Thiết lập hệ thống chỉ số để phân tích biến động chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo giá thực tế

|

Thiết lập hệ thống chỉ số để phân tích biến động chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo giá thực tế

Tổng sản phẩm trong nước (viết tắt tiếng anh là GDP) bình quân đầu người (BQĐN) được xác định bằng cách chia GDP cho dân số trung bình. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh khái quát về trình độ phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân; GDP BQĐN có trong hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia và trong nhiều năm GDP BQĐN là một trong 3 chỉ tiêu thành phần để tính chỉ số phát triển con người của một quốc gia hay tỉnh, thành phố. Một trong những nhiệm vụ của Thống kê là phải đi sâu đánh giá, phân tích biến động GDP BQĐN, chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động của chỉ tiêu này, làm cơ sở cho việc đề suất các giải pháp để không ngừng nâng cao GDP BQĐN.

Biến động GDP BQĐN chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau và được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Và tùy theo mục đính nghiên cứu và điều kiện số liệu khác nhau, có thể hình thành nên mối liên hệ giữa các nhân tố khác nhau và áp dụng các mô hình, phương pháp phân tích khác nhau.

Chỉ tiêu GDP BQĐN được tính theo giá thực tế và giá so sánh, dưới đây là việc thiết lập hệ thống chỉ số để phân tích biến động chỉ tiêu GDP BQĐN theo giá thực tế trong quan hệ với các nhân tố biến động giá cả, tăng năng suất lao động (NSLĐ) và thay đổi tỷ lệ giữa lao động làm việc và dân số trung bình.

Thiết lập hệ thống chỉ số phân tích

Trong bài báo “Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tăng năng suất lao và thay đổi tỷ lệ giữa lao động và dân số đến biến động GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” (đăng trên Tờ Thông tin Khoa học Thống kê số 05 năm 2022), tác giả đã thiết lập hệ thống chỉ số để phân tích biến động chỉ tiêu GDP BQĐN dựa trên công thức: GDP bình quân đầu người (X) bằng NSLĐ (W) nhân với tỷ lệ giữa lao động và dân số (K): X = W*K (01a). Tuy nhiên, đây là phân tích biến động chỉ tiêu GDP BQĐN theo giá so sánh. Nay phát triển thêm nghiên cứu, phân tích biến động chỉ tiêu GDP BQĐN theo giá thực tế, tức là có cả nhân tố biến động giá cả; và lúc này, GDP BQĐN theo giá thực tế (X) sẽ bằng GDP BQĐN theo giá so sánh nhân với hệ số H (H là chênh lệch giữa GDP theo giá thực tế so với GDP theo giá so sánh), theo đó sẽ có X = H *W*K (01b).    

Trên cơ sở phương trình 01b, thiết lập được hệ thống chỉ số phân tính biến động GDP BQĐN theo giá thực tế kỳ báo cáo (ký hiệu là 1) so với kỳ gốc (ký hiệu là 0):
Trong đó:                          
 

Từ hệ thống chỉ số 02 tiếp tục hình thành các biểu hiện tính toán của chỉ số để phân tích như sau:

* Tính tỷ lệ tăng lên của GDP BQĐN theo giá thực tế:

 

*Tính tỷ trọng đóng góp của các nhân tố vào tỷ lệ tăng lên của GDP BQĐN theo giá thực tế.

Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố vào tỷ lệ tăng lên của GDP BQĐN theo giá thực tế tính theo % (dj) bằng tỷ lệ tăng lên của GDP BQĐN theo giá thực tế do ảnh hưởng của các nhân tố chia cho tỷ lệ tăng lên của GDP BQĐN theo giá thực tế nói chung rồi nhân với 100.

 Ví dụ tính toán minh họa

Từ số liệu về các chỉ tiêu GDP theo giá thực tế (giá hiện hành) và giá so sánh cùng với dân số trung bình và số lao động làm việc của Việt Nam các năm 2018 (năm gốc so sánh) và năm 2019 (năm báo cáo) có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê (TCTK), lập bảng 01 để tính toán GDP BQĐN theo giá thực tế, hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá so sánh, NSLĐ theo giá so sánh và tỷ lệ giữa lao động và dân số trung bình cùng các chỉ số phát triển năm 2019 so với năm 2018 của các chỉ tiêu kèm theo.     

Bảng 01. Tính toán GDP BQĐN cùng các chỉ tiêu nhân tố năm 2018, 2019
và các chỉ số phát triển liên quan

- Từ số liệu bảng 01, áp dụng các công thức từ 03 đến 03c tính được:

Tiếp tục, tính tỷ trọng đóng góp của các nhân tố vào tỷ lệ tăng lên của GDP BQĐN theo giá thực tế:

Kết quả tính toán cho thấy, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 (tính theo giá năm 2019) đạt 79,88 triệu đồng/người, tăng so với GDP BQĐN năm 2018 (tính theo giá năm 2018) là 8,71%; trong đó tăng giá làm tăng 2,58%, tương ứng với tỷ trọng đóng góp làm tăng là 29,62% và tăng NSLĐ làm tăng 6,59%, tương ứng với tỷ trọng đóng góp làm tăng là 75,66% (tăng NSLĐ đóng góp làm tăng nhiều nhất); còn tỷ lệ giữa lao động và dân số không tăng mà ngược lại giảm đi nên đã làm giảm tỷ lệ tăng GDP BQĐN là – 0,46%, tương ứng với tỷ trọng đóng góp làm giảm là - 5,28%.

Tóm lại, phân tích biến động GDP BQĐN theo giá thực tế không chỉ làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động GDP BQĐN, mà còn cho phép nhận định, đánh giá liên kết số liệu về GDP BQĐN thực tế đạt được với kết quả nghiên cứu biến động của nó./.            

                    PGS.TS. Tăng Văn Khiên- Hội Thống kê Việt Nam
Th.S. Nguyễn Thị Mão -Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Phân tích thống kê – Lý thuyết và ứng dụng” do PGS, TS. Tăng Văn Khiên làm chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2015;
 
2. “Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tăng năng suất lao động và thay đổi tỷ lệ giữa lao động và dân số đến biến động GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”,  Thông tin Khoa học Thống kê, số 05 năm 2022.
 
3. “Niên giám Thống kê” năm 2021 của TCTK, NXB Tống kê năm 2022.