Với chủ đề “Chủ động kết nối và thích ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động thống kê”, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành là một trong ba nhiệm vụ đột phá của ngành Thống kê trong năm 2021.
Chuyển đổi số trong quản lý, điều hành của Ngành tập trung chủ yếu các lĩnh vực sau: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tài chính, Pháp chế thanh tra và tuyên truyền, Quan hệ quốc tế, Phương pháp chế độ, quản lý khoa học, quản lý chất lượng và Văn phòng.
Chuyển đổi nhận thức
Chuyển đổi số thực chất là quá trình thay đổi quy trình quản lý điều hành ứng dụng thông minh hóa, máy móc thay cho lao động trí óc của con người, gồm có trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud computing) và chuỗi khối (Blockchain). Trong chuyển đổi số, quan trọng nhất là thay đổi về ý thức của con người, nhất là cấp lãnh đạo, quản lý, và đặc biệt là lãnh đạo cao nhất của đơn vị. Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng nêu rõ quan điểm “chuyển đổi số trước hết là chuyển đổi về nhận thức”; “nhận thức đóng vai trò quyết định và người dân là trung tâm của chuyển đổi số”. Nhiệm vụ đầu tiên để thực hiện chuyển đổi số cũng là nhiệm vụ chuyển đổi về nhận thức.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Thời gian qua, nhận thức của lãnh đạo cao nhất là đồng chí Tổng cục trưởng và các đồng chí Phó Tổng cục trưởng đã tiên phong yêu cầu đặt bài toán chuyển đổi số cho các lĩnh vực, từ đó đã truyền nhận thức, cảm hứng, khát vọng và quyết tâm thay đổi đến công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành; trong đó vai trò của thủ trưởng các đơn vị rất quan trọng. Qua theo dõi và đánh giá, việc chuyển đổi số không phụ thuộc vào điều kiện hạ tầng kỹ thuật, trình độ công chức, viên chức và người lao động, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, có những đơn vị mạnh về công nghệ thông tin, mạnh về điều kiện kinh tế, trình độ cao, thành phố lớn chưa chắc đã áp dụng triệt để chuyển đổi số bằng các đơn vị khó khăn hơn, các tỉnh miền núi, hải đảo xa xôi. Một số đơn vị áp dụng rất tốt như Hưng Yên, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận, Tây Ninh, Hải Phòng, Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê, Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê, Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê, Viện Khoa học Thống kê, Trường cao đẳng Thống kê II…
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng kế hoạch, rà soát sửa đổi các quy chế về công nghệ thông tin
Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành, Tổng cục Thống kê đã xây dựng và ban hành một số quy chế về công nghệ thông tin của Ngành: Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của Tổng cục Thống kê; Quy chế quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại Tổng cục Thống kê; Quy chế quản lý và sử dụng phần mềm quản lý công việc của Tổng cục Thống kê; Quy chế quản lý và vận hành hệ thống họp trực tuyến của Tổng cục Thống kê; Quyết định áp dụng phần mềm quản lý cuộc họp của Tổng cục Thống kê.
Xác định công nghệ số, nền tảng số, xây dựng, phát triển hệ sinh thái và các phần mềm/ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành
Trong năm qua, Tổng cục Thống kê đã tăng cường sử dụng các phần mềm/ứng dụng được phát triển trước đó cũng như phát triển các phần mềm/ứng dụng mới phục vụ công tác quản lý, điều hành của toàn Ngành. Nguyên tắc áp dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở dùng chung và chia sẻ từ Tổng cục đến các Chi cục Thống kê, phần mềm sử dụng được trên Web và môi trường di động thuận tiện cho người dùng, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian; phần mềm đáp ứng yêu cầu cơ chế đăng nhập 1 lần (Single sign-on). Về Quản lý công chức, viên chức, người lao động: Phần mềm quản lý nhân sự được đưa vào sử dụng từ năm 20081; được áp dụng ở tất cả các đơn vị trong ngành Thống kê để quản lý công chức, viên chức và người lao động. Phần mềm đã giúp giảm bớt việc tra cứu thông tin nhân sự trên hồ sơ giấy, hỗ trợ trong công tác báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức, viên chức và người lao động.
Về Công tác thi đua, khen thưởng: Phần mềm giao kế hoạch công tác và chấm điểm thi đua đối với Cục Thống kê cấp tỉnh được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Hàng năm, Tổng cục quyết định giao kế hoạch công tác và điểm thi đua cho các Cục Thống kê, kết quả chấm điểm thi đua trên phần mềm là căn cứ chủ yếu để Tổng cục bình xét các danh hiệu thi đua đối với Cục Thống kê, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc ứng dụng phần mềm giúp đảm bảo nhu cầu thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê được kịp thời, chính xác.
