tuân thủ các chuẩn mực quản lý, giám sát; Tăng cường hợp tác, trao đổi, phối hợp với các cơ quan quản lý trong và ngoài nước; Tăng cường minh bạch hóa hoạt động quản lý.
(9) Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Khuyến khích thành lập và tăng cường vai trò đầu mối của các tổ chức xã - hội nhề nghiệp trong linh vực kinh doanh bảo hiểm, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
(10) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm. Xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với lộ trình hội nhập bảo hiểm của ASEAN và các cam kết quốc tế khác; Chủ động, tích cực tham gia Hội đồng các cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm ASEAN (AIRM) và Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm (IAIS); Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm; Khuyến khích các DNBH tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài để mở rộng cơ hội kinh doanh./.
Duy Hưng