Ngay từ đầu năm 2023, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bình Phước đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân. Nhờ đó, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước 9 tháng năm 2023 tiếp tục phục hồi và phát triển tích cực.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tính đến ngày 15/9/2023, tình hình sản xuất cây hàng năm toàn tỉnh ước thực hiện 25,3 nghìn ha, giảm 2,93% so với cùng kỳ. Năng suất các loại cây trồng nhìn chung giảm do giá phân bón cao, mặt khác các loại cây còn trồng xen cho năng xuất thấp do đất đã bạc màu.
Đối với cây lâu năm, ước tính toàn Tỉnh hiện có khoảng 439,8 nghìn ha cây lâu năm, tăng 0,34% (tăng 1.495 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cây ăn quả các loại 14,9 nghìn ha, tăng 18,08% (tăng 2.280 ha); Cây công nghiệp lâu năm chủ lực 424,6 nghìn ha, giảm 0,18% (giảm 782 ha). Diện tích các loại cây công nghiệp lâu năm tỉnh giảm đặc biệt là cây hồ tiêu và cà phê, nguyên nhân chính do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây công nghiệp lâu năm sang trồng cây ăn trái và sang đất chuyên dùng, các khu công nghiệp...
Tình hình chăn nuôi nhìn chung khá ổn định, các doanh nghiệp chăn nuôi mở rộng qui mô sản xuất cũng như qui mô đàn trên đàn heo và gia cầm, đa số các trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động, chủ yếu nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Làng Sen, Vietswan, Sunjin, Japfa, New Hope, Hòa Phước, Velmar, BaF Việt…. Trong 9 tháng năm 2023, số lượng đàn trâu ước đạt 13,9 nghìn con, tăng 9,38% so cùng kỳ; đàn bò 40,2 nghìn con, giảm 0,05%; đàn heo 1.955 nghìn con, tăng 14,78%; đàn gia cầm 9.420 nghìn con, tăng 1,51%. Tình hình dịch bệnh trên tổng đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trong 9 tháng năm 2023 ổn định, không có biến động lớn.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp: Tỉnh Bình Phước hiện có 170,9 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm 27,72% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 96,4 nghìn ha, chiếm 56,45% trên tổng diện tích đất lâm nghiệp. Lũy kế đến tháng 9 toàn Tỉnh ước trồng được 800 ha; khai thác được 31.088 m3 gỗ.
Trong lĩnh vực thủy sản: Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh được duy trì ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hiện có 1,2 nghìn ha, đến nay hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản đã được xuống giống để nuôi trồng.
Đẩy mạnh kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp và kinh tế trang trại, toàn Tỉnh hiện có 225 Hợp tác xã và 86 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 496 trang trại (trong đó có 302 trang trại trồng trọt và 193 trang trại chăn nuôi).
Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các chính sách về thuế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng; tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công… tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Quý III/2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Tỉnh ước tăng 12,53% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 21,58%; Ngành công nghiệp chế biến tăng 12,88%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,21%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,56%.
Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 11,12%; Công nghiệp chế biến tăng 8,55%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,70%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,39%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tính đến ngày 15/9/2023, tình hình sản xuất cây hàng năm toàn tỉnh ước thực hiện 25,3 nghìn ha, giảm 2,93% so với cùng kỳ. Năng suất các loại cây trồng nhìn chung giảm do giá phân bón cao, mặt khác các loại cây còn trồng xen cho năng xuất thấp do đất đã bạc màu.
Đối với cây lâu năm, ước tính toàn Tỉnh hiện có khoảng 439,8 nghìn ha cây lâu năm, tăng 0,34% (tăng 1.495 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cây ăn quả các loại 14,9 nghìn ha, tăng 18,08% (tăng 2.280 ha); Cây công nghiệp lâu năm chủ lực 424,6 nghìn ha, giảm 0,18% (giảm 782 ha). Diện tích các loại cây công nghiệp lâu năm tỉnh giảm đặc biệt là cây hồ tiêu và cà phê, nguyên nhân chính do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây công nghiệp lâu năm sang trồng cây ăn trái và sang đất chuyên dùng, các khu công nghiệp...
