Trong 5 năm (2016-2020), công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có những bước tiến quan trọng; bộ mặt nông thôn thay đổi, nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng bền vững.
Tính đến ngày 01/7/2020, tỉnh Quảng Nam có 203 xã, giảm 4 đơn vị so với năm 2016, trong đó: 48 xã miền núi (chiếm 23,6%); 66 xã vùng cao (32,5%); 02 xã hải đảo và 87 xã đồng bằng, trung du (43,8%). Cả tỉnh có 1.008 thôn, ấp, bản giảm 395 thôn, ấp, bản tương đương với giảm 28,1% so với năm 2016; khu vực nông thôn có 321,1 nghìn hộ với 1.162,7 nghìn người tăng 130,6 nghìn người so với số nhân khẩu năm 2016.
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 bức tranh nông thôn có nhiều thay đổi, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn, quy hoạch tổng thể. Đến nay, toàn tỉnh có 113 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 58%, đạt và vượt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đã đề ra; bình quân chung số tiêu chí NTM đăng ký đạt chuẩn của toàn tỉnh (194 xã) là 15,9 tiêu chí/xã, tăng 4,5 tiêu chí so với năm 2015; không còn xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 40,5 triệu đồng (tăng 30,3 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 19,4 triệu đồng so với năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn 5,3% (giảm hơn 18,9% so với năm 2010 và giảm hơn 4,7% so với năm 2015).
Sau gần 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (Chương trình OCOP) tỉnh đã thu được kết quả khả quan. Toàn tỉnh có tổng cộng 206 sản phẩm OCOP của 171 chủ thể được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 179 sản phẩm 3 sao, 26 sản phẩm 4 sao, 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao; thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu trong cả nước. Trong năm 2020, UBND tỉnh lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm OCOP vùng tại thành phố Hội An và Trung tâm OCOP của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, tiếp tục xây dựng Đề án OCOP giai đoạn 2021-2025 có hiệu quả, nhằm xây dựng và phát triển mỗi xã một sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền, góp phần đạt được mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cung cấp điện bao phủ hầu khắp khu vực nông thôn, vươn tới nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Theo kết quả Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ 2020 (ĐTNNGK), tại thời điểm 01/7/2020, tất cả các xã và gần 98,5% số thôn khu vực nông thôn đều đã có điện. Điều đáng mừng là điện đã vươn tới vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, không chỉ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt; mà còn bảo đảm sinh kế bền vững cho dân cư trên địa bàn.
Hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp, có tính kết nối cao. Tại thời điểm 01/7/2020, tỷ lệ xã có đường ô tô từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND huyện chiếm 99,01% tổng số xã khu vực nông thôn, tăng 2,4 điểm phần trăm so với năm 2016. Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trụ sở UBND xã trên địa bàn nông thôn cả tỉnh so với tổng số thôn cũng tăng từ 94,9% năm 2016 lên 98,1% năm 2020.
Cũng tại thời điểm 01/7/2020, tỷ lệ xã có đường trục xã trải nhựa, bê tông so với tổng số xã khu vực nông thôn của cả tỉnh đạt 99,5% (cao hơn tỷ lệ 99,2% của cả nước), tăng 2,89 điểm phần trăm so với năm 2016. Tỷ lệ này của đường trục thôn đạt 97,5% (cả nước đạt 96,4%), tăng 5,75 điểm phần trăm; đường ngõ xóm đạt 92,1% (cả nước đạt 89,9%). Đáng chú ý là nhiều xã đã nhựa hóa, bê tông hóa hoàn toàn hệ thống đường trục xã, trục thôn và đường ngõ xóm.
Năm 2020, đã có 162/203 xã có hệ thống đèn đường, chiếm 79,8% (cả nước chiếm 75,7%) tổng số xã, trong đó: Các xã miền núi đạt 93,1%, các xã vùng cao đạt 46,2%, các xã hải đảo đạt 100%, các xã vùng khác đạt 96,5%.
Hệ thống thủy nông được đầu tư kiên cố hóa, nâng cao năng lực tưới tiêu. Tại thời điểm 01/7/2020, hệ thống kênh mương thủy nông trên địa bàn nông thôn do xã và hợp tác xã quản lý có tổng chiều dài 2,7 nghìn km; bình quân mỗi xã 13,6 km. Chiều dài và tỷ lệ kênh mương kiên cố hóa năm 2020 của tất cả các vùng đều tăng so với năm 2016. Hệ thống thủy nông được xây dựng thêm số trạm bơm để nâng cao năng lực tưới tiêu. Tại thời điểm 01/7/2020, trên địa bàn nông thôn cả tỉnh có trên 236 trạm bơm tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản; bình quân mỗi xã có 1,16 trạm bơm. Năng lực của hệ thống thủy nông tăng đáng kể.