Về Quản lý tài chính, tài sản: Công tác quản lý tài chính về cơ bản cũng đã được ứng dụng công nghệ thông tin trong các mảng nghiệp vụ (phân bổ dự toán, thực hiện và quyết toán, quản lý tài sản, quản lý XDCB). Tổng cục đã đưa vào sử dụng các phần mềm như: Phần mềm Tabmis (từ năm 2012); phần mềm Quản lý Dự toán (từ năm 2011); phần mềm Quyết toán ngân sách nhà nước (MIMOSA); phần mềm Lập dự toán và phân bổ kinh phí thường xuyên; phần mềm Quản lý tài sản của Bộ Tài chính (từ năm 2009); phần mềm Quản lý tài sản của Tổng cục Thống kê. Đã có 51/70 đơn vị trong toàn Ngành ứng dụng kho bạc số trong thanh toán; 92% các gói thầu xây dựng cơ bản trong toàn Ngành thực hiện đấu thầu qua mạng, riêng Văn phòng Tổng cục tỷ lệ đấu thầu qua mạng của các gói thầu mua sắm và xây dựng đạt 100%.
Các phần mềm được áp dụng cho các đơn vị trong toàn Ngành, giúp Tổng cục trưởng quản lý, điều hành đối với công tác quản lý tài chính của đơn vị dự toán cấp 2, quản lý tài sản công, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý các nguồn kinh phí đặc thù.
Về Công tác thanh tra, kiểm tra: Từ năm 2021, công tác thanh tra, kiểm tra đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Tổng cục Thống kê đã xây dựng và triển khai 02 phần mềm: (1) Phần mềm xác minh thông tin doanh nghiệp trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021 (https:// thanhtradoanhnghiep.gso.gov.vn/); (2) Phần mềm xác minh cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021 (https://thanhtracathe.gso.gov.vn/). Hai phần mềm nhằm hỗ trợ công tác xác minh trong các cuộc thanh tra và theo dõi, tiếp nhận báo cáo trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021.
Về Công tác tuyên truyền: Năm 2021, Tổng cục Thống kê đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý công tác tuyên truyền (tại địa chỉ https://thanhtra.gso.gov.vn) nhằm mục đích tư liệu hóa công tác tuyên truyền của toàn Ngành. Phần mềm giúp quản lý và cập nhật Kế hoạch tuyên truyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, Kế hoạch của Tổng cục Thống kê, Kế hoạch của Cục Thống kê), Tài liệu tuyên truyền, Văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền, Báo cáo về công tác tuyên truyền.
Về Công tác tham mưu, tổng hợp:
Về Công tác thi đua, khen thưởng: Phần mềm giao kế hoạch công tác và chấm điểm thi đua đối với Cục Thống kê cấp tỉnh được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Hàng năm, Tổng cục quyết định giao kế hoạch công tác và điểm thi đua cho các Cục Thống kê, kết quả chấm điểm thi đua trên phần mềm là căn cứ chủ yếu để Tổng cục bình xét các danh hiệu thi đua đối với Cục Thống kê, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc ứng dụng phần mềm giúp đảm bảo nhu cầu thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê được kịp thời, chính xác.
Về Quản lý tài chính, tài sản: Công tác quản lý tài chính về cơ bản cũng đã được ứng dụng công nghệ thông tin trong các mảng nghiệp vụ (phân bổ dự toán, thực hiện và quyết toán, quản lý tài sản, quản lý XDCB). Tổng cục đã đưa vào sử dụng các phần mềm như: Phần mềm Tabmis (từ năm 2012); phần mềm Quản lý Dự toán (từ năm 2011); phần mềm Quyết toán ngân sách nhà nước (MIMOSA); phần mềm Lập dự toán và phân bổ kinh phí thường xuyên; phần mềm Quản lý tài sản của Bộ Tài chính (từ năm 2009); phần mềm Quản lý tài sản của Tổng cục Thống kê. Đã có 51/70 đơn vị trong toàn Ngành ứng dụng kho bạc số trong thanh toán; 92% các gói thầu xây dựng cơ bản trong toàn Ngành thực hiện đấu thầu qua mạng, riêng Văn phòng Tổng cục tỷ lệ đấu thầu qua mạng của các gói thầu mua sắm và xây dựng đạt 100%.
Các phần mềm được áp dụng cho các đơn vị trong toàn Ngành, giúp Tổng cục trưởng quản lý, điều hành đối với công tác quản lý tài chính của đơn vị dự toán cấp 2, quản lý tài sản công, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý các nguồn kinh phí đặc thù.
Về Công tác thanh tra, kiểm tra: Từ năm 2021, công tác thanh tra, kiểm tra đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Tổng cục Thống kê đã xây dựng và triển khai 02 phần mềm: (1) Phần mềm xác minh thông tin doanh nghiệp trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021 (https:// thanhtradoanhnghiep.gso.gov.vn/); (2) Phần mềm xác minh cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021 (https://thanhtracathe.gso.gov.vn/). Hai phần mềm nhằm hỗ trợ công tác xác minh trong các cuộc thanh tra và theo dõi, tiếp nhận báo cáo trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021.
Về Công tác tuyên truyền: Năm 2021, Tổng cục Thống kê đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý công tác tuyên truyền (tại địa chỉ https://thanhtra.gso.gov.vn) nhằm mục đích tư liệu hóa công tác tuyên truyền của toàn Ngành. Phần mềm giúp quản lý và cập nhật Kế hoạch tuyên truyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, Kế hoạch của Tổng cục Thống kê, Kế hoạch của Cục Thống kê), Tài liệu tuyên truyền, Văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền, Báo cáo về công tác tuyên truyền.
Về Công tác tham mưu, tổng hợp:
- Phần mềm quản lý công việc (Taskgov) được thiết kế chạy trên trình duyệt web và thiết bị di động đã tin học hóa quy trình giao việc, báo cáo tiến độ thực hiện, xác nhận hoàn thành và phê duyệt kết quả thực hiện công việc của công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành. Năm 2021, toàn Ngành đã giao tổng cộng 189.543 công việc, trong đó: các đơn vị hành chính thuộc Tổng cục giao 8.662 công việc; các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục giao 1.692 công việc; các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao 179.189 công việc. Với việc triển khai sử dụng phần mềm quản lý công việc (thử nghiệm từ tháng 01- 3/2021, chính thức từ tháng 4/2021) đã là công cụ hữu hiệu phục vụ theo dõi, giám sát, đánh giá tiến độ triển khai kế hoạch công tác hằng năm của Tổng cục cũng như của các đơn vị, hướng tới nâng cao năng suất, hiệu quả triển khai, thực hiện công việc; đồng thời minh bạch quá trình đánh giá công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành.
- Phần mềm quản lý cuộc họp được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2021, bao gồm cả phiên bản chạy trên trình duyệt web và thiết bị di động. Tính đến ngày 31/12/2021, hệ thống đã ghi nhận tổng số 416 cuộc họp trong toàn Ngành được khởi tạo và cập nhật thông tin (trong đó, gồm: 127 hội nghị, 28 hội thảo, 98 lớp tập huấn, 43 cuộc họp báo, 120 cuộc họp khác). Phần mềm quản lý cuộc họp được sử dụng đã giúp tư liệu hóa toàn bộ quy trình tổ chức các cuộc họp của toàn Ngành, ghi nhận các ý kiến thảo luận, điểm danh; thuận tiện cho tra cứu các tài liệu cuộc họp và thống kê các cuộc họp.
Về Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ:
- Hệ thống quản lý văn bản (E-office do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trang bị và ứng dụng chứng thư số chuyên dùng do Ban cơ yếu Chính phủ cấp): Hệ thống này thông suốt toàn ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê và liên thông với trục tích hợp quốc gia. Hiện nay, toàn bộ văn bản của Tổng cục đã được thực hiện bằng văn bản số và gửi nhận trực tuyến (trừ các văn bản mật và liên quan công tác thanh tra, tổ chức, tài chính).
- Phần mềm danh bạ điện thoại điện tử được xây dựng gồm bản chạy trên trình duyệt web và thiết bị di động, sử dụng từ tháng 7/2021. Phần mềm đã cập nhật thông tin liên hệ (gồm địa chỉ thư điện tử, số điện thoại di động, số điện thoại cố định tại cơ quan) của toàn bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành. Phần mềm đã tạo điều kiện lợi cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành trong việc liên hệ trao đổi công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phần mềm tra cứu số hóa tài liệu lưu trữ (chạy trên trình duyệt web), phần mềm quản lý tài liệu (chạy trên trình duyệt web và thiết bị di động) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ ngày 20/12/2021 sẽ giúp công chức, viên chức và người lao động tra cứu và sử dụng tài liệu lưu trữ, văn bản phục vụ quản lý, điều hành của toàn Ngành cũng như của các đơn vị.
Về Công tác quản trị:
- Hệ thống họp trực tuyến: Từ năm 2020, Tổng cục đã trang bị giải pháp họp trực tuyến kết nối toàn Ngành gồm cơ quan Tổng cục, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục và 270 Chi cục Thống kê cấp huyện. Tính riêng trong năm 2021, cơ quan Tổng cục đã tổ chức 361 cuộc họp trực tuyến (trong đó, 188 cuộc họp trực tuyến trong nước, 173 cuộc họp trực tuyến quốc tế). Với việc triển khai nhiều cuộc họp trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại; đồng thời giải quyết hiệu quả công việc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 không thể họp trực tiếp.