Tình hình chăn nuôi nhìn chung khá ổn định, các doanh nghiệp chăn nuôi mở rộng qui mô sản xuất cũng như qui mô đàn trên đàn heo và gia cầm, đa số các trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động, chủ yếu nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Làng Sen, Vietswan, Sunjin, Japfa, New Hope, Hòa Phước, Velmar, BaF Việt…. Trong 9 tháng năm 2023, số lượng đàn trâu ước đạt 13,9 nghìn con, tăng 9,38% so cùng kỳ; đàn bò 40,2 nghìn con, giảm 0,05%; đàn heo 1.955 nghìn con, tăng 14,78%; đàn gia cầm 9.420 nghìn con, tăng 1,51%. Tình hình dịch bệnh trên tổng đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trong 9 tháng năm 2023 ổn định, không có biến động lớn.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp: Tỉnh Bình Phước hiện có 170,9 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm 27,72% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 96,4 nghìn ha, chiếm 56,45% trên tổng diện tích đất lâm nghiệp. Lũy kế đến tháng 9 toàn Tỉnh ước trồng được 800 ha; khai thác được 31.088 m3 gỗ.
Trong lĩnh vực thủy sản: Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh được duy trì ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hiện có 1,2 nghìn ha, đến nay hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản đã được xuống giống để nuôi trồng.
Đẩy mạnh kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp và kinh tế trang trại, toàn Tỉnh hiện có 225 Hợp tác xã và 86 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 496 trang trại (trong đó có 302 trang trại trồng trọt và 193 trang trại chăn nuôi).
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bình Phước đã có 73/86 xã đạt chuẩn NTM và 21 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Kế hoạch năm 2023, Tỉnh tiếp tục phấn đấu đưa 7 xã về đích, 6 xã nâng cao và một huyện về đích nông thôn mới. |
Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các chính sách về thuế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng; tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công… tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Quý III/2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Tỉnh ước tăng 12,53% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 21,58%; Ngành công nghiệp chế biến tăng 12,88%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,21%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,56%.
Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 11,12%; Công nghiệp chế biến tăng 8,55%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,70%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,39%.
Hình 1: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Thịt gà đông lạnh tăng 25,28%; Hạt điều khô tăng 20,63%; Thức ăn cho gia cầm tăng 19,63%; Điện thương phẩm tăng 7,52%. Một số sản phẩm có mức giảm so với cùng kỳ: Bàn bằng gỗ các loại giảm 40,78%; Áo sơ mi cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm 24,75%; Dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại giảm 21,15%; Dịch vụ sản xuất giày, dép giảm 16,01%; Dịch vụ đúc gang, sắt, thép giảm 8,56%...
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng năm 2023 giảm 35,66% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9/2023, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 140,47% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số sử dụng lao động giảm 10,89% so với cùng kỳ.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp, lũy kế 9 tháng năm 2023, toàn Tỉnh có 789 doanh nghiệp đăng ký thành lập (đạt 65,8% kế hoạch), với số vốn đăng ký là 11,8 nghìn tỷ đồng (đạt 67,6% kế hoạch). Có 296 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại; 92 doanh nghiệp đăng ký giải thể; 389 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng. Lũy kế đến nay, số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn là 11.431 doanh nghiệp (đã trừ doanh nghiệp giải thể), với số vốn đăng ký 196,4 nghìn tỷ đồng.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn Tỉnh trong quý III/2023 cho thấy: Có 40% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước; 25% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 35% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý IV/2023, có 51,67% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 11,67% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 36,67% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tỉnh Bình Phước đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,61% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 71% so với kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2,0 tỷ USD, tăng 34,94% và đạt 90,42% kế hoạch năm.
Hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá cao
Tình hình hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong 9 tháng năm 2023 có mức tăng trưởng khá cao, hàng hoá luôn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất, người dân bắt đầu mạnh tay với việc chi tiêu cho mua sắm tiêu dùng thiết yếu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2023 ước đạt 19,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,40% so với quý trước, tăng 13,85% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 57,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,15% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước đạt 46,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,32% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,91%; Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 11,66 tỷ đồng, tăng 89,08%; Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 59,01%.
Hình 2: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng 2023
Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh ổn định và hoạt động mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch của người dân và số lượng hàng hoá tăng cao, nên doanh thu tháng 9 năm 2023 có mức tăng khá so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III/2023 ước đạt 736,92 tỷ đồng, tăng 8,58% so với quý trước và tăng 61,36% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng doanh thu ước đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 72,73% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước, dự tính 9 tháng năm 2023, toàn Tỉnh có 9,7 nghìn thuê bao điện thoại cố định, 1,3 triệu thuê bao điện thoại di động. Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 77,4%; Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) đạt 78%.
Nhiều kết quả trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
Bên cạnh các kết quả trên, Bình Phước cũng đạt được nhiều kết quả trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay; đồng thời triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Tính đến ngày 31/8/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 142 nghìn người (bảo hiểm thất nghiệp là 133,9 nghìn người), đạt 96,2% kế hoạch được giao; bảo hiểm xã hội tự nguyện 7,7 nghìn người, đạt 54,9% kế hoạch; bảo hiểm y tế là 893,2 nghìn người, đạt 94,3%.
Trong 9 tháng, tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn ngoài Nhà nước cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 23,4 nghìn tỷ đồng, tăng 30,08% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn khu vực Nhà nước đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,05%, giảm 10,75% so với cùng kỳ; khu vực ngoài Nhà nước đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,79%, tăng 49,88%; khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,16%, tăng 0,42%. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân và thực hiện vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch.
Luỹ kế 9 tháng năm 2023, tổng thu hút đầu tư FDI của tỉnh Bình Phước bao gồm cấp mới và tăng thêm là 743,01 triệu USD, vượt gấp 2,47 lần so với kế hoạch. Cộng dồn đến ngày 14/9/2023 số dự án FDI trên địa bàn tỉnh là 396 dự án, vốn đầu tư là gần 4,2 tỷ USD.
Cũng trong 9 tháng năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, đạt 51,93% so với dự toán năm, giảm 32,20% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách nhà nước địa phương ước thực hiện 10 nghìn tỷ đồng, đạt 54,74% so với dự toán năm, giảm 1,09% so với cùng kỳ.
CPI bình quân quý III/2023 tăng 0,97% so với quý trước và tăng 4,34% so với quý III/2022. Ngoại trừ đồ uống và thuốc lá giảm giá so với quý trước thì 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá. Trong 9 tháng đầu năm, chỉ số giá bình quân tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước. Có 2 nhóm hàng giảm giá so với bình quân cùng kỳ năm trước là Giao thông và Nhóm bưu chính, viễn thông, còn lại 9/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá.
Các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện
Trong 9 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Bình Phước ước giải quyết việc làm cho 38,4 nghìn lao động, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ; tư vấn, đăng ký tìm việc và giới thiệu việc làm, học nghề cho 12,4 nghìn lao động; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 9,5 nghìn lao động; đào tạo nghề cho 6.387/10.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,5%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đạt 3%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội ước 33,65%, đạt 88% kế hoạch năm.
Từ cuối năm 2022 đến nay, về cơ bản các doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo việc làm, tiền lương và các chế độ chính sách cho người lao động. Tuy nhiên, do tác động ảnh hưởng tình hình chung trong nước và thế giới, đặc biệt hậu quả năng nề của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do giảm đơn hàng, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao… dẫn đến tình trạng lao động bị giảm giờ làm, ngừng việc, hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, đời sống đối với người lao động trên địa bàn Tỉnh, chủ yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Phước cũng quan tâm đến công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Bình Phước tiếp tục phục hồi rõ nét và đạt được kết quả quan trọng, phát triển trên hầu hết các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định; hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, đời sống của người dân; thu, chi ngân sách đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng của địa phương; xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và phát triển hợp tác xã đạt kết quả rất khả quan. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.
P.V
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước