Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, có diện tích đất nông nghiệp là 294,9 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 83,46% tổng diện tích đất tự nhiên; có 80,98% dân số sống ở khu vực nông thôn. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ nói chung, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nói riêng đã có nhiều thành tựu khởi sắc, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao và bền vững so với tình hình chung của vùng trung du và miền núi phía Bắc, cũng như cả nước. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững.
Bức tranh nông thôn đổi mới toàn diện
Tính đến 01/7/2020 khu vực nông thôn toàn tỉnh có 197 xã, với 2.052 thôn, khu dân cư; so với năm 2016 số xã giảm đi 51 xã, số thôn, khu giảm 522 thôn, khu. Số hộ ở khu vực nông thôn tại thời điểm 01/7/2020 là 328.563 hộ, với 1.201.851 nhân khẩu; so với năm 2016 tăng 17.932 hộ, tăng 96.681 nhân khẩu.
Trong 5 năm 2016 – 2020, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn được xây dựng, củng cố, nâng cấp mới cả về chiều rộng, chiều sâu, tạo điều kiện phát triển sản xuất, diện mạo nông thôn đổi mới tích cực.
Điện khí hoá nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong bức tranh tổng quát về xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đến nay, 100% số xã trong toàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia. Tổng số thôn, khu có điện là 2.052 thôn, khu bằng 100%, trong đó số thôn, khu có điện lưới quốc gia là 2.041 thôn, khu chiếm tỷ lệ 99,46%. Tại thời điểm 01/7/2020, tổng số hộ sử dụng điện là 328.482 hộ, chiếm tỷ lệ 99,98% tổng số hộ khu vực nông thôn, so với năm 2016 số hộ sử dụng điện ở nông thôn tăng 18.157 hộ (tăng 5,85%).
Hệ thống đường giao thông nông thôn của tỉnh được đầu tư mới, nâng cấp, có nhiều khởi sắc. Theo kết quả tổng hợp, đến năm 2020, toàn tỉnh có 197 xã có đường xe ô tô đi được quanh năm đến trụ sở UBND xã, đạt tỷ lệ 100%. Số xã có đường giao thông chủ yếu từ trụ sở UBND huyện đến trụ sở UBND xã được nhựa, bê tông hóa đạt 100% (năm 2016 chỉ đạt 97,58%). Hiện có 195 xã có đường trục xã được rải nhựa, bê tông bằng 98,98%. Số xã có đường trục thôn được rải nhựa, bê tông là 189 xã (chiếm 95,93%). Toàn bộ khu vực nông thôn của tỉnh đã có 2.052 thôn có đường xe ô tô đi đến được trụ sở UBND xã, đạt 100% tổng số thôn.
Hệ thống trường học các cấp ở khu vực nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp kiên cố. Năm 2020, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 197 xã (bằng 100%) có trường tiểu học với 254 trường tiểu học, toàn bộ 100% số trường tiểu học đã được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, có 231/254 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt 90,95%; 189 xã có trường trung học cơ sở bằng 95,94% (năm 2016 đạt 87,10%) với 211 trường trung học cơ sở, trong đó có 210 trường trung học cơ sở được xây dựng kiên cố, bán kiên cố đạt 99,53%, có 169/211 trường trung học cơ sở được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt 80,09%. Số xã có trường trung học phổ thông trên địa bàn là 22 xã, đạt 11,17% với 23 trường trung học phổ thông hoạt động tại khu vực nông thôn, có 16/23 trường trung học phổ thông được công nhật đạt chuẩn Quốc gia, đạt 69,57%. 100% số xã có trường mẫu giáo/mầm non năm 2020 với 259 trường mẫu giáo, mầm non, trong đó số trường mẫu giáo/mầm non được xây dựng kiên cố, bán kiên cố là 258 trường bằng 99,61%, có 194/259 trường mẫu giáo/mầm non được công nhận chuẩn Quốc gia, đạt 74,9%. Số thôn có trường, lớp mẫu giáo 370 thôn, chiếm tỷ lệ 18,03%; thôn có nhà trẻ, nhóm trẻ 307 thôn, chiếm tỷ lệ 14,96%.
Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục được tăng cường khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Tổng số 197 xã có trạm y tế xã đạt 100%, năm 2020 có 184 trạm y tế được xây dựng kiên cố và 13 trạm y tế được xây dựng bán kiên cố. Hệ thống y tế đã được tăng cường mở rộng và phát triển đến các thôn, khu dân cư. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế ở nông thôn từng bước được trang bị và hoàn thiện. Số xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã có 185 xã, chiếm 93,91% tổng số xã (năm 2016 chỉ có 104 xã, chiếm 41,94%). Khu vực nông thôn hiện có 249 bác sĩ làm việc; số trạm y tế có bác sĩ là 187 trạm, bình quân 1 trạm y tế xã có 1,33 bác sĩ (năm 2016 bình quân là 1,15 bác sĩ); tính bình quân số bác sĩ trên 1 vạn dân ở nông thôn năm 2020 có 2,1 bác sĩ. Theo kết quả điều tra, năm 2020 khu vực nông thôn có 1.957 thôn, khu dân cư có nhân viên y tế thôn đạt 95,37%. Điều đáng lưu ý là đến nay, có 48 xã có cơ sở khám chữa bệnh ngoài trạm y tế xã trên địa bàn xã; có 185 xã có cơ sở kinh doanh thuốc tây và có 45 xã có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn xã.
Hệ thống chợ nông thôn từng bước được xây dựng; Ngân hàng tín dụng ở nông thôn được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Năm 2020, toàn tỉnh với số xã có chợ đang hoạt động là 149 xã, đạt 75,63% tổng số xã (năm 2016 tỷ lệ đạt 64,52%), trong đó có 52 xã có chợ hàng ngày, chiếm 26,40% tổng số xã. Số xã có chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố là 81 xã, đạt 41,12% (năm 2016 tỷ lệ tương ứng đạt 35,48%). Số thôn có chợ là 168 thôn, chiếm 8,19% tổng số thôn, trong đó có 59 thôn có chợ hàng ngày. Bên cạnh đó, đến năm 2020, toàn tỉnh có 57 xã có ngân hàng/chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn xã, bằng 28,93% tổng số xã; có 45 xã có quỹ tín dụng nhân dân/ngân hàng HTX trên địa bàn xã, bằng 22,84% tổng số xã, giúp cho người dân ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi.
Hệ thống thông tin, văn hóa, thể thao phát triển mạnh. Hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn ngày càng được mở rộng đến các vùng miền, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi. Hệ thống nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 156 xã có nhà văn hoá, đạt 79,19% tổng số xã (năm 2016 đạt 69,35%). Hệ thống sân chơi thể thao của xã, khu vui chơi thể thao của thôn cũng được khuyến khích, xã hội hóa. Năm 2020 toàn tỉnh có 135 xã có sân thể thao xã, đạt 68,53% tổng số xã và 1.528 thôn có khu vui chơi thể thao, đạt 74,46% tổng số thôn (năm 2016 đạt 62,20%).
Cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn có bước cải thiện, hiệu quả
Việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn đã có những bước cải thiện đáng kể, song đây vẫn là vấn đề rất cần được quan tâm ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Theo kết quả điều tra năm 2020 cho thấy, toàn tỉnh có 35 xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo tiêu chuẩn, chiếm 17,77% tổng số xã; có 105,81 nghìn hộ trên địa bàn nông thôn sử dụng nước máy, chiếm 32,2% tổng số hộ (năm 2016 chỉ chiếm 18,0%).
Về vệ sinh môi trường nông thôn, hiện toàn tỉnh có 69 xã có hệ thống thoát nước thải chung trên địa bàn xã, chiếm 35,03% tổng số xã và có 614 thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 29,92%. Năm 2020 toàn tỉnh có 102 xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, chiếm 51,78% (năm 2016, có 92 xã chiếm 37,1%).
Hệ thống khuyến nông, lâm, ngư và thú ý tiếp tục được tăng cường, mở rộng toàn diện đến cơ sở. Năm 2020, toàn tỉnh có 197 xã có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đạt 100% tổng số xã khu vực nông thôn. Tổng số cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư năm 2020 của xã là 434 người, bình quân 1 xã có 2,2 người. Tổng số thôn có cộng tác viên khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là 1.914 thôn, chiếm 93,27%.
Theo kết quả điều tra, năm 2020, toàn tỉnh có 187 xã có cán bộ thú y, chiếm 94,92% tổng số xã. Tổng số cán bộ thú y cấp xã là 218 người, bình quân 1 xã có 1,17 cán bộ thú y. Số thôn có công tác viên thú y là 581 thôn, bằng 28,31% tổng số thôn. Ngoài ra, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 154 xã có người hành nghề thú y tư nhân với tổng số 381 người hành nghề thú y tư nhân.