Hệ thống trường, lớp mầm non và giáo dục phổ thông được nâng cấp, chất lượng dạy và học nâng lên đáng kể. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 185 xã có trường mẫu giáo, mầm non, chiếm 91,1% số xã trên địa bàn nông thôn với 212 trường, bình quân mỗi xã 1,04 trường. Nhiều địa phương, đặc biệt là vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn xây dựng thêm các điểm trường, tạo thuận lợi cho trẻ được đi học. Tỷ lệ trường được kiên cố hóa năm 2020 của trường mầm non đạt 100% (cả nước đạt 89,1%), tăng 0,41 điểm phần trăm so với năm 2016.
Đáng chú ý là số trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia tăng đáng kể những năm vừa qua. Tỷ lệ đạt Chuẩn quốc gia của các trường mầm non năm 2020 đạt 91,1%, trong đó: Các xã miền núi đạt 91,6%, các xã vùng cao đạt 78,8%, các xã hải đảo đạt 100%, các xã vùng khác đạt 100%; tỷ lệ này tương ứng với các trường tiểu học và trung học cơ sở của các xã miền núi đạt lần lượt là 81,2% và 76,1%; các xã vùng cao là 28,3% và 26,1%; các xã hải đảo là 100% và 100%; các xã khác là 98,1% và 96,1%.
Hệ thống thiết chế văn hóa được bổ sung hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thụ hưởng văn hóa và cập nhật thông tin của dân cư. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 164 xã có nhà văn hóa xã, chiếm 80,7% (cả nước 74,1%) tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 26,2 điểm phần trăm so với năm 2016; 153 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, chiếm 75,4% tổng số xã và tăng 1,46 điểm phần trăm; 65 xã có thư viện xã, chiếm 32,1% (cả nước 26,8%) và tăng 12,7 điểm phần trăm, trong đó 36 thư viện xã có máy tính kết nối internet phục vụ độc giả, chiếm 55,3% (cả nước 46,1%) số thư viện xã. Năm 2020, cả tỉnh có 983 thôn có nhà văn hóa, chiếm 97,5% (cả nước 88,8%) tổng số thôn, tăng 4,36 điểm phần trăm so với năm 2016 và 219 thôn có thư viện thôn, gấp 7,1 lần số thư viên thôn năm 2016.
Đến 01/7/2020 đã có 12 huyện, thị xã, thành phố lắp đặt hệ thống loa truyền thanh cho tất cả các xã trên địa bàn và 8 địa phương có 100% hệ thống loa truyền thanh thôn kết nối với hệ thống loa truyền thanh xã. Ngoài ra, toàn tỉnh đã có 157 xã xây dựng sân thể thao xã, chiếm 77,3% (cả nước 71,7%) tổng số xã khu vực nông thôn; 115 xã có điểm vui chơi giải trí và thể thao dành cho trẻ em và người cao tuổi, chiếm 56,6% tổng số xã năm 2020; 933 thôn có khu thể thao, chiếm 92,5% (cả nước 68,5%).
Hệ thống y tế được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 202 xã có trạm y tế xã, chiếm 99,5% tổng số xã khu vực nông thôn. Hầu hết các trạm y tế xã được xây dựng kiên cố đạt 85,1%, tăng 25,54 điểm phần trăm so với năm 2016; tỷ lệ bán kiên cố 14,8%, giảm 22,59 điểm phần trăm. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã, thành phố xây dựng trạm y tế xã cho tất cả các xã trên địa bàn; có 68 xã có cơ sở khám chữa bệnh ngoài trạm y tế xã, chiếm 33,5% tổng số xã. Năm 2020, toàn tỉnh có 83 trạm y tế xã có bác sỹ, chiếm 41,1% tổng số trạm y tế xã, với 93 bác sỹ; bình quân mỗi trạm y tế xã có 0,46 bác sỹ.
Hạ tầng vệ sinh môi trường nông thôn có những mặt được cải thiện. Năm 2020, cả tỉnh có 48 xã và 173 thôn xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 23,6% tổng số xã và 17,2% tổng số thôn. Tỷ lệ xã thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 64,7% năm 2016 lên 77,3% (cả nước 74,6%) năm 2020; tỷ lệ thôn thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 64,1% lên 78,1% (cả nước 58,2%).
Dịch vụ hỗ trợ kinh tế nông thôn và kinh tế phi nông nghiệp, có bước phát triển mới. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 24 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động, chiếm 11,8% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,16 điểm phần trăm so với 01/7/2016. Một số địa phương có tỷ lệ xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số xã là: Điện Bàn 61,1%, Hội An 25,3%, Thăng Bình 19,2%, Nông Sơn 16,1%,…
Năm 2020, cả tỉnh có 178 xã có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chiếm 87,7% (cả nước 80,4%) tổng số xã khu vực nông thôn; 189 xã có cán bộ thú y, chiếm 93,1% (cả nước 90,8%). Tính chung, tổng số cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cán bộ thú y năm 2020 của các xã là 458 người.
Hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và phục vụ dân sinh phát triển đa dạng. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 96 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống cây trồng, chiếm 47,3% tổng số xã. Cả tỉnh có 103 xã có chợ, chiếm 50,7% tổng số xã, tăng 2,91 điểm phần trăm so với năm 2016. Năm 2020 có 119 chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 84,4% (cả nước 76,5%) tổng số chợ khu vực nông thôn.
Cơ sở sản xuất công nghiệp hình thành và phát triển khá phổ biến. Theo kết quả điều tra, trên địa bàn nông thôn cả tỉnh hiện có 144 xã có hộ/cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản, chiếm 70,9% (cả nước 69,6%) tổng số xã với 3.148 hộ/cơ sở hoạt động, bình quân mỗi xã có 15,51 hộ/cơ sở. Năm 2020, toàn tỉnh còn có 39 xã có doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 19,2% tổng số xã khu vực nông thôn.
Làng nghề được rà soát, quy hoạch lại, sản phẩm hàng hóa ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 22 xã và 31 thôn có làng nghề, chiếm 10,8% tổng số xã và 15,3% tổng số thôn khu vực nông thôn, tăng 2,14 điểm phần trăm về số xã và tăng 2,71 điểm phần trăm về số thôn so với 01/7/2016. Năm 2020, các làng nghề có 811 cơ sở sản xuất hoạt động, thu hút 2.060 lao động, bình quân mỗi làng nghề có 35,2 cơ sở sản xuất, tập trung chủ yếu ở các địa phương phía Bắc của tỉnh.
Tỷ trọng kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông thôn có xu hướng gia tăng, thể hiện rõ nhất ở tỷ trọng cơ cấu hộ nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có trên gần 155,2 nghìn hộ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và hộ khác, chiếm 48,3% tổng số hộ nông thôn, tăng 2,4 điểm phần trăm so với năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và nguồn thu khác chiếm trong tổng số hộ nông thôn của cả tỉnh tăng từ 51,9% năm 2016 lên 56,3% năm 2020.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua khó khăn về thiên tai, dịch bệnh phát triển ổn định. Hình thức sản xuất và quy mô sản xuất được cơ cấu lại phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh được tổ chức theo 3 hình thức sản xuất chủ yếu, gồm: Hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 191,5 nghìn đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 7,4% (tăng 13.200 đơn vị) so với năm 2016. Trong đó, có gần 191,2 nghìn hộ sản xuất, tăng 7,2% (tăng 13 nghìn); 175 hợp tác xã, gấp 2,65 lần; 129 doanh nghiệp, gấp 8,06 lần.
Quy mô sản xuất của hộ được mở rộng, đặc biệt là quy mô trang trại. Hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh. Trong tổng số gần 191,5 nghìn đơn vị nông, lâm nghiệp và thủy sản tại thời điểm 01/7/2020, có gần 191,2 nghìn đơn vị sản xuất là hộ, chiếm 99,8% trong tổng số đơn vị nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xét theo các tiêu chí của Thông tư mới 02/2020/TT-BNNPTNT, tại thời điểm 01/7/2020, cả tỉnh có 122 trang trại đảm bảo tiêu chí mới. Đất sử dụng bình quân 1 trang trại đã tăng từ 4,47 ha năm 2016 lên 5,34 ha năm 2020. Tổng giá trị sản phẩm bán ra theo giá hiện hành của các trang trại năm 2020 đạt 842,1 tỷ đồng, tăng 60,3% so với năm 2016; gấp 3,2 lần năm 2011. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản bán ra trong 12 tháng qua bình quân 1 trang trại là 6,9 tỷ đồng (cả nước 5,6 tỷ đồng). Tỷ suất hàng hóa đạt 99,9% (cả nước 99,3). Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất tập trung.
Hợp tác xã NLTS được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổng số HTX NLTS tại thời điểm 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh là 175 HTX, tăng 109 HTX (gấp 2,6 lần) so với năm 2015. Những năm gần đây, hoạt động hiệu quả của mô hình HTX NLTS đã góp phần thực hiện tốt tiêu chí đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM ở từng địa phương. Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 65,9% về số lượng HTX NLTS, tăng 27,8% về doanh thu thuần và giảm 38,5% về lợi nhuận trước thuế. Tổng nguồn vốn sử dụng cho SXKD của HTX NLTS tại thời điểm 31/12/2019 đạt 494 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần (294 tỷ đồng) so với năm 2015. Vốn bình quân 1 HTX là 2,7 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2019 có trên 1.100 động đang làm việc trong các HTX NLTS; thu nhập bình quân của người lao động trong các HTX NLTS năm 2019 đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực HTX đang hoạt động đạt 5,9 tỷ đồng và tổng doanh thu thuần đạt 331,5 tỷ đồng, tăng 92,7% (+160 tỷ đồng) so với năm 2015. Doanh thu thuần bình quân 1 lao động đạt 303 triệu đồng.
Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, sản xuất nông sản hàng hóa có thêm năng lực mới. Tại thời điểm 31/12/2019, cả tỉnh có 129 doanh nghiệp NLTS đang hoạt động, gấp 8 lần (tăng 113 doanh nghiệp) so với năm 2015, được phân bố hầu hết ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn của tỉnh. Tổng số vốn doanh nghiệp ngành NLTS là 15,2 nghìn tỷ đồng, gấp 5 lần (tăng 11,9 nghìn tỷ đồng) so với năm 2015. Bình quân mỗi doanh nghiệp NLTS có nguồn vốn hoạt động là 80 tỷ đồng. Cả tỉnh có trên 6,2 nghìn lao động làm việc tại các doanh nghiệp NLTS, giảm 2,1% so với năm 2015.
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp NLTS năm 2019 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 1,9 nghìn tỷ đồng (gấp 4 lần) so với năm 2015, trong đó doanh thu từ hoạt nông nghiệp là chủ yếu. Doanh thu thuần bình quân 1 doanh nghiệp NLTS đạt 20,4 tỷ đồng. Tuy vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành này nhìn chung còn thấp.
Cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại được chú trọng. Theo kết quả điều tra, diện tích gieo trồng lúa năm 2020 làm đất bằng máy chiếm 87,3% tổng diện tích gieo trồng, diện tích gieo sạ bằng máy chiếm 14,6%, diện tích thu hoạch bằng máy chiếm 85,7%. Diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm khác năm 2020 được làm bằng máy chiếm 70,7%, diện tích thu hoạch bằng máy chiếm 7,8% (cả nước 4,2%). Các xã vùng khác (ngoài các xã vùng cao, miền núi và hải đảo) là vùng cơ giới mạnh nhất. Cùng với đó, tỉnh tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất NLTS, trong đó có việc sử dụng ngày càng phổ biến nhà kinh, nhà lưới, nhà màng.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai và đã phát huy những tác dụng tích cực. Trong 12 tháng trước thời điểm 01/7/2020, khu vực nông thôn có gần 4,6 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 1,4% được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, tăng 0,45 điểm phần trăm so với năm 2016; có gần 55 nghìn hộ được vay vốn ưu đãi theo các chương trình, dự án, chiếm 17,1%, giảm 9,09 điểm phần. Đến năm 2020, khu vực nông thôn đã có trên 342 nghìn người (chiếm 29,5% tổng số nhân khẩu) được cấp miễn phí bảo hiểm y tế.
Bộ máy chính quyền cấp xã tiếp tục được kiện toàn. Năm 2020, cán bộ chủ chốt của xã trên địa bàn tỉnh có trình độ giáo dục trung học phổ thông chiếm 99,7% (năm 2016 là 99,1%, năm 2011 là 92,1%). Toàn tỉnh có 874 cán bộ chủ chốt cấp xã, bình quân 1 xã có 4,3 cán bộ, trong đó 0,51 cán bộ nữ. Sau 5 năm, trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã được nâng cấp và hiện đại hoá với tốc độ khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời giữa các ngành, các cấp.
Dù nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã đạt những thành quả rõ rệt song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Khai thác tiềm năng, lợi thế và sử dụng nguồn lực chưa tạo được đột phá, hiệu quả thấp. Sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không cao. Ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Kết quả xây dựng NTM còn hạn chế như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng vẫn còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt tỷ lệ thấp, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, đầu tư cho các ngành nghề còn dàn trải; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ở cộng đồng dân cư có nguy cơ ngày càng mất dần, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, tuy số vụ vi phạm có giảm nhưng tính chất ngày càng phức tạp…/.
Tính đến ngày 01/7/2020, tỉnh Quảng Nam có 203 xã, giảm 4 đơn vị so với năm 2016, trong đó: 48 xã miền núi (chiếm 23,6%); 66 xã vùng cao (32,5%); 02 xã hải đảo và 87 xã đồng bằng, trung du (43,8%). Cả tỉnh có 1.008 thôn, ấp, bản giảm 395 thôn, ấp, bản tương đương với giảm 28,1% so với năm 2016; khu vực nông thôn có 321,1 nghìn hộ với 1.162,7 nghìn người tăng 130,6 nghìn người so với số nhân khẩu năm 2016.
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 bức tranh nông thôn có nhiều thay đổi, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn, quy hoạch tổng thể. Đến nay, toàn tỉnh có 113 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 58%, đạt và vượt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đã đề ra; bình quân chung số tiêu chí NTM đăng ký đạt chuẩn của toàn tỉnh (194 xã) là 15,9 tiêu chí/xã, tăng 4,5 tiêu chí so với năm 2015; không còn xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 40,5 triệu đồng (tăng 30,3 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 19,4 triệu đồng so với năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn 5,3% (giảm hơn 18,9% so với năm 2010 và giảm hơn 4,7% so với năm 2015).
Sau gần 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (Chương trình OCOP) tỉnh đã thu được kết quả khả quan. Toàn tỉnh có tổng cộng 206 sản phẩm OCOP của 171 chủ thể được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 179 sản phẩm 3 sao, 26 sản phẩm 4 sao, 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao; thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu trong cả nước. Trong năm 2020, UBND tỉnh lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm OCOP vùng tại thành phố Hội An và Trung tâm OCOP của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, tiếp tục xây dựng Đề án OCOP giai đoạn 2021-2025 có hiệu quả, nhằm xây dựng và phát triển mỗi xã một sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền, góp phần đạt được mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cung cấp điện bao phủ hầu khắp khu vực nông thôn, vươn tới nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Theo kết quả Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ 2020 (ĐTNNGK), tại thời điểm 01/7/2020, tất cả các xã và gần 98,5% số thôn khu vực nông thôn đều đã có điện. Điều đáng mừng là điện đã vươn tới vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, không chỉ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt; mà còn bảo đảm sinh kế bền vững cho dân cư trên địa bàn.
Hệ thống giao thông tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp, có tính kết nối cao. Tại thời điểm 01/7/2020, tỷ lệ xã có đường ô tô từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND huyện chiếm 99,01% tổng số xã khu vực nông thôn, tăng 2,4 điểm phần trăm so với năm 2016. Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trụ sở UBND xã trên địa bàn nông thôn cả tỉnh so với tổng số thôn cũng tăng từ 94,9% năm 2016 lên 98,1% năm 2020.
Cũng tại thời điểm 01/7/2020, tỷ lệ xã có đường trục xã trải nhựa, bê tông so với tổng số xã khu vực nông thôn của cả tỉnh đạt 99,5% (cao hơn tỷ lệ 99,2% của cả nước), tăng 2,89 điểm phần trăm so với năm 2016. Tỷ lệ này của đường trục thôn đạt 97,5% (cả nước đạt 96,4%), tăng 5,75 điểm phần trăm; đường ngõ xóm đạt 92,1% (cả nước đạt 89,9%). Đáng chú ý là nhiều xã đã nhựa hóa, bê tông hóa hoàn toàn hệ thống đường trục xã, trục thôn và đường ngõ xóm.
Năm 2020, đã có 162/203 xã có hệ thống đèn đường, chiếm 79,8% (cả nước chiếm 75,7%) tổng số xã, trong đó: Các xã miền núi đạt 93,1%, các xã vùng cao đạt 46,2%, các xã hải đảo đạt 100%, các xã vùng khác đạt 96,5%.
Hệ thống thủy nông được đầu tư kiên cố hóa, nâng cao năng lực tưới tiêu. Tại thời điểm 01/7/2020, hệ thống kênh mương thủy nông trên địa bàn nông thôn do xã và hợp tác xã quản lý có tổng chiều dài 2,7 nghìn km; bình quân mỗi xã 13,6 km. Chiều dài và tỷ lệ kênh mương kiên cố hóa năm 2020 của tất cả các vùng đều tăng so với năm 2016. Hệ thống thủy nông được xây dựng thêm số trạm bơm để nâng cao năng lực tưới tiêu. Tại thời điểm 01/7/2020, trên địa bàn nông thôn cả tỉnh có trên 236 trạm bơm tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản; bình quân mỗi xã có 1,16 trạm bơm. Năng lực của hệ thống thủy nông tăng đáng kể.
Hệ thống trường, lớp mầm non và giáo dục phổ thông được nâng cấp, chất lượng dạy và học nâng lên đáng kể. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 185 xã có trường mẫu giáo, mầm non, chiếm 91,1% số xã trên địa bàn nông thôn với 212 trường, bình quân mỗi xã 1,04 trường. Nhiều địa phương, đặc biệt là vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn xây dựng thêm các điểm trường, tạo thuận lợi cho trẻ được đi học. Tỷ lệ trường được kiên cố hóa năm 2020 của trường mầm non đạt 100% (cả nước đạt 89,1%), tăng 0,41 điểm phần trăm so với năm 2016.
Đáng chú ý là số trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia tăng đáng kể những năm vừa qua. Tỷ lệ đạt Chuẩn quốc gia của các trường mầm non năm 2020 đạt 91,1%, trong đó: Các xã miền núi đạt 91,6%, các xã vùng cao đạt 78,8%, các xã hải đảo đạt 100%, các xã vùng khác đạt 100%; tỷ lệ này tương ứng với các trường tiểu học và trung học cơ sở của các xã miền núi đạt lần lượt là 81,2% và 76,1%; các xã vùng cao là 28,3% và 26,1%; các xã hải đảo là 100% và 100%; các xã khác là 98,1% và 96,1%.
Hệ thống thiết chế văn hóa được bổ sung hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thụ hưởng văn hóa và cập nhật thông tin của dân cư. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 164 xã có nhà văn hóa xã, chiếm 80,7% (cả nước 74,1%) tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 26,2 điểm phần trăm so với năm 2016; 153 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, chiếm 75,4% tổng số xã và tăng 1,46 điểm phần trăm; 65 xã có thư viện xã, chiếm 32,1% (cả nước 26,8%) và tăng 12,7 điểm phần trăm, trong đó 36 thư viện xã có máy tính kết nối internet phục vụ độc giả, chiếm 55,3% (cả nước 46,1%) số thư viện xã. Năm 2020, cả tỉnh có 983 thôn có nhà văn hóa, chiếm 97,5% (cả nước 88,8%) tổng số thôn, tăng 4,36 điểm phần trăm so với năm 2016 và 219 thôn có thư viện thôn, gấp 7,1 lần số thư viên thôn năm 2016.
Đến 01/7/2020 đã có 12 huyện, thị xã, thành phố lắp đặt hệ thống loa truyền thanh cho tất cả các xã trên địa bàn và 8 địa phương có 100% hệ thống loa truyền thanh thôn kết nối với hệ thống loa truyền thanh xã. Ngoài ra, toàn tỉnh đã có 157 xã xây dựng sân thể thao xã, chiếm 77,3% (cả nước 71,7%) tổng số xã khu vực nông thôn; 115 xã có điểm vui chơi giải trí và thể thao dành cho trẻ em và người cao tuổi, chiếm 56,6% tổng số xã năm 2020; 933 thôn có khu thể thao, chiếm 92,5% (cả nước 68,5%).
Hệ thống y tế được tăng cường cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 202 xã có trạm y tế xã, chiếm 99,5% tổng số xã khu vực nông thôn. Hầu hết các trạm y tế xã được xây dựng kiên cố đạt 85,1%, tăng 25,54 điểm phần trăm so với năm 2016; tỷ lệ bán kiên cố 14,8%, giảm 22,59 điểm phần trăm. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã, thành phố xây dựng trạm y tế xã cho tất cả các xã trên địa bàn; có 68 xã có cơ sở khám chữa bệnh ngoài trạm y tế xã, chiếm 33,5% tổng số xã. Năm 2020, toàn tỉnh có 83 trạm y tế xã có bác sỹ, chiếm 41,1% tổng số trạm y tế xã, với 93 bác sỹ; bình quân mỗi trạm y tế xã có 0,46 bác sỹ.
Hạ tầng vệ sinh môi trường nông thôn có những mặt được cải thiện. Năm 2020, cả tỉnh có 48 xã và 173 thôn xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 23,6% tổng số xã và 17,2% tổng số thôn. Tỷ lệ xã thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 64,7% năm 2016 lên 77,3% (cả nước 74,6%) năm 2020; tỷ lệ thôn thu gom rác thải sinh hoạt tăng từ 64,1% lên 78,1% (cả nước 58,2%).
Dịch vụ hỗ trợ kinh tế nông thôn và kinh tế phi nông nghiệp, có bước phát triển mới. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 24 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động, chiếm 11,8% tổng số xã trên địa bàn nông thôn, tăng 2,16 điểm phần trăm so với 01/7/2016. Một số địa phương có tỷ lệ xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số xã là: Điện Bàn 61,1%, Hội An 25,3%, Thăng Bình 19,2%, Nông Sơn 16,1%,…
Năm 2020, cả tỉnh có 178 xã có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chiếm 87,7% (cả nước 80,4%) tổng số xã khu vực nông thôn; 189 xã có cán bộ thú y, chiếm 93,1% (cả nước 90,8%). Tính chung, tổng số cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cán bộ thú y năm 2020 của các xã là 458 người.
Hoạt động thương mại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và phục vụ dân sinh phát triển đa dạng. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có 96 xã có điểm/cửa hàng cung cấp giống cây trồng, chiếm 47,3% tổng số xã. Cả tỉnh có 103 xã có chợ, chiếm 50,7% tổng số xã, tăng 2,91 điểm phần trăm so với năm 2016. Năm 2020 có 119 chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 84,4% (cả nước 76,5%) tổng số chợ khu vực nông thôn.
Cơ sở sản xuất công nghiệp hình thành và phát triển khá phổ biến. Theo kết quả điều tra, trên địa bàn nông thôn cả tỉnh hiện có 144 xã có hộ/cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản, chiếm 70,9% (cả nước 69,6%) tổng số xã với 3.148 hộ/cơ sở hoạt động, bình quân mỗi xã có 15,51 hộ/cơ sở. Năm 2020, toàn tỉnh còn có 39 xã có doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 19,2% tổng số xã khu vực nông thôn.
Làng nghề được rà soát, quy hoạch lại, sản phẩm hàng hóa ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 22 xã và 31 thôn có làng nghề, chiếm 10,8% tổng số xã và 15,3% tổng số thôn khu vực nông thôn, tăng 2,14 điểm phần trăm về số xã và tăng 2,71 điểm phần trăm về số thôn so với 01/7/2016. Năm 2020, các làng nghề có 811 cơ sở sản xuất hoạt động, thu hút 2.060 lao động, bình quân mỗi làng nghề có 35,2 cơ sở sản xuất, tập trung chủ yếu ở các địa phương phía Bắc của tỉnh.
Tỷ trọng kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông thôn có xu hướng gia tăng, thể hiện rõ nhất ở tỷ trọng cơ cấu hộ nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, toàn tỉnh có trên gần 155,2 nghìn hộ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và hộ khác, chiếm 48,3% tổng số hộ nông thôn, tăng 2,4 điểm phần trăm so với năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản và nguồn thu khác chiếm trong tổng số hộ nông thôn của cả tỉnh tăng từ 51,9% năm 2016 lên 56,3% năm 2020.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua khó khăn về thiên tai, dịch bệnh phát triển ổn định. Hình thức sản xuất và quy mô sản xuất được cơ cấu lại phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh được tổ chức theo 3 hình thức sản xuất chủ yếu, gồm: Hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Theo kết quả ĐTNNGK 2020, cả tỉnh có 191,5 nghìn đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 7,4% (tăng 13.200 đơn vị) so với năm 2016. Trong đó, có gần 191,2 nghìn hộ sản xuất, tăng 7,2% (tăng 13 nghìn); 175 hợp tác xã, gấp 2,65 lần; 129 doanh nghiệp, gấp 8,06 lần.
Quy mô sản xuất của hộ được mở rộng, đặc biệt là quy mô trang trại. Hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh. Trong tổng số gần 191,5 nghìn đơn vị nông, lâm nghiệp và thủy sản tại thời điểm 01/7/2020, có gần 191,2 nghìn đơn vị sản xuất là hộ, chiếm 99,8% trong tổng số đơn vị nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xét theo các tiêu chí của Thông tư mới 02/2020/TT-BNNPTNT, tại thời điểm 01/7/2020, cả tỉnh có 122 trang trại đảm bảo tiêu chí mới. Đất sử dụng bình quân 1 trang trại đã tăng từ 4,47 ha năm 2016 lên 5,34 ha năm 2020. Tổng giá trị sản phẩm bán ra theo giá hiện hành của các trang trại năm 2020 đạt 842,1 tỷ đồng, tăng 60,3% so với năm 2016; gấp 3,2 lần năm 2011. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản bán ra trong 12 tháng qua bình quân 1 trang trại là 6,9 tỷ đồng (cả nước 5,6 tỷ đồng). Tỷ suất hàng hóa đạt 99,9% (cả nước 99,3). Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất tập trung.
Hợp tác xã NLTS được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổng số HTX NLTS tại thời điểm 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh là 175 HTX, tăng 109 HTX (gấp 2,6 lần) so với năm 2015. Những năm gần đây, hoạt động hiệu quả của mô hình HTX NLTS đã góp phần thực hiện tốt tiêu chí đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM ở từng địa phương. Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 65,9% về số lượng HTX NLTS, tăng 27,8% về doanh thu thuần và giảm 38,5% về lợi nhuận trước thuế. Tổng nguồn vốn sử dụng cho SXKD của HTX NLTS tại thời điểm 31/12/2019 đạt 494 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần (294 tỷ đồng) so với năm 2015. Vốn bình quân 1 HTX là 2,7 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2019 có trên 1.100 động đang làm việc trong các HTX NLTS; thu nhập bình quân của người lao động trong các HTX NLTS năm 2019 đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực HTX đang hoạt động đạt 5,9 tỷ đồng và tổng doanh thu thuần đạt 331,5 tỷ đồng, tăng 92,7% (+160 tỷ đồng) so với năm 2015. Doanh thu thuần bình quân 1 lao động đạt 303 triệu đồng.
Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, sản xuất nông sản hàng hóa có thêm năng lực mới. Tại thời điểm 31/12/2019, cả tỉnh có 129 doanh nghiệp NLTS đang hoạt động, gấp 8 lần (tăng 113 doanh nghiệp) so với năm 2015, được phân bố hầu hết ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn của tỉnh. Tổng số vốn doanh nghiệp ngành NLTS là 15,2 nghìn tỷ đồng, gấp 5 lần (tăng 11,9 nghìn tỷ đồng) so với năm 2015. Bình quân mỗi doanh nghiệp NLTS có nguồn vốn hoạt động là 80 tỷ đồng. Cả tỉnh có trên 6,2 nghìn lao động làm việc tại các doanh nghiệp NLTS, giảm 2,1% so với năm 2015.
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp NLTS năm 2019 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 1,9 nghìn tỷ đồng (gấp 4 lần) so với năm 2015, trong đó doanh thu từ hoạt nông nghiệp là chủ yếu. Doanh thu thuần bình quân 1 doanh nghiệp NLTS đạt 20,4 tỷ đồng. Tuy vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành này nhìn chung còn thấp.
Cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại được chú trọng. Theo kết quả điều tra, diện tích gieo trồng lúa năm 2020 làm đất bằng máy chiếm 87,3% tổng diện tích gieo trồng, diện tích gieo sạ bằng máy chiếm 14,6%, diện tích thu hoạch bằng máy chiếm 85,7%. Diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm khác năm 2020 được làm bằng máy chiếm 70,7%, diện tích thu hoạch bằng máy chiếm 7,8% (cả nước 4,2%). Các xã vùng khác (ngoài các xã vùng cao, miền núi và hải đảo) là vùng cơ giới mạnh nhất. Cùng với đó, tỉnh tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất NLTS, trong đó có việc sử dụng ngày càng phổ biến nhà kinh, nhà lưới, nhà màng.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai và đã phát huy những tác dụng tích cực. Trong 12 tháng trước thời điểm 01/7/2020, khu vực nông thôn có gần 4,6 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 1,4% được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, tăng 0,45 điểm phần trăm so với năm 2016; có gần 55 nghìn hộ được vay vốn ưu đãi theo các chương trình, dự án, chiếm 17,1%, giảm 9,09 điểm phần. Đến năm 2020, khu vực nông thôn đã có trên 342 nghìn người (chiếm 29,5% tổng số nhân khẩu) được cấp miễn phí bảo hiểm y tế.
Bộ máy chính quyền cấp xã tiếp tục được kiện toàn. Năm 2020, cán bộ chủ chốt của xã trên địa bàn tỉnh có trình độ giáo dục trung học phổ thông chiếm 99,7% (năm 2016 là 99,1%, năm 2011 là 92,1%). Toàn tỉnh có 874 cán bộ chủ chốt cấp xã, bình quân 1 xã có 4,3 cán bộ, trong đó 0,51 cán bộ nữ. Sau 5 năm, trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã được nâng cấp và hiện đại hoá với tốc độ khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời giữa các ngành, các cấp.
Dù nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã đạt những thành quả rõ rệt song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Khai thác tiềm năng, lợi thế và sử dụng nguồn lực chưa tạo được đột phá, hiệu quả thấp. Sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không cao. Ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Kết quả xây dựng NTM còn hạn chế như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng vẫn còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt tỷ lệ thấp, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, đầu tư cho các ngành nghề còn dàn trải; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ở cộng đồng dân cư có nguy cơ ngày càng mất dần, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, tuy số vụ vi phạm có giảm nhưng tính chất ngày càng phức tạp…/.
P.V