Nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta là di sản văn hóa quý báu, được hình thành, phát triển và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi ngành nghề truyền thống mang giá trị văn hóa độc đáo riêng, không chỉ giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống mà còn góp phần tạo nên bức tranh đa màu, đa sắc của nền văn hóa Việt Nam.
Nằm ở khu vực Tây Nguyên, có tới 43 dân tộc cùng sinh sống, Kon Tum có nhiều nghề thủ công truyền thống, mang nét đặc sắc riêng như: Dệt thổ cẩm, rèn, đan lát, nấu rượu cần, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm, chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống,... Nhiều nghề truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn Tỉnh đã hội tụ được các nghệ nhân tài trí sáng tạo, những bàn tay vàng, khéo léo làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hoàn mỹ vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị thẩm mỹ, văn hóa.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, Kon Tum chú trọng bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của các DTTS trên địa bàn. Một trong những công tác trọng điểm là triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh”, tập trung bảo tồn 5 nghề truyền thống (rèn, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng); hỗ trợ phát triển 4 ngành nghề truyền thống đã có sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường (gồm dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ dân tộc). Đề án này được tích hợp, lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ để tiếp thêm nguồn lực cho địa phương giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.
Thực hiện Đề án, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cùng chính quyền địa phương các cấp đã triển khai hàng loạt các giải pháp như: Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, cử cán bộ xuống đến tận các bản làng để vận động, khuyến khích người dân tham gia bảo tồn giá trị văn hóa của các làng nghề; thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với từng nghề truyền thống.
Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí mở các lớp đào tạo, vận động, thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nghệ nhân, những người lớn tuổi là già làng, người có uy tín, trưởng thôn tham gia để dạy nghề miễn phí cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh Kon Tum đồng thời thành lập các HTX ở các làng nghề truyền thống nhằm thu hút những người tâm huyết gắn bó với nghề. Hiện số người làm nghề truyền thống của toàn tỉnh đã tăng lên hơn 12.000 người (gấp hơn 5 lần so năm 2017). Một số HTX hoạt động khá hiệu quả như: Tổ hợp tác dệt thổ cẩm phường Thắng Lợi, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã Ia Chim, Tổ liên kết nhà dệt thổ cẩm làng Plei Tơ Nghia (TP.Kon Tum) với hàng chục thành viên là người dân tộc thiểu số.
Nghề truyền thống chỉ có thể được bảo tồn, phát triển khi các sản phẩm làng nghề trở thành hàng hóa, mang lại thu nhập cho người dân. Với quan điểm đó, tỉnh Kon Tum đã phát triển một số sản phẩm nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP, tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc, trưng bày triển lãm, xuất bản một số ấn phẩm giới thiệu về nghề và sản phẩm truyền thống, tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc; ký gửi sản phẩm nghề truyền thống tại các điểm tham quan du lịch... nhằm quảng bá rộng rãi các sản phẩm văn hóa tộc, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống vào tiêu thụ thị trường. Thêm vào đó, một số địa phương trong Tỉnh đã thành lập Làng du lịch cộng đồng, tạo bước đệm cho việc quảng bá những sản phẩm nghề truyền thống mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc đến với khách du lịch. Nhờ đó, đến nay, nhiều hàng thủ công của người dân địa phương đã có mặt trên thị trường trong nước, thậm chí là cả thị trường nước ngoài, từng bước ổn định thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.
Nằm ở khu vực Tây Nguyên, có tới 43 dân tộc cùng sinh sống, Kon Tum có nhiều nghề thủ công truyền thống, mang nét đặc sắc riêng như: Dệt thổ cẩm, rèn, đan lát, nấu rượu cần, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm, chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống,... Nhiều nghề truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn Tỉnh đã hội tụ được các nghệ nhân tài trí sáng tạo, những bàn tay vàng, khéo léo làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hoàn mỹ vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị thẩm mỹ, văn hóa.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, Kon Tum chú trọng bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của các DTTS trên địa bàn. Một trong những công tác trọng điểm là triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh”, tập trung bảo tồn 5 nghề truyền thống (rèn, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng); hỗ trợ phát triển 4 ngành nghề truyền thống đã có sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường (gồm dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ dân tộc). Đề án này được tích hợp, lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ để tiếp thêm nguồn lực cho địa phương giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.
Thực hiện Đề án, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cùng chính quyền địa phương các cấp đã triển khai hàng loạt các giải pháp như: Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, cử cán bộ xuống đến tận các bản làng để vận động, khuyến khích người dân tham gia bảo tồn giá trị văn hóa của các làng nghề; thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với từng nghề truyền thống.
Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí mở các lớp đào tạo, vận động, thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nghệ nhân, những người lớn tuổi là già làng, người có uy tín, trưởng thôn tham gia để dạy nghề miễn phí cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh Kon Tum đồng thời thành lập các HTX ở các làng nghề truyền thống nhằm thu hút những người tâm huyết gắn bó với nghề. Hiện số người làm nghề truyền thống của toàn tỉnh đã tăng lên hơn 12.000 người (gấp hơn 5 lần so năm 2017). Một số HTX hoạt động khá hiệu quả như: Tổ hợp tác dệt thổ cẩm phường Thắng Lợi, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã Ia Chim, Tổ liên kết nhà dệt thổ cẩm làng Plei Tơ Nghia (TP.Kon Tum) với hàng chục thành viên là người dân tộc thiểu số.
Nghề truyền thống chỉ có thể được bảo tồn, phát triển khi các sản phẩm làng nghề trở thành hàng hóa, mang lại thu nhập cho người dân. Với quan điểm đó, tỉnh Kon Tum đã phát triển một số sản phẩm nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP, tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc, trưng bày triển lãm, xuất bản một số ấn phẩm giới thiệu về nghề và sản phẩm truyền thống, tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc; ký gửi sản phẩm nghề truyền thống tại các điểm tham quan du lịch... nhằm quảng bá rộng rãi các sản phẩm văn hóa tộc, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống vào tiêu thụ thị trường. Thêm vào đó, một số địa phương trong Tỉnh đã thành lập Làng du lịch cộng đồng, tạo bước đệm cho việc quảng bá những sản phẩm nghề truyền thống mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc đến với khách du lịch. Nhờ đó, đến nay, nhiều hàng thủ công của người dân địa phương đã có mặt trên thị trường trong nước, thậm chí là cả thị trường nước ngoài, từng bước ổn định thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.
Đan lát là 1 trong 4 nghề truyền thống được lựa chọn hỗ trợ và bảo tồn theo Đề án “Bảo tồn
và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
Đan lát là 1 trong 4 nghề truyền thống được lựa chọn hỗ trợ và bảo tồn theo Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Đối với người Rơ Ngao ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà, nghề đan lát được xem như một nét văn hóa rất riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đã có lúc, nghề đan lát ở làng Đăk Tiêng Ktu tưởng chừng mai một, thế nhưng bằng tình yêu, sự nhiệt huyết và cả nỗi trăn trở với nghề, những người già trong làng đã vận động người dân tộc Rơ Ngao giữ gìn và truyền lại nghề cho thế hệ đi sau. Đầu năm 2020, tổ hội nghề nghiệp đan lát được thành lập, bắt đầu mở lớp truyền dạy nghề cho lớp trẻ. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối và trở thành điểm tựa về mặt vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào Rơ Ngao. Hiện làng Đăk Tiêng Ktu có 150 hộ dân, trong đó có gần 40 hộ giữ nghề đan lát. Các sản phẩm đan lát thủ công từ tre, nứa không chỉ được sử dụng trong mỗi gia đình mà đã trở thành sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập đáng kể, giúp đồng bào dân tộc vượt qua những lúc khó khăn nhất của cuộc sống. Đây cũng chính là động lực để người dân bản Đăk Tiêng Ktu tiếp tục gắn bó với nghề.
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc Giẻ Triêng, Ba Na của tỉnh Kon Tum. Thời gian qua, nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự hướng dẫn của thế hệ đi trước cùng sự chịu khó tìm tòi, học hỏi của bà con, nghề dệt thủ công truyền thống của đồng bào đã được duy trì trong các thôn làng của các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà và Thành phố Kon Tum. Hơn thế nữa, bà con nơi đây còn sáng tạo, trang trí hoa văn khéo léo, phối những gam màu mới lạ, tạo nên những sản phẩm mang màu sắc mới, phù hợp thị trường, thị hiếu khách hàng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Nghề dệt thủ công truyền thống của đồng bào được duy trì trong các thôn làng ở tỉnh Kon Tum
Ngày nay, xu thế hội nhập là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đồng bào DTTS. Sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS tỉnh Kon Tum phát triển và vươn lên khẳng định giá trị của mình với một diện mạo mới, một sức sống mới. Để bảo tồn và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống và có thể đón bắt thời cơ xu thế hội nhập và cuộc cách mạng 4.0 mang đến, trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tuyên truyền, nhân rộng những cách làm hay, mô hình mới có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, các sản phẩm độc đáo mang lại hiệu quả kinh tế cao để đồng bào học tập, làm theo, thúc đẩy đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghề thủ công. Cùng với đó, cũng cần nâng cao về trình độ, năng lực của những người quản lý, làm chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc trong xu thế mới.
Thứ hai, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho các làng nghề thủ công truyền thống. Trước hết cần tập trung đào tạo lao động lành nghề, tạo ra những lực lượng nòng cốt, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học nghề thủ công truyền thống, chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề thủ công truyền thống ở các trường dân tộc nội trú và phát huy vai trò của giáo dục cộng đồng. Để đảm bảo nguồn nhân lực lâu dài cho các nghề và làng nghề, cần đảm bảo chế độ đãi ngộ thỏa đáng cũng như tăng kinh phí hoạt động cho các Hội nghệ nhân dân gian các cấp. Xã hội hóa nguồn kinh phí để tăng mức thù lao chi trả cho các nghệ nhân thực hiện nhiệm vụ trao truyền cho thế hệ sau.
Thứ ba, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các làng nghề thủ công truyền thống. Làm tốt công tác quy hoạch các nghề, làng nghề có tiềm năng phục vụ du lịch theo hướng kết nối, kết hợp với du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích vùng trồng nguyên liệu tập trung, đảm bảo được nguồn nguyên liệu tại chỗ để phục vụ sản xuất bền vững. Đặc biệt, có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình làng văn hóa du lịch sinh thái, kết hợp bảo tồn nghề thủ công truyền thống với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho các làng nghề thủ công truyền thống phát triển một cách bền vững. Tăng cường các giải pháp gắn bảo tồn và phát triển nghề truyền thống với thực hiện chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”.
Thứ tư, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số. Các sản phẩm nghề truyền thống muốn tìm được đầu ra cần có sức sống bền vững, mang hồn cốt dân tộc với sự tinh xảo, độc đáo, tinh tế trong từng nét hoa văn, từng đường chạm khắc... Do đó, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường truyền thống song song với chủ động tìm kiếm thị trường mới. Đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề về xây dựng thương hiệu, nhãn mác truy xuất nguồn gốc gắn với quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở tại địa phương cũng như trong và ngoài nước... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá sản phẩm thông qua việc hỗ trợ các làng và người dân xây dựng website của làng nghề nhằm tăng cường quảng bá, tiếp thị rộng rãi những sản phẩm thủ công đến với người tiêu dùng. Tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển làng nghề để tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; đồng thời giúp người dân có được những thông tin về nhu cầu thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất hiệu quả.
Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề thủ công truyền thống
của các dân tộc thiểu số
của các dân tộc thiểu số
Những giải pháp trên đòi hỏi sự vào cuộc, sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, nhất là sự nỗ lực của chính đồng bào dân tộc địa phương. Chắc chắn rằng thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp Kon Tum bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống, vừa phát huy giá trị của nghề truyền thống trong xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, vừa bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, đặc sắc trước những biến đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại./.
P.V