Việt Nam khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghệ

|

Việt Nam khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghệ

Thực trạng phát triển của DNCN Việt Nam những năm qua
 
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến đổi do tác động của cuộc CMCN 4.0, các DNCN trên thế giới ngày càng phát triển cả về số lượng, năng lực và quy mô. Việt Nam là một nước đang phát triển, năng động, có tỉ lệ người dùng internetthiết bị di động thông minh xếp thứ hạng cao trên toàn cầu,vậy, sự phát triển của các DNCN trong nước theo xu hướng của quốc tế trong thập niên vừa qua là điều tất yếu. Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017, giai đoạn 2012-2016, số doanh nghiệp hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ trên cả nước đã tăng lên đáng kể, từ hơn 28,9 nghìn doanh nghiệp năm 2012 tăng lên 46,2 nghìn doanh nghiệp (tính đến 31/12/2016), bình quân mỗi năm tăng 3,46 nghìn doanh nghiệp. Như vậy, ước tính đến hết năm 2018, Việt Nam có khoảng 50 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 cũng cho thấy, chỉ có 0,8% tổng số doanh nghiệp ngành này quy mô lớn - một con số rất nhỏ, trong khi có tới 82,3% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, còn lại là 1,4% doanh nghiệp vừa và 15,5% doanh nghiệp nhỏ. Đó cũng là đặc điểm chung về cơ cấu của hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp - dịch vụ của nền kinh tế Việt Nam do các doanh nghiệp hoạt động còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xây dựng được chuỗi liên kết và chưa có sự đầu tư tập trung. Thêm vào đó, hiện nayViệt Nam, phong trào khởi nghiệp của các DNCN tuy nhận được sự quan tâm từ nhiều phía nhưng còn gặp nhiều khó khăn do các điều kiện khởi nghiệp chưa hoàn thiện, Việt Nam chưa tạo được nguồn vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm - điều một số nước như: Singapore, Hàn Quốc, Isarel… đã làm rất tốt. Do vậy, đã có rất nhiều DNCN khởi nghiệp với đội ngũ tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, nhiều ý tưởng, giải pháp táo bạo, khả thi nhưng không tìm được nguồn lực đầu tư để nghiên cứu, phát triển sản phẩm, ứng dụng thực tế, dẫn đến mai một, gây ra thất thoát lớn về chất xám đối với ngành công nghệ của Việt Nam.

 


Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Dù có những khó khăn nhất định, nhưng đáng mừnghiện nay, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng, nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ xuất xứ Việt Nam rất ấn tượng. Điển hình là Hệ thống tính cước thời gian thực vOCS 3.0 của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã giành giải Bạc IT World Award 2017, giải Vàng hạng mục “Sản phẩm/dịch vụ tốt nhất của năm” tại Giải thưởng kinh doanh quốc tế Stevies 2018. Sản phẩm vOCS 3.0 có dung lượng mỗi site có thể đáp ứng đến 100 triệu thuê bao và điểm đặc biệt nhất mà vOCS 3.0 sở hữu là khả năng thiết kế cho mỗi khách hàng một gói cước - điều mà chưa một OCS nào trên thế giới làm được và đã được ứng dụng tại hơn 10 quốc gia. Hơn thế nữa, đội ngũ phát triển sản phẩm Viettel sử dụng chỉ gồm 30 kỹ sư, với 80% nhân sự là thế hệ 9x, một số thành viên vừa tốt nghiệp đại học và xuất phát điểm từ con số 0 để hoàn thành dự án trong hơn 5 năm, mà theo như đối tác cung cấp thiết bị khuyến cáo: “Dự án này cần 1-2 nghìn kỹ sư và phải làm ròng   rã trong nhiều năm”.
 
Ngoài ra, Công ty An ninh mạng Bkav đã hoàn thiện và đưa ra sản phẩm điện thoại thông minh Bphone3 được đánh giá cao nhất trong số những sản phẩm trước đây và được bày bán trong các siêu thị điện máy lớn, bên cạnh các sản phẩm công nghệ của các hãng lớn như Apple, Sam Sung… Với mong muốn có thể góp phần xây dựng ngành sản xuất smartphone tại Việt Nam, Bkav đã lên kế hoạch cụ thể đến năm 2023 có thể giành 34,7% thị phần smartphone trong nước với doanh thu 2 tỷ USD, từ đó phát triển ra thị trường thế giới.
 
Tập đoàn Vingroup cũng là một cái tên đáng được nhắc đến. Hiện Vingroup đã đầu tư xây dựng khu phức hợp sản xuất rộng 335 hec-ta, hoàn toàn sử dụng các hệ thống công nghiệp 4.0, cùng với hệ thống thu thập quản lý dữ liệu, cảm biến kết nối và máy chủ đám mây do Siemens và SAP cung cấp, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu và cở sở hạ tầng được đánh giá là một trong những nhà máy hiện đại nhất thế giới. Năm 2018, việc hai sản phẩm ô tô do Vingroup sản xuất được trình làngtriển lãm ô tô quốc tế Paris Motor Show 2018 đã ghi dấu sự kiện Việt Nam chính thứctên trên bản đồ ngành công nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Không những thế, Vingroup cònnhiều sản phẩm công nghệ mới như xe máy điện, smartphone; mục tiêu sắp tới sẽ là tivi, tủ lạnh và các thiết bị thông minh…
 
Với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ năng động, nguồn nội lực về chất xám, lao động, cùng khả năng hiện thực hóa ý tưởng cũng như bắt kịp xu thế của thế giới trong CMCN 4.0, nhiều DNCN Việt Nam đã tập trung đầu tư và phát triển các công nghệ mới với những ứng dụng phát triển trên nền công nghệ 4.0 tạo ra những bước đột phá. Trong thời gian tới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào “cuộc chơi 4.0”, kiến tạo một hình ảnh mới cho nền công nghệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
 
Những cơ hội, ưu đãi cho DNCN Việt Nam trong năm 2019
 
Cơ hội đến từ xu thế của quốc tế
 
Trong năm 2018, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung đã khiến cho các DNCN lớn có xu hướng dịch chuyển địa điểm đặt trung tâm nghiên cứu, nhà máy sang các quốc gia khác; đồng thời, các đơn đặt hàng sản xuất thiết bị công nghệ lớn cũng tìm kiếm nơi sản xuất thay thế để tránh những tác động tiêu cực từ cuộc chiến này. Với lợi thế về chi phí rẻ, nhân công dồi dào, có nhiều chính sách ưu đãi cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin, Việt Nam đang là điểm lựa chọn hàng đầu được hướng đến. Xu thế này được đánh giá vừa là cơ hội thu hút đầu tư cho các DNCN Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng ngân sách; vừa đặt ra thách thức yêu cầu các DNCN cần nâng cao năng lực trước sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp đến từ các nước có điều kiện tương đồng, cũng đang tìm mọi cách tranh thủ cơ hội từ cuộc chiến thương mại.
 
Theo Brookings Institution có trụ sở tại Mỹ, cứ 10 máy điện thoại thông minh trên thế giới thì có 1 máy được sản xuất tại Việt Nam và với tỉ lệ người dùng internet, thiết bị di động thông minh cao, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các hãng công nghệ lớn trên thế giới. Đây là cơ hội để các DNCN thu hút vốn đầu tư, phát triển năng lực gia công, lắp ráp và đặc biệt, tự nghiên cứu để có sản phẩm của chính mình.
 
Các ưu đãi từ chính sách của Chính phủ
 
Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chất lượng phục vụ người dân. Mục tiêu hướng tớixây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; cùng với đó là khát vọng đưa Việt Nam trở thành đất nước công nghệ cao. Năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN). Ngay khi Nghị định nàyhiệu lực, từ ngày 20/3/2019 vừa qua, các DNCN Việt Nam sẽ có nhiều ưu đãi hơn, được tạo điều kiện nghiên cứu, sản xuấtthương mại hóa sản phẩm.
 


Ảnh minh họa, nguồn Internet

Cụ thể: DNCN được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp  trong  4 năm và giảm 50% số thuế  phải  nộp  trong 9 năm tiếp theo, với điều kiện năm tài chính của doanh nghiệp  phải  đáp ứng được điều  kiện về  doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả  khoa  học  và  công  nghệ,  đạt  tỷ  lệ  tối  thiểu  30%  trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều kiện, thủ  tục  thực  hiện  ưu  đãi  thuế  thu  nhập  doanh  nghiệp  thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp quảnthuế. Nghị định còn quy định doanh nghiệp KHCN được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời được ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất - nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp KHCN đầucho sở vật chất - kỹ thuật hoạt động giảicông nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại cho vay.
 
Có thể nói, Nghị định này đã giúp hỗ trợ giải quyết một trong những khó khăn lâu nay của các doanh nghiệp KHCN đó là nghiên cứu và thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ.
 
Định hướng và giải pháp phát triển
 
Cơ hội hiện tại mở ra cho tất cả các DNCN Việt Nam, tuy nhiên, để đạt được quy mô lớn, làm chủ được các sản phẩm công nghệ của chính mình và tham gia vào cuộc chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt cần đề ra các mục tiêu trọng tâm. Trước mắt là nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ phục vụ cho việc giải các bài toán quốc gia, tiến tới phát triển trên toàn thế giới. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần có định hướng, giải pháp cụ thể như:
 
Một là, có các chính sách đãi ngộ cởi mở nhằm thu hút nguồn lực người Việt chất lượng cao đang học tập, làm việc ở khắp nơi trên thế giới về nước phục vụ công cuộc phát triển KNCN nước nhà. Khuyến khích học sinh, sinh viên trong lĩnh vực KHCN đầu tư chất xám tập trung học tập, nghiên cứu để chuẩn bị nguồn nhân lực bổ sung. Thường xuyên cử chuyên viên đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến hiện đại ở các quốc gia trên thế giới.
 
Hai là, thành lập các công ty, viện, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về phát triển, ứng dụng các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo - AI, Internet vạn vật - IoT, Dữ liệu lớn - Big Data, Chuỗi khối - Blockchain…) để giải quyết những vấn đề chưa có giải pháp đang tồn tại trong xã hội. Tạo môi trường nghiên cứu đầy đủ, thuận tiện cho các chuyên gia có điều kiện hoạt động chuyên môn.
 
Ba là, DNCN Việt Nam cần hướng tới làm chủ thiết kế hệ thống, tích hợp hệ thống, tự chủ được toàn bộ quá trình nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ công nghệ cao, ngoài việc xây dựng tên tuổi Việt Nam trên thị trường công nghệ thế giới còn nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng…
 
Bốn là, xây dựng chuỗi liên kết, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, phát triển doanh nghiệp hỗ trợ nhằm chủ động nguồn vật liệu trong việc sản xuất sản phẩm. Các DNCN lớn đóng vai trò đầu tàu, từ đó kéo theo hàng ngàn DNCN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất vừa để giúp các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển, mở rộng quy mô, vừa để thay thế các doanh nghiệp ngoại, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.
 
Năm là, khi nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ, DNCN cần chú ý đến nhu cầu, thị trường ứng dụng, từ đó sản xuất các dòng sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp nhằm vào mọi đối tượng trong xã hội để tận dụng toàn diện thị trường, mục tiêu đưa công nghệ 4.0 phổ cập ở Việt Nam và chinh phục được cả thị trường thế giới./.

 
ThS. Nguyễn Thanh Hiền
Khoa Kinh tế - Đại học Đồng Nai