Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình, huyện Nho Quan có địa hình khá đa dạng được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng chiêm trũng và vùng đồng bằng bán sơn địa. Nơi đây còn được mệnh danh là “Miền đất cổ” với lịch sử danh xưng 160 năm (1862-2022) với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Động Vân Trình, hang Bụt, Động Thiên Hà, Hồ Đồng Chương; Suối nước khoáng Cúc Phương… Phát huy những thế mạnh này, huyện Nho Quan chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững theo lợi thế của từng địa phương.
Hội Nông dân xã Đồng Phong, huyện Nho Quan hướng dẫn bà con trồng ổi theo hướng
an toàn để xây dựng thành sản phẩm OCOP
Nho Quan đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất; xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết thị trường tiêu thụ; đồng thời, chú trọng nâng cao giá trị gắn với việc phát triển các nhóm cây trồng chủ lực.
Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nhóm cây trồng chủ lực như: Vùng sản xuất lúa/gạo ở hầu hết các xã vùng bán sơn địa (vùng ven) và vùng chiêm trũng của huyện, diện tích từ 10.000-11.000 ha/năm, sản lượng trên 70.000 tấn/năm; vùng sản xuất cây Na (Na rải vụ) tập trung tại xã Phú Long, quy mô từ 45-100 ha, sản lượng 297-660 tấn/năm; vùng sản xuất cây Dứa chủ yếu tập trung tại xã Phú Long, quy mô khoảng hơn 800 ha sản lượng 29.104 tấn/năm; vùng sản xuất cây Mía, chủ yếu tập trung tại các xã Kỳ Phú, Phú Long, Cúc Phương, quy mô khoảng từ 300 ha - 800 ha, sản lượng từ 13.000-52.000 tấn/năm; vùng sản xuất cây dược liệu (Trà hoa vàng), tập trung chủ yếu tại các xã (Gia Lâm, Cúc Phương), quy mô khoảng từ 30-40 ha, sản lượng 150-250 kg hoa khô/năm; vùng sản xuất rau - củ - quả an toàn, tập trung tại các xã (Lạng Phong, Đồng Phong, Phú Sơn, Sơn Lai,….), quy mô từ 10-30ha, sản lượng164-494 tấn/năm.
Các vùng sản xuất nhóm cây trồng đặc sản của địa phương cũng được hình thành đó là: Vùng sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao (Nếp Hạt cau) tập trung tại các xã (Kỳ Phú, Thanh Lạc, Quỳnh Lưu,…), quy mô từ 50-100 ha, sản lượng từ 305-610 tấn/năm; vùng sản xuất cầy Bùi Kỳ Lão tại xã Kỳ Phú, quy mô từ 15-30 ha (có 01 ha đã cho thu hoạch, sản lượng 20 tấn/năm).
Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nhóm cây trồng chủ lực như: Vùng sản xuất lúa/gạo ở hầu hết các xã vùng bán sơn địa (vùng ven) và vùng chiêm trũng của huyện, diện tích từ 10.000-11.000 ha/năm, sản lượng trên 70.000 tấn/năm; vùng sản xuất cây Na (Na rải vụ) tập trung tại xã Phú Long, quy mô từ 45-100 ha, sản lượng 297-660 tấn/năm; vùng sản xuất cây Dứa chủ yếu tập trung tại xã Phú Long, quy mô khoảng hơn 800 ha sản lượng 29.104 tấn/năm; vùng sản xuất cây Mía, chủ yếu tập trung tại các xã Kỳ Phú, Phú Long, Cúc Phương, quy mô khoảng từ 300 ha - 800 ha, sản lượng từ 13.000-52.000 tấn/năm; vùng sản xuất cây dược liệu (Trà hoa vàng), tập trung chủ yếu tại các xã (Gia Lâm, Cúc Phương), quy mô khoảng từ 30-40 ha, sản lượng 150-250 kg hoa khô/năm; vùng sản xuất rau - củ - quả an toàn, tập trung tại các xã (Lạng Phong, Đồng Phong, Phú Sơn, Sơn Lai,….), quy mô từ 10-30ha, sản lượng164-494 tấn/năm.
Các vùng sản xuất nhóm cây trồng đặc sản của địa phương cũng được hình thành đó là: Vùng sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao (Nếp Hạt cau) tập trung tại các xã (Kỳ Phú, Thanh Lạc, Quỳnh Lưu,…), quy mô từ 50-100 ha, sản lượng từ 305-610 tấn/năm; vùng sản xuất cầy Bùi Kỳ Lão tại xã Kỳ Phú, quy mô từ 15-30 ha (có 01 ha đã cho thu hoạch, sản lượng 20 tấn/năm).
