Với mục tiêu “khách hàng là trọng tâm phục vụ”, những năm qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Hòa Bình đã bám sát chỉ đạo của KBNN Việt Nam để đẩy nhanh việc thực hiện hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, tập trung cải cách thủ tục hành chính, triển khai mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị nộp/sử dụng ngân sách.
Tăng cường hiện đại hóa
Đồng chí Lê Hoài Thanh - Giám đốc KBNN Hòa Bình
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương hiện đại hóa ngành Tài chính, KBNN Hòa Bình đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ. Ngoài việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), KBNN Hòa Bình đã xây dựng và ứng dụng các chương trình CNTT khác có kết nối với hệ thống TABMIS (hệ thống lõi) để vận hành, kết nối, khai thác, trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ cho quản lý thu, chi NS được khoa học, an toàn, chính xác như: Hệ thống quản lý thu NSNN theo mô hình tập trung (TCS), hệ thống thanh toán điện tử song phương tập trung, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc tích hợp vào TABMIS, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tài chính – ngân sách. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, được sự quan tâm của KBNN Việt Nam, KBNN Hòa Bình đã được đầu tư cơ sở hạ tầng về CNTT đầy đủ và đồng bộ từ các máy chủ, máy trạm đến đường truyền kết nối ổn định, đảm bảo phát huy tối đa các ưu điểm của hệ thống CNTT.
Song song với hệ thống CNTT, KBNN Hòa Bình còn chú trọng tới việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức Kho bạc có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu cải cách; sắp xếp hợp lý đội ngũ đảm bảo đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao năng lực thực thi công vụ; tạo môi trường làm việc để thúc đẩy cải cách, sáng tạo. Đối với công tác lãnh đạo, KBNN Hòa Bình cũng tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý.
Đồng chí Đoàn Văn Thu, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối CCQ tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội
Thời gian tới, thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại, có sự kết nối, liên thông, hướng tới hình thành Kho bạc số, KBNN Hòa Bình tiếp tục nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ thống Tổng kế toán nhà nước; nâng cấp ứng dụng cảnh báo rủi ro trong kiểm soát chi NSNN; nâng cấp chương trình báo cáo nhanh số liệu thu, chi NSNN và huy động vốn hàng ngày; triển khai trên phạm vi toàn quốc chương trình thông báo biến động số dư tài khoản, chương trình thông báotiến trình xử lý hồ sơ cho các đơn vị sử dụng NSNN.
Hướng tới sự hài lòng của khách hàng
Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ của KBNN, tạo thuận lợi cho các đơn vị thu nộp, sử dụng ngân sách, cũng như phục vụ công tác quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo. Nổi bật, trong công tác thu nộp ngân sách, KBNN Hòa Bình đã đẩy mạnh mạng lưới tài khoản chuyên thu NSNN tại 4 hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh (BIDV, VietinBank, Agribank, MB), qua đó đã mở rộng không gian, thời gian thu nộp NSNN và áp dụng các hình thức thu nộp NSNN hiện đại. Ủy nhiệm thu NSNN cũng từng bước được mở rộng từ chỗ chỉ thu thuế, phí, lệ phí đến nay đã chấp nhận thu phạt vi phạm hành chính. Việc phối hợp thu đã giảm tải giao nhận chứng từ giấy giữa KBNN với cơ quan thu. Cơ quan thu chỉ cần khai thác dữ liệu của KBNN, NHTM là có đầy đủ thông tin về trạng thái chấp hành nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế để kịp thời xử lý, điều hành và thông quan hàng hóa.
Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2020.
Để kiểm soát việc chi NSNN chặt chẽ, an toàn nhưng vẫn thông thoáng, đảm bảo hiệu quả cho các đơn vị thụ hưởng, trong thời gian qua, KBNN Hòa Bình đã tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Theo đó, các đơn vị SDNS thực hiện kê khai và tải hồ sơ pháp lý online, lập chứng từ thanh toán và sử dụng chữ ký số gửi KBNN. Như vậy, thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, cán bộ kiểm soát thanh toán, tiến độ thực hiện rõ ràng minh bạch, giúp các đơn vị SDNS biết được tình trạng, kết quả xử lý hồ sơ thanh toán cũng như giảm thời gian đi lại, chi phí hoạt động, hạn chế tiêu cực, thất thoát NSNN. Tính đến thời điểm cuối năm 2019, tại KBNN tỉnh đã có 221/239 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia DVCTT, chiếm tỷ lệ 92,5% tổng số đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch. Với đích đến là trở thành Kho bạc điện tử, KBNN Hòa Bình đang phấn đấu đến cuối năm 2020, 100% các TTHC của KBNN từ cấp cấp huyện trở lên được thực hiện trên DVCTT mức độ 4.
Bên cạnh hoạt động kiểm soát chi, để góp phần cấp phát vốn, giải ngân đúng tiến độ và kịp thời đối với những dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, đặc biệt tại khu vực đồng bào DTTS, miền núi đặc biệt khó khăn, KBNN Hòa Bình đã phân công công chức chuyên quản chịu trách nhiệm theo dõi từng dự án, rà soát tình hình thực hiện, phân nhóm các vấn đề vướng mắc như về thủ tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu, về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, về kế hoạch vốn và thủ tục giải ngân... Trên cơ sở đó kịp thời báo cáo UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan cùng bàn bạc và đưa ra giải pháp phù hợp. Ngoài ra, để hỗ trợ các xã trong quá trình quản lý dự án, KBNN tỉnh đã thường xuyên phối hợp với Ban Dân tộc cử công chức lãnh đạo có kinh nghiệm tham gia làm báo cáo viên để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức xã trực tiếp tham gia quản lý dự án.
Nhờ sự thay đổi lớn trong các hoạt động nghiệp vụ, KBNN Hòa Bình luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng giao dịch, góp phần đảm bảo tiến độ và phát huy hiệu quả các dự án trọng điểm, dự án cấp thiết phục vụ an sinh xã hội, đặc biệt là các dự án ở khu vực có đông đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn của Tỉnh sinh sống./.
Bên cạnh hoạt động kiểm soát chi, để góp phần cấp phát vốn, giải ngân đúng tiến độ và kịp thời đối với những dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, đặc biệt tại khu vực đồng bào DTTS, miền núi đặc biệt khó khăn, KBNN Hòa Bình đã phân công công chức chuyên quản chịu trách nhiệm theo dõi từng dự án, rà soát tình hình thực hiện, phân nhóm các vấn đề vướng mắc như về thủ tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu, về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, về kế hoạch vốn và thủ tục giải ngân... Trên cơ sở đó kịp thời báo cáo UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan cùng bàn bạc và đưa ra giải pháp phù hợp. Ngoài ra, để hỗ trợ các xã trong quá trình quản lý dự án, KBNN tỉnh đã thường xuyên phối hợp với Ban Dân tộc cử công chức lãnh đạo có kinh nghiệm tham gia làm báo cáo viên để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức xã trực tiếp tham gia quản lý dự án.
Nhờ sự thay đổi lớn trong các hoạt động nghiệp vụ, KBNN Hòa Bình luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng giao dịch, góp phần đảm bảo tiến độ và phát huy hiệu quả các dự án trọng điểm, dự án cấp thiết phục vụ an sinh xã hội, đặc biệt là các dự án ở khu vực có đông đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn của Tỉnh sinh sống./.
Lê Hoài Thanh
Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hòa Bình