- Phần mềm quản lý phòng họp được xây dựng gồm bản chạy trên trình duyệt web và thiết bị di dộng, đưa vào sử dụng từ tháng 12/2021. Phần mềm giúp tin học hóa quy trình đặt phòng họp của các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê, giúp các đơn vị đặt phòng họp thuận lợi, nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Phần mềm kiểm kê tài sản bằng mã QR được đưa vào ứng dụng từ năm 2021 nhằm quản lý tài sản của cơ quan Tổng cục. Phần mềm giúp rút ngắn thời gian kiểm kê tài sản, kiểm tra, truy xuất thông tin tài sản, báo cáo kiểm kê tài sản một cách nhanh chóng và thuận tiện.
- Phần mềm chấm công điện tử sử dụng từ năm 2020, giúp quản lý giờ đến và giờ về trong ngày làm việc của công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan Tổng cục.
- Thu phí đường bộ không dừng với xe ô tô của Tổng cục được sử dụng từ năm 2020 giúp giảm thời gian dừng mua vé khi qua các trạm thu phí đường bộ.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý điều hành nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý của toàn Ngành, một số giải pháp cần thực hiện:
Một là, Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo quyết liệt công chức, viên chức, người lao động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn cũng như công tác quản lý, điều hành, nhất là đối với công chức, viên chức là lãnh đạo các đơn vị trong toàn Ngành; quán triệt vai trò, tác dụng của công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm thay đổi nhận thức. Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử của Tổng cục và các đơn vị trong toàn ngành. Tiêu chí chuyển đổi số của đơn vị là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thủ trưởng đơn vị qua các năm.
Hai là, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành Thống kê giai đoạn 2021-2025, trong đó quản lý, điều hành, sửa đổi hoàn thiện và ban hành các quy chế về công nghệ thông tin của Tổng cục Thống kê.
Ba là, xây dựng Hệ điều hành quản lý thông minh tổng hợp (Data board) trên cơ sở bộ chỉ số tổng hợp quản lý điều hành cho toàn Ngành. Liên thông phần mềm xử lý văn bản điện tử (E-office) với phần mềm quản lý công việc (Taskgov) và ISO điện tử.
Bốn là, tiếp tục nâng cấp các phần mềm/ứng dụng hiện có; xây dựng, phát triển các phần mềm/ứng dụng đối với các mặt công tác chưa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Năm là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho công chức, viên chức trong toàn Ngành.
Sáu là, cân đối, bố trí nguồn lực về tài chính cho công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thống kê nói chung và công tác quản lý, điều hành nói riêng một cách hợp lý để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng các phần mềm/ứng dụng chuyên dùng thuận tiện cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành.
Bảy là, đối với các phần mềm phục vụ quản lý, điều hành đề xuất thuê đơn vị công nghệ thông tin bên ngoài xây dựng, đào tạo và chuyển giao, vì các phần mềm này đòi hỏi liên tục cập nhật và thường xuyên được hỗ trợ kỹ thuật./.
Một là, Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo quyết liệt công chức, viên chức, người lao động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn cũng như công tác quản lý, điều hành, nhất là đối với công chức, viên chức là lãnh đạo các đơn vị trong toàn Ngành; quán triệt vai trò, tác dụng của công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm thay đổi nhận thức. Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử của Tổng cục và các đơn vị trong toàn ngành. Tiêu chí chuyển đổi số của đơn vị là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thủ trưởng đơn vị qua các năm.
Hai là, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành Thống kê giai đoạn 2021-2025, trong đó quản lý, điều hành, sửa đổi hoàn thiện và ban hành các quy chế về công nghệ thông tin của Tổng cục Thống kê.
Ba là, xây dựng Hệ điều hành quản lý thông minh tổng hợp (Data board) trên cơ sở bộ chỉ số tổng hợp quản lý điều hành cho toàn Ngành. Liên thông phần mềm xử lý văn bản điện tử (E-office) với phần mềm quản lý công việc (Taskgov) và ISO điện tử.
Bốn là, tiếp tục nâng cấp các phần mềm/ứng dụng hiện có; xây dựng, phát triển các phần mềm/ứng dụng đối với các mặt công tác chưa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Năm là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho công chức, viên chức trong toàn Ngành.
Sáu là, cân đối, bố trí nguồn lực về tài chính cho công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thống kê nói chung và công tác quản lý, điều hành nói riêng một cách hợp lý để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng các phần mềm/ứng dụng chuyên dùng thuận tiện cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành.
Bảy là, đối với các phần mềm phục vụ quản lý, điều hành đề xuất thuê đơn vị công nghệ thông tin bên ngoài xây dựng, đào tạo và chuyển giao, vì các phần mềm này đòi hỏi liên tục cập nhật và thường xuyên được hỗ trợ kỹ thuật./.
(Nguồn: Văn phòng Tổng cục - TCTK)