Đại diện Công ty Dược liệu Vũ Gia giới thiệu chương trình bảo tồn, nghiên cứu
phát triển sản phẩm và xây dựng chuỗi giá trị Trà hoa vàng Cúc Phương
Lĩnh vực lâm nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Dổi xanh, Quế, Lát hoa, Sưa đỏ...; mô hình trồng rừng kết hợp với trồng xen canh cây dược liệu dưới tán hoặc phát triển con nuôi đặc sản như: Ong mật, gà thả đồi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5-2 lần so với phương thức sản xuất cũ. Phong trào cải tạo vườn tạp, nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại đồi rừng được đẩy mạnh, nhất là các mô hình nông, lâm kết hợp (VAC). Đặc biệt, đã hình thành vùng sản xuất cây Bùi Kỳ Lão tại xã Kỳ Phú, quy mô từ 15-30 ha (có 01 ha cho thu hoạch, sản lượng 20 tấn/năm).
Nhờ đó, diện tích gieo trồng hằng năm của Huyện ổn định trên 17.400 ha, cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực năm 2021, 2022 đều vượt mục tiêu đề ra (70.000 tấn/năm): Năm 2021 đạt 74.457 tấn; năm 2022 đạt 73.148 tấn; 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 53.825,4 tấn; ước năm 2023 đạt 73.000 tấn. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2021 đạt 105 triệu đồng, năm 2022 đạt 112,3 triệu đồng, năm 2023 ước đạt 120 triệu đồng.
Nhờ đó, diện tích gieo trồng hằng năm của Huyện ổn định trên 17.400 ha, cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực năm 2021, 2022 đều vượt mục tiêu đề ra (70.000 tấn/năm): Năm 2021 đạt 74.457 tấn; năm 2022 đạt 73.148 tấn; 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 53.825,4 tấn; ước năm 2023 đạt 73.000 tấn. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2021 đạt 105 triệu đồng, năm 2022 đạt 112,3 triệu đồng, năm 2023 ước đạt 120 triệu đồng.
Máy gặt giúp nông dân huyện Nho Quan thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa chín.
Chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao giá trị. Phương thức chăn nuôi truyền thống đang được chuyển dần sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với đàn gia súc, gia cầm chủ lực như trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt. Các vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao gắn với thế mạnh của từng địa phương tiếp tục được Huyện chỉ đạo nhân rộng theo mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Hình thành các khu, tiểu vùng, vùng chăn nuôi đặc sản vùng miền có giá trị kinh tế cao, nổi bật như: Nuôi Hươu sao tại xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, quy mô khoảng 2.000 - 2.500 con, cho thu nhập từ 20 - 25 triêu đồng/con/năm; nuôi Ong mật tại các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Xích Thổ, Thạch Bình... quy mô trung bình từ 1.500 - 2.000 tổ, cho thu nhập ổn định từ 2- 2,5 triệu đồng/tổ/năm… Do vậy, hằng năm, tổng đàn trâu, bò của Huyện được duy trì trên 20.000 con; đàn gia cầm trên 1.300.000 con; đàn lợn trên 90.000 con; đàn dê 9.450 con; đàn hươu 1.750 con; đàn ong 9.780 tổ...; sản lượng thịt đạt trên 16.700 tấn, trứng 27 triệu quả.
Ngoài ra, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước và vùng trũng để nuôi trồng thủy sản. Năm 2022, toàn huyện có 3.885 ha nuôi thuỷ sản (ao, hồ đầm và diện tích lúa - cá); sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt gần 10.000 tấn; dự kiến đến năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 3.900 ha.
Ngoài ra, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước và vùng trũng để nuôi trồng thủy sản. Năm 2022, toàn huyện có 3.885 ha nuôi thuỷ sản (ao, hồ đầm và diện tích lúa - cá); sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt gần 10.000 tấn; dự kiến đến năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 3.900 ha.
Xã Đồng Phong - xã đầu tiên của Huyện hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020
Thực hiện Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, Nho Quan đã tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tính từ năm 2020 đến tháng 7/2023, toàn huyện có 16 sản phẩm OCOP (8 sản phẩm đạt 4 sao; 08 sản phẩm đạt 3 sao). Cụ thể: Năm 2020, huyện Nho Quan có 04 sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh (Sản phẩm Trà hoa vàng; Trà hoa vàng Mạn Hảo; Cao Đinh lăng bột; sản phẩm Cơm cháy chà bông-vừng Xích Thổ). Năm 2021 có 03 sản phẩm đạt sao cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao là Na Phú Long và 02 sản phẩm 3 sao là sản phẩm Trà hoa thảo mộc Cita herb Cúc Phương và sản phẩm Bình gốm cắm hoa Gia Thủy. Năm 2022, có 5 sản phẩm đạt sao cấp tỉnh trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao (Mật ong Cúc Phương, Trà hoa vàng Vũ Gia, Trà hoa vàng Cúc Phương) và 2 sản phẩm đạt 3 sao (Ruốc Tằm Văn Phong và Ổi Đồng Phong). Năm 2023, đến 6 tháng đầu năm có 4 sản phẩm đạt hạng 3 sao cấp huyện, đó là: Trà túi lọc dây thìa canh; Bột Sâm Tiến Vương; Rượu Chuối hột và Rượu nếp Hạt cau Đồng Chương. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2023, Nho Quan sẽ chuẩn hóa 10 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên.
Du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương điểm đến hấp dẫn du khách
Diện mạo nông thôn cũng được đổi mới khởi sắc, các chỉ tiêu Nông thôn mới (NTM) đều đạt và vượt so với kế hoạch của huyện và của tỉnh giao. Ngày 02/6/2022, huyện Nho Quan đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 673/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Trong đó có 02 xã đã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Đồng Phong, Văn Phong), 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Xích Thổ, Lạng Phong, Gia Thủy), 53 khu dân cư NTM kiểu mẫu. Dự kiến đến hết năm 2023: Có thêm 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Gia Tường, Lạc Vân, Văn Phương, Phú Lộc, Cúc Phương), 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Gia Thủy); xét, công nhận ít nhất 17 thôn kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao lên 7 xã, 3 xã NTM kiểu mẫu và 58 thôn NTM kiểu mẫu.
Đến nay toàn huyện đã triển khai xây dựng, nâng cấp được 2.398 tuyến đường, với tổng chiều dài 456km đường giao thông; cứng hóa 185km đường trục chính nội đồng; 100% số xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% số thôn, xóm có đường ngõ, xóm bằng bê tông hoặc cứng hóa; đường giao thông trục chính nội đồng cơ bản được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh; hạ tầng kỹ thuật cơ bản đồng bộ; trường học các cấp đã được nâng cấp, xây mới, toàn huyện có 1.338/1.372 phòng học kiên cố đạt trên 97,5%; 100% các xã có nhà văn hóa, công trình thể thao xã, thôn đã được sửa chữa, xây mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chí... Sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, hợp lý, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng gia tăng. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2022 đạt 56,6 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 3,54% (Khu vực nông thôn 3,58%).
Đến nay toàn huyện đã triển khai xây dựng, nâng cấp được 2.398 tuyến đường, với tổng chiều dài 456km đường giao thông; cứng hóa 185km đường trục chính nội đồng; 100% số xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% số thôn, xóm có đường ngõ, xóm bằng bê tông hoặc cứng hóa; đường giao thông trục chính nội đồng cơ bản được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh; hạ tầng kỹ thuật cơ bản đồng bộ; trường học các cấp đã được nâng cấp, xây mới, toàn huyện có 1.338/1.372 phòng học kiên cố đạt trên 97,5%; 100% các xã có nhà văn hóa, công trình thể thao xã, thôn đã được sửa chữa, xây mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chí... Sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, hợp lý, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng gia tăng. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2022 đạt 56,6 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 3,54% (Khu vực nông thôn 3,58%).
Du lịch Hồ Đồng Chương tại huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình
Trong thời gian tới, Nho Quan tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với lợi thế từng tiểu vùng sinh thái, theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP của huyện; gắn kết sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái cảnh quan, trải nghiệm và du lịch cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn cho các hộ dân chuyển dần sang hướng chăn nuôi an toàn sinh học; đẩy mạnh chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp thâm canh, tăng giá trị sản phẩm; khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, diện tích lúa vùng trũng. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 140 triệu đồng/năm. Thực hiện tốt kế hoạch trồng một tỷ cây xanh theo kế hoạch./.
Trọng Nghĩa