Với lịch sử trên 100 năm hình thành và phát triển, đường sắt ở nước ta là một trong những phương tiện giao thông có sự phát triển lâu đời nhất. Đây cũng là phương tiện vận chuyển chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác trong những thập niên trước đây. Tuy nhiên, phát triển rồi “ngủ quên” khiến ngành đường sắt đang trở nên tụt hậu so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình vận tải khác. Song, thời gian gần đây, với nhiều đổi mới, ngành đường sắt đã cho thấy nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực và chất lượng vận tải đường sắt, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chung của ngành giao thông vận tải cả nước.
Từ thực trạng hạ tầng yếu và thị phần ngày một giảm sút
Theo số liệu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), mạng lưới đường sắt quốc gia nước ta có tổng chiều dài 4.161 km, với 2.651 km đường chính tuyến, đi qua 34 tỉnh, thành phố. Với hệ thống nhà ga có 260 ga trên tuyến, phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ, chiều dài đường ga (đường đón - gửi) ngắn, đa số chỉ đạt từ 350 - 400m. Các vấn đề về kết cấu hạ tầng đường sắt còn khá lạc hậu, như: Bình diện hạn chế, độ dốc dọc lớn, cầu yếu, hầm yếu... là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao tải trọng, tốc độ chạy của tàu, năng lực thông qua và năng lực chuyên chở trên các tuyến. Hệ thống thông tin tín hiệu trên các tuyến không đồng bộ về công nghệ, kỹ thuật, mỗi tuyến, khu đoạn lại sử dụng một công nghệ… Hệ thống đường sắt nước ta hiện được vận hành với gần 300 đầu máy đang hoạt động, song phần lớn đều là những đầu máy cũ có tuổi đời từ 30 năm trở lên. Công suất và tốc độ của đầu máy thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu. Toa tàu khách và tàu hàng của đường sắt cũng được khai thác nhiều năm với nhiều chủng loại, gây khó khăn, trở ngại trong vận hành, bảo trì, sửa chữa.
Từ thực trạng hạ tầng yếu và thị phần ngày một giảm sút
Theo số liệu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), mạng lưới đường sắt quốc gia nước ta có tổng chiều dài 4.161 km, với 2.651 km đường chính tuyến, đi qua 34 tỉnh, thành phố. Với hệ thống nhà ga có 260 ga trên tuyến, phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ, chiều dài đường ga (đường đón - gửi) ngắn, đa số chỉ đạt từ 350 - 400m. Các vấn đề về kết cấu hạ tầng đường sắt còn khá lạc hậu, như: Bình diện hạn chế, độ dốc dọc lớn, cầu yếu, hầm yếu... là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao tải trọng, tốc độ chạy của tàu, năng lực thông qua và năng lực chuyên chở trên các tuyến. Hệ thống thông tin tín hiệu trên các tuyến không đồng bộ về công nghệ, kỹ thuật, mỗi tuyến, khu đoạn lại sử dụng một công nghệ… Hệ thống đường sắt nước ta hiện được vận hành với gần 300 đầu máy đang hoạt động, song phần lớn đều là những đầu máy cũ có tuổi đời từ 30 năm trở lên. Công suất và tốc độ của đầu máy thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu. Toa tàu khách và tàu hàng của đường sắt cũng được khai thác nhiều năm với nhiều chủng loại, gây khó khăn, trở ngại trong vận hành, bảo trì, sửa chữa.
