1/Hơn 40 năm vẫn nguyên một địa chỉ, sạp báo giấy của bà Tô Thị Tuyết Trinh đã in sâu vào ký ức của nhiều thế hệ người dân trên phố Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sạp báo là gia tài do bố mẹ bà để lại, nên khi về hưu bà Trinh tiếp quản và kinh doanh đến tận bây giờ. Trước đây, sạp báo của bà rộng rãi, không chỉ có báo in số ra hằng ngày mà còn bày đa dạng báo tuần, báo tháng, tạp san, tạp chí… Nhưng hiện tại, sạp báo chỉ còn lại vỏn vẹn chừng 2 m2 do phải nhường lại không gian để con trai bà kinh doanh cafe, còn bà cũng bán kèm văn phòng phẩm để có thêm thu nhập. Mỗi ngày bà Trinh bán trung bình khoảng 100 tờ báo, hôm nào bán được nhiều thì cũng chỉ hơn 100 tờ. Khách đến mua báo chủ yếu là khách quen lâu năm, thỉnh thoảng có người ở xa vẫn nhớ, tìm đến hỏi thăm và mua báo khiến chủ sạp báo cũng nhớ. Thu nhập từ việc bán báo bấp bênh, không đủ trang trải nhưng bà Trinh vẫn quyết tâm giữ “tài sản gia truyền”, phần vì niềm vui tinh thần lớn, phần vì sắp ở ngưỡng tuổi xưa nay hiếm, muốn thay đổi cũng khó.
Đã quen với nếp cũ, thay vì chờ báo giao đến tận cửa, sáng nào bà cũng dậy từ 5 giờ 30 phút để đến địa điểm tập kết báo ở gần hồ Gươm và qua nhà in lấy báo về bán, đến 2 giờ chiều là nghỉ. Những khi rảnh rỗi, bà sắp xếp lại gian hàng và đọc báo, nắm bắt thông tin để bán đúng nhu cầu khách hàng cần.
Anh Phán đã gắn bó nhiều năm với sạp báo. |
2/Còn anh Đặng Hữu Phán, đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề bán báo. Sạp báo đầu tiên của anh có địa chỉ ở phía trước tòa soạn Báo Nhân Dân trên phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Khi ấy, ở đây có tận 3 sạp báo liền kề nhau, sạp báo của anh rộng khoảng 10 m2. Mỗi buổi sáng anh dậy từ 5 giờ 30 phút để chuẩn bị mở hàng. Từ sớm người đến mua báo tấp nập, họ vừa ăn sáng, uống cafe vừa đọc báo, nhiều người còn mua báo mang lên hồ Gươm để đọc, tạo nên nét văn hóa riêng của người Hà Nội.
Nhớ về ngày xưa, thời “hoàng kim” của báo in, bà Trinh tự hào kể, mẹ bà là cán bộ cách mạng, làm công tác giao liên nên sau cách mạng cụ được phân về bưu điện tại nội thành công tác. Khi về hưu cụ bán báo, sạp báo của cụ chỉ là cái bàn nhỏ đơn sơ đặt trên vỉa hè nhưng báo bán rất chạy, người dân phải xếp hàng để mua báo. Thời đó, ở Hà Nội chỉ mới xuất bản 3 tờ, mỗi tuần mới có một số báo. Có hôm cụ bán hết từ sớm nên buổi trưa bà Trinh lại đi lấy báo về cho cụ bán, bà chở mỗi bên xe đạp là 500 tờ, còn trên ghi đông để 1.000 tờ. Mỗi tờ báo bán với giá 5 xu đến 7 xu, có tuần cụ bán lên tới 5.000 tờ báo, bán chạy nhất là tờ Tiền Phong. Trải qua nhiều thăng trầm, những ký ức ấy vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ và “nuôi” bà sống với nghề đến tận bây giờ.
Giá một tờ báo khi ấy rẻ nhưng bán được số lượng lớn nên thu nhập của người bán báo ổn định. Cách đây mấy năm, anh Phán chuyển sạp báo về số 1 Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), diện tích sạp báo thu nhỏ lại chỉ còn 3 m2. Người mua báo in những năm gần đây thưa thớt, cả ngày anh chỉ bán được khoảng 100 tờ, chủ yếu bán cho khách quen và người lớn tuổi. Để có thêm thu nhập anh Phán còn bán kèm lịch, sim, thẻ điện thoại. Anh từng nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác, nhưng nghề bán báo đã gắn bó với anh nhiều năm liền và niềm vui nghề mang lại là động lực giúp anh giữ nghề “Khi rảnh rỗi, tôi thường ngồi đọc báo và trò chuyện với người mua báo, niềm vui đó khiến tôi không muốn thay đổi, dù thu nhập từ công việc này không đáng kể”, anh Phán chia sẻ.
3/Sạp báo giản dị của chị Oanh, tại số 11, Phan Huy Chú cũng là một trong số những sạp báo hiếm hoi còn sót lại. Sạp báo đơn sơ được chị tạo nên từ một tấm gỗ mỏng, đặt trên ghế nhựa tại một góc vỉa hè, nhưng đã có tuổi đời hơn 30 năm. Nhà cách xa sạp báo, mỗi sáng chị Oanh đều dậy sớm để chuẩn bị bày hàng. Trước đây, chị bán từ sáng sớm đến chiều tối, nhưng nay chỉ còn bán đến trưa là nghỉ. Chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong nhu cầu của người đọc báo, những người bán báo như chị Oanh không khỏi chạnh lòng, nhưng chị vẫn vô tư giữ nghề bởi: “Đã gắn bó với nghề bán báo lâu rồi, nên cứ muốn tiếp tục mãi thôi. Tôi không muốn thay đổi dù thu nhập chẳng được mấy”.
Đã “trót” yêu nghề, yêu niềm vui của nghề bán báo mang lại và muốn giữ gìn những sạp báo truyền thống mang đậm nét văn hóa của Hà Nội. Nhờ có những sạp báo còn lại, không chỉ văn hóa đọc báo giấy của người Hà Nội được lưu giữ mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về nét văn hóa đặc sắc này.