Việt Nam hiện thực hóa xây dựng Chính phủ điện tử

|

Việt Nam hiện thực hóa xây dựng Chính phủ điện tử

Xây dựng CPĐT là hướng đi đúng đắn để bắt kịp tiến độ CMCN 4.0 và hội nhập thế giới

Chính phủ điện tử được hiểu chung là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào công tác vận hành của các cơ quan Chính phủ đổi mới tổ chức, đổi mới quy trình làm việc, giúp cho các cơ quan Chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước. Mục tiêu cơ bản của CPĐT là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng CNTT. Với 3 chủ thể tham gia CPĐT gồm có người dân, Chính phủ và doanh nghiệp, qua đó, CPĐT hướng tới 5 mục tiêu cụ thể: Một là, nâng cao năng lực quản lý điều hành và tính hiệu quả của các cơ quan Chính phủ (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử…); Hai là, cung cấp một cách hiệu quả các phương thức giao dịch, dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp qua hệ thống máy tính và mạng máy tính, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi; Ba là, người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của Chính phủ một cách tích cực; Bốn là, giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ, tăng cường tiết kiệm chi phí cho các thủ tục hành chính; Năm là, thực hiện một Chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.

 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), việc tham gia CPĐT đã đem lại những lợi ích lớn đối với  các quốc gia. Điển hình như với Estonia, đất nước được biết tới “quốc gia số hóa” thành  công nhất thế giới, tới 99% dịch vụ công được hỗ trợ trực tuyến. Việc áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến cũng giúp cho Hàn Quốc tiết kiệm tới 8 tỷ USD/năm.
 
Với những lợi ích to lớn mà các mục tiêu của CPĐT đang hướng tới, xây dựng CPĐT được coi là một yêu cầu cấp thiết, là một phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng độ sẵn sàng của Việt Nam trước cuộc CMCN 4.0. Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các nhiệm vụ chiến lược nhằm sớm hoàn thành nền tảng CPĐT, bắt nhịp thế giới trong việc ứng dụng thành tựu CNTT vào quản lý nhà nước.
Công tác xây dựng Chính phủ điện tử
 
Theo Liên hợp quốc, việc xây dựng CPĐT gồm 5 giai đoạn, tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi quốc gia sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của quốc gia đó. Do vậy, quá trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam được xác định có 4 giai đoạn phù hợp, đó là: Thứ nhất là thông tin, đây là giai đoạn đầu của sự phát triển thiết lập một địa chỉ cung cấp thông tin trong tương lai dưới hình thức website thụ động, đơn thuần chỉ cung cấp thông tin chung; Thứ hai tương tác,giai đoạn này, các giao dịch dựa trên website tương tác cung cấp khả năng nâng cao, hướng dẫn khách hàng thực hiện được các dịch vụ, cho phép truy cập để tải mẫu biểu in ấn gửi trả lại một quan, hoặc thể gửi e-mail liên lạc để đáp ứng những câu hỏi đơn giản; Thứ ba giao dịch, những chức năng cung cấp dịch vụ đa dạng hơn, cho phép công dân (khách hàng) thực hiện hoàn toàn các giao dịch điện tử tại bất kỳ thời điểm nào, ngày hay đêm. Thứ chuyển đổi, đây cấp cao nhất của sự phát triển chính phủ điện tử, CNTT được sử dụng để hình thành, tổ chức thực hiện sự biến đổi chức năng của Chính phủ với những dịch vụ sẽ khả năng quản mối quan hệ với khách hàng một cách chặt chẽ để xử đầy đủ các câu hỏi, vấn đề nhu cầu đặt ra.
 
Kể từ sau khi ký cam kết xây dựng Chính phủ điện tử, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng phát triển, ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước và coi đây là động lực lớn để tạo nên bước đột phá góp phần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do  vậy, công tác xây dựng thể chế phục vụ triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, các văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao. Đề án 112 theo Quyết định số 112 ngày 25/7/2001 về Tin học hóa hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 tuy không đạt được mục đích ban đầu đề ra, nhưng Đề án này được coi là những nỗ lực đầu tiên của Việt Nam để hướng đến một CPĐT sau khi ký Hiệp định khung e-ASEAN. Nghị định 102/2009/NĐ-CP về Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử  dụng  nguồn  vốn ngân sách nhà nước và Nghị quyết 80/2014/QĐ-TTg quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước cũng là những quyết sách nhằm triển khai phát triển CNTT trong công tác quản lý nhà nước. Sau đó, năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong  đó nhấn mạnh: Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm; Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, ytế, nông nghiệp… Nghị quyết 36a/NQ-CP ban hành ngày 14/10/2015 cũng đã xác định đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền điện tử cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Tại Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP, việc đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến cũng là một trong những tiêu chí được Chính phủ yêu cầu cải thiện nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia; với mục tiêu đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4. Cũng trong năm 2018, nhiều văn bản nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển CPĐT cũng được Chính phủ ban hành như: Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 9/11/2018 quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2019, Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 17/3/2019 cũng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
 
Song song với đó, các đề án, giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ, ngành, địa phương được xây dựng, hoàn thiện; phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, để phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương ban hành mã định danh của các cơ quan để phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử, tiến tới hoàn thiện dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Những thành tựu ban đầu của quá trình hiện thực hóa CPĐT

Trên cơ sở những cố gắng, nỗ lực của các cơ quan Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương, đến nay, công cuộc hiện thực hóa CPĐT đã đạt được một số kết quả quan trọng làm nền tảng để tiếp tục hoàn thiện CPĐT hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số. Thành công bước đầu của quá trình này là đã có một số ban, ngành, địa phương cung cấp cho người dân sự chủ động, thuận tiện khi tiếp cận thông tin qua các trang web của đơn vị mình. Hành lang pháp lý trong ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng CPĐT đã dần được thiết lập. Một số cơ sở dữ liệu mang tính chất nền tảng thông tin như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng doanh nghiệp, về bảo hiểm, về dân cư, đất đai đang được xây dựng và đã có một số thành phần được ứng dụng vào vận hành. Các cơ quan Nhà nước đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp người dân như: Đăng doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm hội… Một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc thông qua mạng máy tính. Tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, dần nâng cao tính minh bạchtrách nhiệm của đội ngũ công chức. Chất lượng nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam cũng đã được quan tâm và cải thiện đáng kể.
 
Trong công tác quản lý nhà nước, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 đánh giá CNTT đã góp phần không nhỏ giúp cho công việc của các bộ, ngành, địa phương; nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng mạng máy tính để thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, nhờ đó, đã giảm được 10-20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
 
Mặt khác, theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển CPĐT (E-Govemment Development In-  dex - EGDI) của Việt Nam từ năm 2014 đến nay đã có sự tăng hạng đáng kể; từ vị trí thứ 99/193 quốc gia năm 2014, tăng lên 11 bậc, xếp thứ 88 của thế giới và đứng thứ 6 trong số 10 nước ASEAN vào năm 2018. Song song với đó, chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến cũng có những bước tiến ấn tượng qua các năm, từ vị trí 93 năm 2012 lên vị trí 82 năm 2014, tiếp tục nâng lên vị trí 74 năm 2016 và vươn lên xếp thứ 59 trên tổng số 193 quốc gia vào năm 2018. Qua đó, đại diện WB tại Việt Nam đã đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được về thúc đẩy cải cách, đặc biệt là về chính sách một cửa, có bước tiến tích cực về cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ bỏ các rào cản để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
 
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, quý I năm 2019, Việt Nam chính thức khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, hoàn thành kết nối giữa 95/95 cơ quan ở cả Trung ương và địa phương; đánh dấu việc sử dụng văn bản điện tử, tiến tới thay thế văn bản giấy. Theo tính toán sơ bộ, việc ứng dụng Trục liên thông văn bản điện tử quốc gia sẽ giúp tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng chi phí cho giấy, mực, gửi bưu chính… Đây là một bước đột phá mạnh mẽ vào tư duy giấy tờ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của Chính phủ điện tử. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã sử dụng chữ ký số để ký số toàn bộ văn bản điện tử (trừ văn bản cơ mật) phát hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia; trong tháng 3 đã có 2056 văn bản điện tử được ký số phát hành.
 
Những thành công trong việc ứng dụng CNTT vào các công việc quản lý nhà nước là minh chứng thể hiện quyết tâm của Việt Nam hướng tới CPĐT. Đây cũng là tiền đề của nền tảng tích hợp dữ liệu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng CPĐT, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa vị thế của Việt Nam lên ngang tầm thế giới./.
 
Minh Hà