Hệ thống thủy nông được đầu tư mở rộng, kiên cố hóa, nâng cao năng lực tưới tiêu. Tại thời điểm 01/7/2020, chiều dài kênh mương thủy lợi trên địa bàn nông thôn là 4.874 km, trong đó chiều dài kênh mương thủy lợi do xã/hợp tác xã quản lý là 4.074 km (bình quân mỗi xã quản lý 20,68 km). Chiều dài kênh mương thủy lợi do xã/hợp tác xã quản lý được kiên cố hóa đạt 1.580 km, đạt 38,77% (năm 2016 đạt tỷ lệ 29,75%). Ngoài ra, năm 2020, trên địa bàn nông thôn có 277 trạm bơm tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; bình quân mỗi xã có 1,4 trạm bơm (năm 2016 bình quân 1 xã có 1,2 trạm bơm).
Cơ cấu kinh tế nông thôn và ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực, tiến bộ
Chuyển dịch cơ cấu hộ gia đình, cơ cấu ngành nghề và nguồn thu nhập. Theo kết quả cuộc điều tra, tại thời điểm 01/7/2020 khu vực nông thôn của tỉnh có 328.563 hộ với 1.201.851 nhân khẩu hiện đang sinh sống, chiếm 80,98% dân số toàn tỉnh. Năm 2020, quy mô bình quân một gia đình nông thôn có 3,66 người (năm 2016 bình quân là 3,56 người/hộ). Số hộ có hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh theo tại thời điểm 01/7/2020 là 270.651 hộ, trong đó hộ ở nông thôn là 255.790 hộ, chiếm 94,51%. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn đã có bước chuyển dịch khá nhanh từ khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tính đến 01/7/2020, toàn tỉnh có 179.108 hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, bao gồm cả hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực thành thị và nông thôn, cụ thể: Hộ nông nghiệp có 173.300 hộ, chiếm 96,76% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ lâm nghiệp có 3.392 hộ, chiếm 1,89% và hộ thủy sản có 2.416 hộ, chiếm 1,35%. Trong tổng số hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh, riêng khu vực nông thôn có 171.461 hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 52,18% tổng số hộ khu vực nông thôn (năm 2016 tỷ lệ này là 60,28%), giảm 15.790 hộ so với năm 2016 (giảm 8,43% so với năm 2016), trong đó: Hộ nông nghiệp khu vực nông thôn có 165.806 hộ, chiếm 96,70% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nông thôn; hộ lâm nghiệp có 3.368 hộ, chiếm 1,96% và hộ thủy sản có 2.288 hộ, chiếm 1,34%.
Cơ cấu hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản ở nông thôn theo nguồn thu nhập lớn nhất của hộ đã có chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Năm 2020, hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 114.008 hộ, chiếm 44,57% tổng số hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn.
Cơ cấu ngành nghề của lao động cũng có xu hướng chuyển dịch nhanh, tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động phi nông nhiệp tại địa bàn nông thôn. Theo kết quả điều tra, lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất 58,13% (360.307 người); nhóm ngành công nghiệp, xây dựng có 165.592 người, chiếm 26,72%; nhóm ngành thương nghiệp và vận tải có 45.681 người, chiếm 7,37% và nhóm ngành dịch vụ khác còn lại có 48.525 người, chiếm 7,78%.
Bức tranh nông thôn đổi mới toàn diện
Tính đến 01/7/2020 khu vực nông thôn toàn tỉnh có 197 xã, với 2.052 thôn, khu dân cư; so với năm 2016 số xã giảm đi 51 xã, số thôn, khu giảm 522 thôn, khu. Số hộ ở khu vực nông thôn tại thời điểm 01/7/2020 là 328.563 hộ, với 1.201.851 nhân khẩu; so với năm 2016 tăng 17.932 hộ, tăng 96.681 nhân khẩu.
Trong 5 năm 2016 – 2020, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn được xây dựng, củng cố, nâng cấp mới cả về chiều rộng, chiều sâu, tạo điều kiện phát triển sản xuất, diện mạo nông thôn đổi mới tích cực.
Điện khí hoá nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong bức tranh tổng quát về xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đến nay, 100% số xã trong toàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia. Tổng số thôn, khu có điện là 2.052 thôn, khu bằng 100%, trong đó số thôn, khu có điện lưới quốc gia là 2.041 thôn, khu chiếm tỷ lệ 99,46%. Tại thời điểm 01/7/2020, tổng số hộ sử dụng điện là 328.482 hộ, chiếm tỷ lệ 99,98% tổng số hộ khu vực nông thôn, so với năm 2016 số hộ sử dụng điện ở nông thôn tăng 18.157 hộ (tăng 5,85%).
Hệ thống đường giao thông nông thôn của tỉnh được đầu tư mới, nâng cấp, có nhiều khởi sắc. Theo kết quả tổng hợp, đến năm 2020, toàn tỉnh có 197 xã có đường xe ô tô đi được quanh năm đến trụ sở UBND xã, đạt tỷ lệ 100%. Số xã có đường giao thông chủ yếu từ trụ sở UBND huyện đến trụ sở UBND xã được nhựa, bê tông hóa đạt 100% (năm 2016 chỉ đạt 97,58%). Hiện có 195 xã có đường trục xã được rải nhựa, bê tông bằng 98,98%. Số xã có đường trục thôn được rải nhựa, bê tông là 189 xã (chiếm 95,93%). Toàn bộ khu vực nông thôn của tỉnh đã có 2.052 thôn có đường xe ô tô đi đến được trụ sở UBND xã, đạt 100% tổng số thôn.
Hệ thống trường học các cấp ở khu vực nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp kiên cố. Năm 2020, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 197 xã (bằng 100%) có trường tiểu học với 254 trường tiểu học, toàn bộ 100% số trường tiểu học đã được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, có 231/254 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt 90,95%; 189 xã có trường trung học cơ sở bằng 95,94% (năm 2016 đạt 87,10%) với 211 trường trung học cơ sở, trong đó có 210 trường trung học cơ sở được xây dựng kiên cố, bán kiên cố đạt 99,53%, có 169/211 trường trung học cơ sở được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt 80,09%. Số xã có trường trung học phổ thông trên địa bàn là 22 xã, đạt 11,17% với 23 trường trung học phổ thông hoạt động tại khu vực nông thôn, có 16/23 trường trung học phổ thông được công nhật đạt chuẩn Quốc gia, đạt 69,57%. 100% số xã có trường mẫu giáo/mầm non năm 2020 với 259 trường mẫu giáo, mầm non, trong đó số trường mẫu giáo/mầm non được xây dựng kiên cố, bán kiên cố là 258 trường bằng 99,61%, có 194/259 trường mẫu giáo/mầm non được công nhận chuẩn Quốc gia, đạt 74,9%. Số thôn có trường, lớp mẫu giáo 370 thôn, chiếm tỷ lệ 18,03%; thôn có nhà trẻ, nhóm trẻ 307 thôn, chiếm tỷ lệ 14,96%.
Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục được tăng cường khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Tổng số 197 xã có trạm y tế xã đạt 100%, năm 2020 có 184 trạm y tế được xây dựng kiên cố và 13 trạm y tế được xây dựng bán kiên cố. Hệ thống y tế đã được tăng cường mở rộng và phát triển đến các thôn, khu dân cư. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế ở nông thôn từng bước được trang bị và hoàn thiện. Số xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã có 185 xã, chiếm 93,91% tổng số xã (năm 2016 chỉ có 104 xã, chiếm 41,94%). Khu vực nông thôn hiện có 249 bác sĩ làm việc; số trạm y tế có bác sĩ là 187 trạm, bình quân 1 trạm y tế xã có 1,33 bác sĩ (năm 2016 bình quân là 1,15 bác sĩ); tính bình quân số bác sĩ trên 1 vạn dân ở nông thôn năm 2020 có 2,1 bác sĩ. Theo kết quả điều tra, năm 2020 khu vực nông thôn có 1.957 thôn, khu dân cư có nhân viên y tế thôn đạt 95,37%. Điều đáng lưu ý là đến nay, có 48 xã có cơ sở khám chữa bệnh ngoài trạm y tế xã trên địa bàn xã; có 185 xã có cơ sở kinh doanh thuốc tây và có 45 xã có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn xã.
Hệ thống chợ nông thôn từng bước được xây dựng; Ngân hàng tín dụng ở nông thôn được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Năm 2020, toàn tỉnh với số xã có chợ đang hoạt động là 149 xã, đạt 75,63% tổng số xã (năm 2016 tỷ lệ đạt 64,52%), trong đó có 52 xã có chợ hàng ngày, chiếm 26,40% tổng số xã. Số xã có chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố là 81 xã, đạt 41,12% (năm 2016 tỷ lệ tương ứng đạt 35,48%). Số thôn có chợ là 168 thôn, chiếm 8,19% tổng số thôn, trong đó có 59 thôn có chợ hàng ngày. Bên cạnh đó, đến năm 2020, toàn tỉnh có 57 xã có ngân hàng/chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn xã, bằng 28,93% tổng số xã; có 45 xã có quỹ tín dụng nhân dân/ngân hàng HTX trên địa bàn xã, bằng 22,84% tổng số xã, giúp cho người dân ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi.
Hệ thống thông tin, văn hóa, thể thao phát triển mạnh. Hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn ngày càng được mở rộng đến các vùng miền, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi. Hệ thống nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 156 xã có nhà văn hoá, đạt 79,19% tổng số xã (năm 2016 đạt 69,35%). Hệ thống sân chơi thể thao của xã, khu vui chơi thể thao của thôn cũng được khuyến khích, xã hội hóa. Năm 2020 toàn tỉnh có 135 xã có sân thể thao xã, đạt 68,53% tổng số xã và 1.528 thôn có khu vui chơi thể thao, đạt 74,46% tổng số thôn (năm 2016 đạt 62,20%).
Cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn có bước cải thiện, hiệu quả
Việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn đã có những bước cải thiện đáng kể, song đây vẫn là vấn đề rất cần được quan tâm ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Theo kết quả điều tra năm 2020 cho thấy, toàn tỉnh có 35 xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo tiêu chuẩn, chiếm 17,77% tổng số xã; có 105,81 nghìn hộ trên địa bàn nông thôn sử dụng nước máy, chiếm 32,2% tổng số hộ (năm 2016 chỉ chiếm 18,0%).
Về vệ sinh môi trường nông thôn, hiện toàn tỉnh có 69 xã có hệ thống thoát nước thải chung trên địa bàn xã, chiếm 35,03% tổng số xã và có 614 thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, chiếm 29,92%. Năm 2020 toàn tỉnh có 102 xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, chiếm 51,78% (năm 2016, có 92 xã chiếm 37,1%).
Hệ thống khuyến nông, lâm, ngư và thú ý tiếp tục được tăng cường, mở rộng toàn diện đến cơ sở. Năm 2020, toàn tỉnh có 197 xã có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đạt 100% tổng số xã khu vực nông thôn. Tổng số cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư năm 2020 của xã là 434 người, bình quân 1 xã có 2,2 người. Tổng số thôn có cộng tác viên khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là 1.914 thôn, chiếm 93,27%.
Theo kết quả điều tra, năm 2020, toàn tỉnh có 187 xã có cán bộ thú y, chiếm 94,92% tổng số xã. Tổng số cán bộ thú y cấp xã là 218 người, bình quân 1 xã có 1,17 cán bộ thú y. Số thôn có công tác viên thú y là 581 thôn, bằng 28,31% tổng số thôn. Ngoài ra, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 154 xã có người hành nghề thú y tư nhân với tổng số 381 người hành nghề thú y tư nhân.
Hệ thống thủy nông được đầu tư mở rộng, kiên cố hóa, nâng cao năng lực tưới tiêu. Tại thời điểm 01/7/2020, chiều dài kênh mương thủy lợi trên địa bàn nông thôn là 4.874 km, trong đó chiều dài kênh mương thủy lợi do xã/hợp tác xã quản lý là 4.074 km (bình quân mỗi xã quản lý 20,68 km). Chiều dài kênh mương thủy lợi do xã/hợp tác xã quản lý được kiên cố hóa đạt 1.580 km, đạt 38,77% (năm 2016 đạt tỷ lệ 29,75%). Ngoài ra, năm 2020, trên địa bàn nông thôn có 277 trạm bơm tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; bình quân mỗi xã có 1,4 trạm bơm (năm 2016 bình quân 1 xã có 1,2 trạm bơm).
Cơ cấu kinh tế nông thôn và ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực, tiến bộ
Chuyển dịch cơ cấu hộ gia đình, cơ cấu ngành nghề và nguồn thu nhập. Theo kết quả cuộc điều tra, tại thời điểm 01/7/2020 khu vực nông thôn của tỉnh có 328.563 hộ với 1.201.851 nhân khẩu hiện đang sinh sống, chiếm 80,98% dân số toàn tỉnh. Năm 2020, quy mô bình quân một gia đình nông thôn có 3,66 người (năm 2016 bình quân là 3,56 người/hộ). Số hộ có hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh theo tại thời điểm 01/7/2020 là 270.651 hộ, trong đó hộ ở nông thôn là 255.790 hộ, chiếm 94,51%. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn đã có bước chuyển dịch khá nhanh từ khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tính đến 01/7/2020, toàn tỉnh có 179.108 hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, bao gồm cả hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực thành thị và nông thôn, cụ thể: Hộ nông nghiệp có 173.300 hộ, chiếm 96,76% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ lâm nghiệp có 3.392 hộ, chiếm 1,89% và hộ thủy sản có 2.416 hộ, chiếm 1,35%. Trong tổng số hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh, riêng khu vực nông thôn có 171.461 hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 52,18% tổng số hộ khu vực nông thôn (năm 2016 tỷ lệ này là 60,28%), giảm 15.790 hộ so với năm 2016 (giảm 8,43% so với năm 2016), trong đó: Hộ nông nghiệp khu vực nông thôn có 165.806 hộ, chiếm 96,70% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nông thôn; hộ lâm nghiệp có 3.368 hộ, chiếm 1,96% và hộ thủy sản có 2.288 hộ, chiếm 1,34%.
Cơ cấu hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản ở nông thôn theo nguồn thu nhập lớn nhất của hộ đã có chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Năm 2020, hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 114.008 hộ, chiếm 44,57% tổng số hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn.
Cơ cấu ngành nghề của lao động cũng có xu hướng chuyển dịch nhanh, tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động phi nông nhiệp tại địa bàn nông thôn. Theo kết quả điều tra, lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất 58,13% (360.307 người); nhóm ngành công nghiệp, xây dựng có 165.592 người, chiếm 26,72%; nhóm ngành thương nghiệp và vận tải có 45.681 người, chiếm 7,37% và nhóm ngành dịch vụ khác còn lại có 48.525 người, chiếm 7,78%.
Điều kiện làm việc của xã được đầu tư tăng cường, Bộ máy chính quyền cấp xã được củng cố, kiện toàn
Tính đến 01/7/2020 toàn tỉnh có 196 xã có trụ sở làm việc được xây dựng kiên cố, bằng 99,49%; có 80 xã có máy photocopy, bằng 40,61%; có 100% số xã có máy vi tính kết nối Internet phục vụ công tác, công vụ với tổng số máy vi tính đang sử dụng là 2.996 bộ, trong đó có kết nối mạng Internet là 2.954 bộ; giúp cho các địa phương nâng cao hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính. Số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã đến 01/7/2020 có 843 người. Lực lượng cán bộ chủ chốt cấp xã được củng cố, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, lý luận chính trị, quản lý nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 14.770 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2019; tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 là 4,8%, trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,4%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm là 8,1%; giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,4%.
Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ nông, lâm nghiệp thủy sản cũng có những thay đổi theo chất lượng, kết quả sản xuất trong giai đoạn này, cụ thể: Năm 2015 tỷ lệ giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp chiếm 86,76% thì đến năm 2020 tỷ lệ này chiếm 88,22%. Đối với ngành lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đảm bảo tốc độ phát triển theo hướng bền vững phù hợp với năng lực, kế hoạch, quy hoạch phát triển, duy trì chiếm tỷ trọng từ 11,78% đến 13,24% trong cơ cấu chung.
Quy mô sản xuất của hộ được mở rộng, đặc biệt là quy mô trang trại sản xuất hàng hóa. Năm 2020, toàn tỉnh có 270.651 hộ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó: Hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản 118.148 hộ, chiếm 43,65%. Trong những năm qua, nhiều hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, diện tích đất bình quân trồng cây hàng năm hộ sử dụng là 1.218 m2/hộ, trong đó diện tích đất trồng lúa bình quân hộ sử dụng là 960 m2/hộ; diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân hộ sử dụng là 578 m2/hộ; diện tích đất lâm nghiệp bình quân hộ sử dụng là 2.361 m2/hộ.
Mô hình tổ chức sản xuất có quy mô lớn, tỷ suất và giá trị hàng hóa cao của hộ là trang trại. Tại thời điểm 01/7/2020, tổng số trang trại năm 2020 theo tiêu chí của Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 230 trang trại, giảm 116 trang trại so với năm 2019. Tuy số trang trại theo tiêu chí mới có giảm, nhưng mô hình tổ chức sản xuất trang trại đã thể hiện rõ về hiệu quả sản xuất.
Sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang hình thành. Trước hết, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp, thủy sản, được tích tụ bằng nhiều nguồn khác nhau. Đến thời điểm 01/7/2020, các trang trại đang sử dụng 1.239 ha diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Kinh tế trang trại tiếp tục được khuyến khích phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, theo kết quả điều tra 230 trang trại đã sử dụng 960 lao động làm việc thường xuyên. Số lao động bình quân 1 trang trại là 4,17 người. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo.
Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng mạnh, gắn liền với thị trường, bình quân giá trị thu được của 01 trang trại tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2016. Tổng giá trị thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản của 230 trang trại toàn tỉnh năm 2020 đạt 1.379,9 tỷ đồng. Bình quân tổng thu gần 6 tỷ đồng/1 trang trại/năm. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra của các trang trại năm 2020 là 1.375,1 tỷ đồng, chiếm 99,65% tổng thu của trang trại. Điều này cho thấy, mô hình kinh tế trang trại đã thể hiện rõ nét định hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn. Năm 2020, toàn tỉnh có 357 doanh nghiệp và HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó doanh nghiệp và HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản đang hoạt động là 199 đơn vị. Chia doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu: có 180 doanh nghiệp, HTX nông nghiệp; 8 doanh nghiệp, HTX lâm nghiệp; 11 doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thuỷ sản.
Về vốn sản xuất kinh doanh, năm 2020 các doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản có tổng vốn tài sản 5.205 tỷ đồng. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân 1 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 93,9 tỷ đồng; vốn bình quân 1 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,15 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần đạt 1.160,5 tỷ đồng, trong đó bình quân doanh thu của 1 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản là 20,3 tỷ đồng; bình quân doanh thu thuần của 1 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản là 0,72 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng và tạo việc làm thường xuyên cho 2.530 người.
Đồng thời, cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nông thôn được chú trọng. Máy móc, thiết bị được sử dụng đa dạng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và tăng dần qua các năm. Bình quân 100 hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 4,31 cái máy cày, máy kéo các loại, trong đó bình quân 100 hộ trồng lúa sử dụng 5,26 cái máy cày, máy kéo. Bình quân 100 hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 0,32 ô tô phục vụ sản xuất nông nghiệp; 11,08 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ; 0,86 máy phát điện; 10,61 máy bơm nước; 0,11 máy gieo hạt; 0,13 máy cấy; 0,22 máy gặt đập liên hợp; 1,99 máy gặt khác; 0,78 máy tuốt lúa có động cơ và 0,16 lò sấy sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Bình quân 100 hộ chăn nuôi lợn sử dụng 2,98 máy chế biến thức ăn gia súc; bình quân 100 hộ chăn nuôi gia cầm sử dụng 1,18 máy chế biến thức ăn cho gia cầm. Bình quân 100 hộ chăn nuôi gà sử dụng 0,16 máy ấp trứng; 100 hộ chăn nuôi vịt sử dụng 0,48 máy ấp trứng; 100 hộ chăn nuôi ngan sử dụng 0,23 máy ấp trứng…
Song, bên cạnh những thành tựu đạt được kinh tế nông thôn cũng còn tồn tại một số hạn chế và bất cập như chất lượng lao động nông thôn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp hóa - hiện đại hóa và kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường. Tính thuần nông trong kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh vẫn còn phổ biến. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn từ nông, lâm nghiệp, thủy sản sang công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tích cực nhưng còn chậm. Kinh tế trang trại và kinh tế doang nghiệp, HTX còn nhiều khó khăn, hạn chế,...
Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được, trong những năm tiếp theo, các ngành, các cấp trong tỉnh cần huy động các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp và nội lực trong dân tập trung góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, được cụ thể hoá trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ về những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành, thị trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2020-2025 đưa nông thôn, nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, bền vững./.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 14.770 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2019; tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 là 4,8%, trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,4%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm là 8,1%; giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,4%.
Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ nông, lâm nghiệp thủy sản cũng có những thay đổi theo chất lượng, kết quả sản xuất trong giai đoạn này, cụ thể: Năm 2015 tỷ lệ giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp chiếm 86,76% thì đến năm 2020 tỷ lệ này chiếm 88,22%. Đối với ngành lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đảm bảo tốc độ phát triển theo hướng bền vững phù hợp với năng lực, kế hoạch, quy hoạch phát triển, duy trì chiếm tỷ trọng từ 11,78% đến 13,24% trong cơ cấu chung.
Quy mô sản xuất của hộ được mở rộng, đặc biệt là quy mô trang trại sản xuất hàng hóa. Năm 2020, toàn tỉnh có 270.651 hộ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó: Hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản 118.148 hộ, chiếm 43,65%. Trong những năm qua, nhiều hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, diện tích đất bình quân trồng cây hàng năm hộ sử dụng là 1.218 m2/hộ, trong đó diện tích đất trồng lúa bình quân hộ sử dụng là 960 m2/hộ; diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân hộ sử dụng là 578 m2/hộ; diện tích đất lâm nghiệp bình quân hộ sử dụng là 2.361 m2/hộ.
Mô hình tổ chức sản xuất có quy mô lớn, tỷ suất và giá trị hàng hóa cao của hộ là trang trại. Tại thời điểm 01/7/2020, tổng số trang trại năm 2020 theo tiêu chí của Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 230 trang trại, giảm 116 trang trại so với năm 2019. Tuy số trang trại theo tiêu chí mới có giảm, nhưng mô hình tổ chức sản xuất trang trại đã thể hiện rõ về hiệu quả sản xuất.
Sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang hình thành. Trước hết, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp, thủy sản, được tích tụ bằng nhiều nguồn khác nhau. Đến thời điểm 01/7/2020, các trang trại đang sử dụng 1.239 ha diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Kinh tế trang trại tiếp tục được khuyến khích phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2020, theo kết quả điều tra 230 trang trại đã sử dụng 960 lao động làm việc thường xuyên. Số lao động bình quân 1 trang trại là 4,17 người. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo.
Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng mạnh, gắn liền với thị trường, bình quân giá trị thu được của 01 trang trại tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2016. Tổng giá trị thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản của 230 trang trại toàn tỉnh năm 2020 đạt 1.379,9 tỷ đồng. Bình quân tổng thu gần 6 tỷ đồng/1 trang trại/năm. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra của các trang trại năm 2020 là 1.375,1 tỷ đồng, chiếm 99,65% tổng thu của trang trại. Điều này cho thấy, mô hình kinh tế trang trại đã thể hiện rõ nét định hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn. Năm 2020, toàn tỉnh có 357 doanh nghiệp và HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó doanh nghiệp và HTX nông, lâm nghiệp, thủy sản đang hoạt động là 199 đơn vị. Chia doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu: có 180 doanh nghiệp, HTX nông nghiệp; 8 doanh nghiệp, HTX lâm nghiệp; 11 doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thuỷ sản.
Về vốn sản xuất kinh doanh, năm 2020 các doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản có tổng vốn tài sản 5.205 tỷ đồng. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân 1 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 93,9 tỷ đồng; vốn bình quân 1 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,15 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần đạt 1.160,5 tỷ đồng, trong đó bình quân doanh thu của 1 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản là 20,3 tỷ đồng; bình quân doanh thu thuần của 1 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản là 0,72 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng và tạo việc làm thường xuyên cho 2.530 người.
Đồng thời, cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nông thôn được chú trọng. Máy móc, thiết bị được sử dụng đa dạng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và tăng dần qua các năm. Bình quân 100 hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 4,31 cái máy cày, máy kéo các loại, trong đó bình quân 100 hộ trồng lúa sử dụng 5,26 cái máy cày, máy kéo. Bình quân 100 hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 0,32 ô tô phục vụ sản xuất nông nghiệp; 11,08 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ; 0,86 máy phát điện; 10,61 máy bơm nước; 0,11 máy gieo hạt; 0,13 máy cấy; 0,22 máy gặt đập liên hợp; 1,99 máy gặt khác; 0,78 máy tuốt lúa có động cơ và 0,16 lò sấy sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Bình quân 100 hộ chăn nuôi lợn sử dụng 2,98 máy chế biến thức ăn gia súc; bình quân 100 hộ chăn nuôi gia cầm sử dụng 1,18 máy chế biến thức ăn cho gia cầm. Bình quân 100 hộ chăn nuôi gà sử dụng 0,16 máy ấp trứng; 100 hộ chăn nuôi vịt sử dụng 0,48 máy ấp trứng; 100 hộ chăn nuôi ngan sử dụng 0,23 máy ấp trứng…
Song, bên cạnh những thành tựu đạt được kinh tế nông thôn cũng còn tồn tại một số hạn chế và bất cập như chất lượng lao động nông thôn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp hóa - hiện đại hóa và kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường. Tính thuần nông trong kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh vẫn còn phổ biến. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn từ nông, lâm nghiệp, thủy sản sang công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tích cực nhưng còn chậm. Kinh tế trang trại và kinh tế doang nghiệp, HTX còn nhiều khó khăn, hạn chế,...
Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được, trong những năm tiếp theo, các ngành, các cấp trong tỉnh cần huy động các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp và nội lực trong dân tập trung góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, được cụ thể hoá trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ về những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành, thị trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2020-2025 đưa nông thôn, nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, bền vững./.
P.V