Hiện toàn tuyến có 1.452 cây cầu, nhưng gần một nửa trong số đó xuống cấp, tải trọng cầu đường trên tuyến cũng không đồng đều dẫn tới khả năng vận chuyển toàn tuyến bị giảm sút. Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tỷ trọng vốn đầu tư cho đường sắt hiện nay thấp nhất so với toàn ngành Giao thông Vận tải, giai đoạn 2001-2010 là 4.800/140.000 tỷ đồng, chiếm 2,9%; Giai đoạn 2011-2015 là 11.082/484.000 tỷ đồng, chiếm 2,3%. Các nguồn vốn đầu tư chỉ tập trung cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có, vốn đầu tư phát triển các tuyến mới rất ít; nguồn vốn đầu tư hàng năm không đáp ứng được yêu cầu. Vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được vốn từ bên ngoài. Quy mô đầu tư nhỏ, đan xen, chưa có tác dụng làm thay đổi cơ bản kết cấu hạ tầng cũng như nâng cao mục tiêu khai thác của đường sắt Việt Nam. Thống kê cho thấy, cứ 1 km đường sắt có 1,85 đường ngang giao cắt, trung bình 0,5 km có một đường ngang. Thực tế cũng cho thấy, hành lang an toàn đường sắt nhiều đoạn bị xâm phạm nghiêm trọng. Đây được coi là nguyên nhân hạn chế tốc độ chạy tàu và xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Ngoài ra, hệ thống đường sắt ở nước ta hiện chưa tham gia sâu rộng vào dịch vụ logistics. Sự phối hợp phát triển vận tải đa phương thức và phát triển các dịch vụ logistics gắn với hệ thống đường sắt hầu như chưa có, điều này càng làm cho vận tải đường sắt kém hấp dẫn và ngày càng mất đi thị phần. Theo tính toán, mặc dù cước vận tải đường sắt trên đường ray thấp hơn nhiều so với đường bộ cùng cự ly vận chuyển, nhưng cước vận tải từ ga đi tới ga đến lại tương đương, thậm chí cao hơn một số tuyến do chi phí tại hai đầu tương đối lớn. Cùng với đó, thời gian chạy tàu dài, giá cước chưa thực sự linh hoạt theo biến động thị trường, còn nhiều đầu mối… cũng là những lý do khiến khách hàng từ chối lựa chọn sử dụng phương tiện vận tải đường sắt.
Những năm qua, mặc dù nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển lớn, lượng khách du lịch cũng tăng cao… song so với các loại hình vận tải khác, ngành đường sắt lại đang có những dấu hiệu bị tụt lùi. Theo số liệu của VNR, nếu khối lượng vận chuyển của đường sắt năm 1995 chiếm 11,7% tổng lượng luân chuyển hành khách và chiếm 7,9% tổng lượng luân chuyển hàng hóa toàn ngành giao thông vận tải thì năm 2018, thị phần đường sắt cả hàng hóa và hành khách chỉ chiếm dưới 1%. Số liệu sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của VNR cũng cho thấy, trong 6 tháng qua, các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu của Tổng Công ty đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém của đường sắt Việt Nam hiện nay một mặt là do công nghệ quá lạc hậu, nhưng mặt khác là do đường sắt Việt Nam không được kết nối với các phương thức vận tải khác để khai thác các lợi thế của đường sắt, hơn nữa các ga đường sắt quốc gia hiện cũng chưa có sự kết nối với các bến xe, xe buýt, các tuyến đường gom… làm cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách kém hấp dẫn, chi phí cao, gây lãng phí, bất tiện với hành khách đến với đường sắt. Vận tải đường sắt cũng là phương tiện không có nhiều lợi thế trong khi các tuyến ngắn không so được với đường bộ, còn đường dài cũng không cạnh tranh được với vận tải hàng không giá rẻ.
Một nguyên nhân khác là mặc dù doanh thu và thị phần vận tải của ngành đường sắt giảm suốt 10 năm qua, nhưng hoạt động kinh doanh ngoài vận tải như kinh doanh khu vực nhà ga, bãi hàng, kho hàng, du lịch, dịch vụ, cửa hàng bán lẻ… thông qua các trung tâm logistics kinh doanh trên dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam lại không được quan tâm, đầu tư phát triển. Chủ yếu vẫn là các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát và manh mún.
Ngoài ra, các yếu tố về thời tiết khắc nghiệt, bão, lũ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng đường sắt; hệ thống văn bản dưới luật (Luật Đường sắt 2017) chưa được hoàn thiện. Các dự án hạ tầng đường sắt hiện còn vướng nhiều thủ tục, quy định, chưa được triển khai đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành đường sắt. Bên cạnh đó, với phương thức kinh doanh theo tư duy cũ kéo dài cũng đang làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành đường sắt ngày càng yếu kém so với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình vận tải tư nhân khác, nhất là trình độ, kỹ năng quản trị kinh doanh còn hạn chế, các ứng dụng về CNTT trong hoạt động, vận hành của hệ thống đường sắt còn manh mún, nhỏ lẻ…
Và những nỗ lực đổi mới để phát triển
Với hiện trạng đầy khó khăn và thách thức trong nội tại, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình vận tải khác, cùng sự hội nhập, phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, ngành đường sắt Việt Nam nhận định việc hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Ngành thời gian tới sẽ khó có thể đạt được. Tuy vậy, bài toán làm thế nào để đường sắt Việt Nam có thể bứt phá, tận dụng được lợi thế, khắc phục các mặt còn hạn chế để chuyển mình đang được Chính phủ, các cấp, ngành đặc biệt quan tâm và tìm hướng giải quyết.
Nhận thức được những ưu điểm vượt trội của vận tải đường sắt, như: Tính an toàn, thuận lợi, khả năng vận chuyển hàng hóa lớn, cũng như tầm quan trọng trong việc cần phải duy trì, phát triển hệ thống đường sắt là một trong những phương tiện nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội cả nước… Ngành đường sắt Việt Nam đang từng bước phát huy các thế mạnh, đồng thời nhìn thẳng vào những nhược điểm, tồn tại để đưa ra những giải pháp phát triển. Theo đó, thời gian gần đây, ngành đường sắt đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối với hành khách sử dụng vận tải đường sắt thông qua nhiều hình thức, cụ thể như: Hiện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã thuê đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp tại các nhà ga với quy trình vệ sinh được niêm yết, thực hiện chặt chẽ, qua đó bước đầu đã có sự cải thiện rõ rệt. Thêm nữa, Ngành đã tổ chức đa dạng hóa dịch vụ bán vé, như: Bán vé sớm, bán vé có đổi và bán vé linh hoạt. Mặt khác, ngành đường sắt đang từng bước tổ chức vận tải đa phương thức. Khi đó hành khách có thể di chuyển từ Hà Nội đến Cửa Lò hoặc từ Hà Nội lên thẳng Sa Pa, thay vì chỉ đến ga Vinh hoặc ga Lào Cai như trước đây. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho hành khách khi xuống ga có thể di chuyển tới điểm cần đến.
Để đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, Ngành cũng đang tiến hành đóng hàng loạt tàu mới thay thế những đoàn tàu lạc hậu từ 20-30 năm trước. VNR cho biết, hiện Ngành đang có dự án đầu tư 100 đầu máy mới nâng cao năng lực sức kéo và giảm chi phí nhiên liệu so với việc sử dụng các đầu máy cũ hiện nay… Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, Ngành đã đưa vào hoạt động 02 đoàn tàu mới chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang và dự kiến từ nay đến cuối năm 2019 sẽ hoàn thành thêm 04 đoàn chạy tuyến Hà Nội đi Vinh và Lào Cai. Ngành cũng đang tiến hành cải tạo chất lượng nhà ga, đồng thời có kế hoạch lắp các cổng soát vé điện tử tại các ga lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, do xác định khó có thể cạnh tranh tuyến dài Bắc-Nam với hàng không nên Ngành đã tập trung vào các phân khúc ngắn, hiệu quả như Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang hay Hà Nội-Vinh. Đây là những tuyến ngắn, mang lại hiệu quả cao trong thu hút sự tham gia của hành khách sử dụng loại hình vận tải đường sắt với những toa tàu hiện đại, chạy trong những khung giờ đẹp…
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải, không ngừng đáp ứng các nhu cầu của hành khách, ngành đường sắt thời gian qua đã ký kết với các hiệp hội du lịch, đơn vị lữ hành để đưa ra những tour du lịch bằng đường sắt hấp dẫn. Đây chính là những bước đi cụ thể để vận tải đường sắt hướng tới kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch. Đồng thời, ngành đường sắt cung cấp giá vé theo từng thời điểm có tính cạnh tranh nhất với các phương tiện khác. Các công ty lữ hành tham gia chương trình kích cầu du lịch bằng tàu hỏa được hưởng các chính sách ưu đãi như: Được hỗ trợ về giá, chỗ và các phát sinh khác theo đúng quy định của chương trình để phục vụ khách du lịch, được quảng cáo, giới thiệu tour du lịch khuyến mãi để thu hút khách hàng… Những tín hiệu tích cực từ sự kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và ngành đường sắt đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với ngành đường sắt.
Đặc biệt, thời gian tới, nhằm khắc phục và hạn chế những vụ tai nạn giao thông đường sắt đáng tiếc, Ngành dự kiến sẽ lắp toàn bộ hệ thống thiết bị định vị GPS trên tất cả các đầu máy, một mặt kiểm soát quá trình vận hành của đầu máy đồng thời cũng sẽ giúp kiểm soát toàn bộ các đường ngang có gác chắn và có lắp camera để từ đó tích hợp lên trên đầu máy. Khi đó người lái tàu sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát mức độ an toàn khi qua các đường ngang.
Ngoài ra, để gia tăng lượng hàng hóa vận chuyển thông qua vận tải đường sắt, VNR đã hợp tác với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tiến tới sẽ triển khai xây dựng hai cảng cạn (ICD) là Sóng Thần và Đông Anh. Ngoài ra, VNR cũng đầu tư phương tiện bốc xếp hiện đại để giảm thời gian, giá thành bốc xếp, giúp giải phóng tàu nhanh, có điểm tập kết hàng hóa, giao thông kết nối tốt hơn để mở rộng hậu phương cho vận tải đường sắt. Với những giải pháp trên sẽ giúp cho chi phí vận chuyển giảm xuống, từng bước thu hút khách hàng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
Đầu tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh Bộ Giao thông Vận tải cần lưu ý tập trung các dự án đường sắt quan trọng đã được Quốc hội thông qua phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng. Đồng thời, triển khai thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt trong các giai đoạn tới theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh năm 2015).
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, để phát triển ngành đường sắt, Bộ dự kiến triển khai đồng loạt nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách. Trong đó có giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, huy động nguồn vốn cho ngành này. Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực về công nghệ đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt điện khí hóa. Đồng thời xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia trong hoạt động đường sắt. Rà soát, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo…
Năm 2019, ngành đường sắt cũng xác định là năm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và là năm tập trung cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện một cách tích cực nhiều mặt của ngành đường sắt… Hy vọng rằng, với nhiều cải tiến, sáng tạo, cùng sự nỗ lực và quyết tâm đổi mới để phát triển, vận tải đường sắt sẽ thu được những kết quả tích cực, thu hút nhiều hành khách trở lại với phương tiện này./.
Ngoài ra, hệ thống đường sắt ở nước ta hiện chưa tham gia sâu rộng vào dịch vụ logistics. Sự phối hợp phát triển vận tải đa phương thức và phát triển các dịch vụ logistics gắn với hệ thống đường sắt hầu như chưa có, điều này càng làm cho vận tải đường sắt kém hấp dẫn và ngày càng mất đi thị phần. Theo tính toán, mặc dù cước vận tải đường sắt trên đường ray thấp hơn nhiều so với đường bộ cùng cự ly vận chuyển, nhưng cước vận tải từ ga đi tới ga đến lại tương đương, thậm chí cao hơn một số tuyến do chi phí tại hai đầu tương đối lớn. Cùng với đó, thời gian chạy tàu dài, giá cước chưa thực sự linh hoạt theo biến động thị trường, còn nhiều đầu mối… cũng là những lý do khiến khách hàng từ chối lựa chọn sử dụng phương tiện vận tải đường sắt.
Những năm qua, mặc dù nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển lớn, lượng khách du lịch cũng tăng cao… song so với các loại hình vận tải khác, ngành đường sắt lại đang có những dấu hiệu bị tụt lùi. Theo số liệu của VNR, nếu khối lượng vận chuyển của đường sắt năm 1995 chiếm 11,7% tổng lượng luân chuyển hành khách và chiếm 7,9% tổng lượng luân chuyển hàng hóa toàn ngành giao thông vận tải thì năm 2018, thị phần đường sắt cả hàng hóa và hành khách chỉ chiếm dưới 1%. Số liệu sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của VNR cũng cho thấy, trong 6 tháng qua, các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu của Tổng Công ty đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém của đường sắt Việt Nam hiện nay một mặt là do công nghệ quá lạc hậu, nhưng mặt khác là do đường sắt Việt Nam không được kết nối với các phương thức vận tải khác để khai thác các lợi thế của đường sắt, hơn nữa các ga đường sắt quốc gia hiện cũng chưa có sự kết nối với các bến xe, xe buýt, các tuyến đường gom… làm cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách kém hấp dẫn, chi phí cao, gây lãng phí, bất tiện với hành khách đến với đường sắt. Vận tải đường sắt cũng là phương tiện không có nhiều lợi thế trong khi các tuyến ngắn không so được với đường bộ, còn đường dài cũng không cạnh tranh được với vận tải hàng không giá rẻ.
Một nguyên nhân khác là mặc dù doanh thu và thị phần vận tải của ngành đường sắt giảm suốt 10 năm qua, nhưng hoạt động kinh doanh ngoài vận tải như kinh doanh khu vực nhà ga, bãi hàng, kho hàng, du lịch, dịch vụ, cửa hàng bán lẻ… thông qua các trung tâm logistics kinh doanh trên dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam lại không được quan tâm, đầu tư phát triển. Chủ yếu vẫn là các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát và manh mún.
Ngoài ra, các yếu tố về thời tiết khắc nghiệt, bão, lũ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng đường sắt; hệ thống văn bản dưới luật (Luật Đường sắt 2017) chưa được hoàn thiện. Các dự án hạ tầng đường sắt hiện còn vướng nhiều thủ tục, quy định, chưa được triển khai đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành đường sắt. Bên cạnh đó, với phương thức kinh doanh theo tư duy cũ kéo dài cũng đang làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành đường sắt ngày càng yếu kém so với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình vận tải tư nhân khác, nhất là trình độ, kỹ năng quản trị kinh doanh còn hạn chế, các ứng dụng về CNTT trong hoạt động, vận hành của hệ thống đường sắt còn manh mún, nhỏ lẻ…
Và những nỗ lực đổi mới để phát triển
Với hiện trạng đầy khó khăn và thách thức trong nội tại, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình vận tải khác, cùng sự hội nhập, phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, ngành đường sắt Việt Nam nhận định việc hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Ngành thời gian tới sẽ khó có thể đạt được. Tuy vậy, bài toán làm thế nào để đường sắt Việt Nam có thể bứt phá, tận dụng được lợi thế, khắc phục các mặt còn hạn chế để chuyển mình đang được Chính phủ, các cấp, ngành đặc biệt quan tâm và tìm hướng giải quyết.
Nhận thức được những ưu điểm vượt trội của vận tải đường sắt, như: Tính an toàn, thuận lợi, khả năng vận chuyển hàng hóa lớn, cũng như tầm quan trọng trong việc cần phải duy trì, phát triển hệ thống đường sắt là một trong những phương tiện nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội cả nước… Ngành đường sắt Việt Nam đang từng bước phát huy các thế mạnh, đồng thời nhìn thẳng vào những nhược điểm, tồn tại để đưa ra những giải pháp phát triển. Theo đó, thời gian gần đây, ngành đường sắt đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối với hành khách sử dụng vận tải đường sắt thông qua nhiều hình thức, cụ thể như: Hiện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã thuê đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp tại các nhà ga với quy trình vệ sinh được niêm yết, thực hiện chặt chẽ, qua đó bước đầu đã có sự cải thiện rõ rệt. Thêm nữa, Ngành đã tổ chức đa dạng hóa dịch vụ bán vé, như: Bán vé sớm, bán vé có đổi và bán vé linh hoạt. Mặt khác, ngành đường sắt đang từng bước tổ chức vận tải đa phương thức. Khi đó hành khách có thể di chuyển từ Hà Nội đến Cửa Lò hoặc từ Hà Nội lên thẳng Sa Pa, thay vì chỉ đến ga Vinh hoặc ga Lào Cai như trước đây. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho hành khách khi xuống ga có thể di chuyển tới điểm cần đến.
Để đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, Ngành cũng đang tiến hành đóng hàng loạt tàu mới thay thế những đoàn tàu lạc hậu từ 20-30 năm trước. VNR cho biết, hiện Ngành đang có dự án đầu tư 100 đầu máy mới nâng cao năng lực sức kéo và giảm chi phí nhiên liệu so với việc sử dụng các đầu máy cũ hiện nay… Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, Ngành đã đưa vào hoạt động 02 đoàn tàu mới chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang và dự kiến từ nay đến cuối năm 2019 sẽ hoàn thành thêm 04 đoàn chạy tuyến Hà Nội đi Vinh và Lào Cai. Ngành cũng đang tiến hành cải tạo chất lượng nhà ga, đồng thời có kế hoạch lắp các cổng soát vé điện tử tại các ga lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, do xác định khó có thể cạnh tranh tuyến dài Bắc-Nam với hàng không nên Ngành đã tập trung vào các phân khúc ngắn, hiệu quả như Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang hay Hà Nội-Vinh. Đây là những tuyến ngắn, mang lại hiệu quả cao trong thu hút sự tham gia của hành khách sử dụng loại hình vận tải đường sắt với những toa tàu hiện đại, chạy trong những khung giờ đẹp…
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải, không ngừng đáp ứng các nhu cầu của hành khách, ngành đường sắt thời gian qua đã ký kết với các hiệp hội du lịch, đơn vị lữ hành để đưa ra những tour du lịch bằng đường sắt hấp dẫn. Đây chính là những bước đi cụ thể để vận tải đường sắt hướng tới kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch. Đồng thời, ngành đường sắt cung cấp giá vé theo từng thời điểm có tính cạnh tranh nhất với các phương tiện khác. Các công ty lữ hành tham gia chương trình kích cầu du lịch bằng tàu hỏa được hưởng các chính sách ưu đãi như: Được hỗ trợ về giá, chỗ và các phát sinh khác theo đúng quy định của chương trình để phục vụ khách du lịch, được quảng cáo, giới thiệu tour du lịch khuyến mãi để thu hút khách hàng… Những tín hiệu tích cực từ sự kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và ngành đường sắt đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với ngành đường sắt.
Đặc biệt, thời gian tới, nhằm khắc phục và hạn chế những vụ tai nạn giao thông đường sắt đáng tiếc, Ngành dự kiến sẽ lắp toàn bộ hệ thống thiết bị định vị GPS trên tất cả các đầu máy, một mặt kiểm soát quá trình vận hành của đầu máy đồng thời cũng sẽ giúp kiểm soát toàn bộ các đường ngang có gác chắn và có lắp camera để từ đó tích hợp lên trên đầu máy. Khi đó người lái tàu sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát mức độ an toàn khi qua các đường ngang.
Ngoài ra, để gia tăng lượng hàng hóa vận chuyển thông qua vận tải đường sắt, VNR đã hợp tác với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tiến tới sẽ triển khai xây dựng hai cảng cạn (ICD) là Sóng Thần và Đông Anh. Ngoài ra, VNR cũng đầu tư phương tiện bốc xếp hiện đại để giảm thời gian, giá thành bốc xếp, giúp giải phóng tàu nhanh, có điểm tập kết hàng hóa, giao thông kết nối tốt hơn để mở rộng hậu phương cho vận tải đường sắt. Với những giải pháp trên sẽ giúp cho chi phí vận chuyển giảm xuống, từng bước thu hút khách hàng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
Đầu tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh Bộ Giao thông Vận tải cần lưu ý tập trung các dự án đường sắt quan trọng đã được Quốc hội thông qua phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng. Đồng thời, triển khai thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt trong các giai đoạn tới theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh năm 2015).
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, để phát triển ngành đường sắt, Bộ dự kiến triển khai đồng loạt nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách. Trong đó có giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, huy động nguồn vốn cho ngành này. Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực về công nghệ đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt điện khí hóa. Đồng thời xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia trong hoạt động đường sắt. Rà soát, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo…
Năm 2019, ngành đường sắt cũng xác định là năm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và là năm tập trung cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện một cách tích cực nhiều mặt của ngành đường sắt… Hy vọng rằng, với nhiều cải tiến, sáng tạo, cùng sự nỗ lực và quyết tâm đổi mới để phát triển, vận tải đường sắt sẽ thu được những kết quả tích cực, thu hút nhiều hành khách trở lại với phương tiện này./.
ThS. Trần Thị Anh
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội