Tỉnh Cao Bằng hiện có 1.462 thôn, bản của 161 xã thuộc 10 huyện, thành phố đang thụ hưởng chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). So với mặt bằng chung, vùng đồng bào DTTS&MN xuất phát điểm kinh tế còn thấp; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, chưa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn; trình độ dân trí của một số vùng trên địa bàn khá thấp, chênh lệch mức thu nhập giữa các dân tộc trong vùng còn lớn…. Nhằm từng bước thu hẹp khoảng các giữa các vùng, miền, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhiều Chương trình, dự án cho vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.
Đồng bào Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo lạc được hỗ trợ khung cửi dệt vải thổ cẩm
truyền thống
Được thụ hưởng các chính sách từ Chương trình MTQG, Cao Bằng đã tích cực, nỗ lực triển khai thực hiện chương trình tại địa bàn và đạt được kết quả rất đáng khích lệ, góp phần quan trọng giúp đồng bào vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống để thoát khỏi đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoàn thành 12/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023: Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn ước tăng 2,24%; GRDP bình quân đầu người đạt 41,5 triệu đồng; Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên 1 đơn vị diện tích (ha) đạt 46 triệu đồng; Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 4,23%, vượt 0,23 điểm phần trăm so với kế hoạch; Tăng thêm 05 xã điểm đạt từ 17-18 tiêu chí nông thôn mới…
Cán bộ xã Trường Hà, huyện Hà Quảng hướng dẫn người dân chăm sóc vật nuôi
Năm 2023, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I (2021-2025) Tỉnh tiếp tục thực hiện 10 dự án, 13 tiểu dự án và 15 nội dung và giải ngân được 1.237.363 triệu đồng/1.950.689 triệu đồng, bằng 63,4 % kế hoạch (vốn đầu tư là 1.073.003 triệu đồng và vốn sự nghiệp là 877.686 triệu đồng). Đáng chú ý, đã thực hiện giải ngân cho dự án Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 99.605 triệu đồng; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết 39.671 triệu đồng; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị 267.375 triệu đồng; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc 598.981 triệu đồng; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 133.825 triệu đồng…
Trong năm 2023, đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.661/6.269 hộ và đầu tư 45/86 công trình nước sinh hoạt tập trung; Thực hiện 11 dự án bố trí lại dân cư cho các đối tượng di dân vùng thiên tai và vùng biên giới; Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 62.538,41 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng đối với quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là 250.131,14 ha; trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng là 11.618,6 tấn; đã thẩm định được 30 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (04 dự án cấp tỉnh và 26 dự án cấp huyện); 34 công trình nước sinh hoạt; 543 công trình đường giao thông; 80 công trình mương thủy lợi; 10 công trình chợ xã; 10 công trình trạm y tế xã; 3 công trình trường học; 33 nhà văn hóa xóm, sân thể thao; 9 công trình điện sinh hoạt và 18 công trình giao thông kết nối…
Ông Bế Văn Hùng ,Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng và Đoàn công tác kiểm tra công trình
đường nông thôn xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cũng đạt được kết quả rất khả quan: 17 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới được duy trì, có 08 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 46 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 64 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và có 04 xã dưới 05 tiêu chí. Bình quân tiêu chí toàn Tỉnh 10,9 tiêu chí/xã. Chương trình mỗi xã một sản phẩm được phát huy và nhân rộng trên địa bàn giúp gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Tính đến 31/8/2023, toàn Tỉnh có 97 sản phẩm OCOP (9 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 88 sản phẩm đạt OCOP 3 sao) thuộc 5 nhóm sản phẩm, gồm: 77 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 10 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 3 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, 4 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; có 67 chủ thể, gồm: 22 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác, 14 doanh nghiệp, 30 hộ sản xuất kinh doanh. Năm 2023, cao Bằng cũng ghi dấu ấn bằng việc tổ chức thành công Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng thu hút các tỉnh khác tham dự với 140 gian hàng OCOP.
Người Mông đen thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An duy trì và phát huy
nghề thêu trang phục truyền thống
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực. Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thực hiện, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, có mức sống trung bình; các hội nghị truyền thông giảm nghèo và học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh;… Nhờ đó, các huyện, thành phố thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 đảm bảo đúng kế hoạch, chất lượng. Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 183 công trình, duy tu bảo dưỡng 64 công trình; xây dựng kế hoạch triển khai 129 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Số hộ có điện lưới Quốc gia là 122.620/130.135 hộ, đạt 93,95%; trong đó, số hộ nông thôn có điện lưới Quốc gia 87.089/94.944 hộ, đạt 91,73%. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Dự án xây dựng mới 720 hệ thống pin mặt trời, cấp điện cho 720 hộ thuộc 12 xã của 04 huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm và Hạ Lang, với tổng mức đầu tư 58.824 triệu đồng…
Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giải quyết việc làm được chú trọng, tính đến hết tháng 10/2023, đã tuyển mới đào tạo nghề trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên được 6.000 người; tư vấn chính sách lao động, việc làm cho 7.888 lao động. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 216 lao động; số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm 4.510 người; số lao động được giới thiệu, cung ứng qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh 428 lao động; số người tham gia BHXH 51.066 người, bằng 73,5% kế hoạch; số người tham gia BHTN 26.891 người, bằng 92,04% kế hoạch. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến chính sách việc làm, thông tin thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại các huyện: Nguyên Bình, Hà Quảng, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Bảo Lạc, Bảo Lâm, đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1760 lao động; tổ chức 2 ngày hội việc làm cho 500 học sinh khối 11 và 12 trường Trung học Phổ thông huyện Nguyên Bình, Trùng Khánh.
Các lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng
Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với đồng bào cũng luôn là vấn đề được Tỉnh quan tâm hàng đầu. Năm 2023, Tỉnh đã thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho 29.857 đối tượng tại cộng đồng; hỗ trợ mai táng phí cho 376 đối tượng; trợ cấp đột xuất cho 19 trường hợp; thực hiện cấp phát 1.575,81 tấn gạo cứu đói Tết Nguyên đán và cứu đói giáp hạt cho 25.713 hộ, với 105.054 khẩu. Tổ chức khám sàng lọc cho các đối tượng khuyết tật có nhu cầu khám và phẫu thuật phục hồi chức năng tại 03 cụm huyện Quảng Hòa, Bảo Lâm, thành phố Cao Bằng. Giải quyết cho 7.384 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi; cấp trên 338.000 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội; hỗ trợ tiền điện cho trên 49.730 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; hỗ trợ làm nhà cho 2.891 hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các điển hình tiến tiến người có uy tín trong dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng được tôn vinh
Để Chương trình MTQG ngày càng phát huy hiệu quả, tỉnh Cao Bằng đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các địa phương triển khai các Dự án, tiểu Dự án của các Chương trình MTQG đúng theo tinh thần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình mang tính đột phá của địa phương, nhằm giải quyết cơ bản những khó khăn tại các huyện nghèo; tập trung thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nghiên cứu xây dựng các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả; thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, dự án của chương trình./.
Bế Văn Hùng
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng