6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 cao thứ 7/11 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và 16/63 tỉnh trong cả nước.
6 tháng đầu năm 2024, GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước tính đạt 33.657 tỷ đồng, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 7.057 tỷ đồng, tăng 1,82% so với cùng kỳ, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 14.513 tỷ đồng, tăng 14,05% so với cùng kỳ, đóng góp 5,74 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: Ngành công nghiệp tăng 17,42% (đóng góp 4,99 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 6,15%; Khu vực dịch vụ ướcđạt 9.909 tỷ đồng, tăng 5,98% so với cùng kỳ, đóng góp 1,79 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,34%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình ước 6 tháng đầu năm 2024 (theo giá hiện hành) như sau: Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,05%; ngành công nghiệp - Xây dựng chiếm 42,06%; ngành Dịch vụ chiếm 30,7%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,19%.
6 tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, sản xuất chăn nuôi cầm chừng do giá bán các sản phẩm chăn nuôi không ổn định trong khi chi phí đầu vào tăng do giá thức ăn chăn nuôi giữ ở mức cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và bà con nông dân, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng. Sản lượng gỗ khai thác 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.483 m3, tăng 0,3%; sản lượng củi khai thác ước đạt 5.037 ste, tăng 0,1%.
Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 135 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 55,7 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng ước đạt 79,3 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tính 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 11,8% so với năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 19,4%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 44,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,6%.
6 tháng đầu năm 2024, khu vực dịch vụ có mức tăng khá, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của tỉnh, do các hoạt động thương mại dịch vụ xu hướng tiêu dùng tăng, bên cạnh đó giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đã tác động tăng doanh thu tổng mức. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 39.141 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 34.300 tỷ đồng, chiếm 87,6% tổng mức và tăng 16,3% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.846 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng mức và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.994 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Hoạt động vận tải đạt mức tăng trưởng tích cực cả về vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa do nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa tăng. Tổng doanh thu hoạt động vận tải 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4.439 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó hoạt động vận tải hành khách tăng 17,8%; hoạt động vận tải hàng hóa tăng 7,5%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.200 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 7,5%, nhập khẩu tăng 6,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 382 triệu USD.
M??t s?? mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Giày dép các loại đạt 181 triệu USD, tăng 32,3%; xơ, sợi dệt các loại đạt 84 triệu USD, tăng 15,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 56 triệu USD, tăng 49,6%; sản phẩm từ sắt thép đạt 21 triệu USD, tăng 81,9%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 11 triệu USD, tăng 39,3%; hàng hóa khác đạt 250 triệu USD, tăng 24,3%…Theo thị trường xuất khẩu hàng hóa, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 708 triệu USD (chiếm 54,8%), tăng 12,4% so với cùng kỳ; tiếp đến là Châu Mỹ đạt 380 triệu USD (chiếm 29,4%), tăng 11,7%; Châu Âu đạt 139 triệu USD (chiếm 10,8%), tăng 23,7%.
M??t s?? mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong 6 tháng đầu năm nay: Vải các loại đạt 304 triệu USD, tăng 18,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 178 triệu USD, tăng 18,9%; phế liệu sắt thép 117 triệu USD, tăng 4,4%; xơ, sợi dệt các loại đạt 57 triệu USD, tăng 8,5%; bông các loại đạt 26 triệu USD, tăng 28,3%; hàng hóa khác 124 triệu USD, tăng 29,3%…Theo thị trường nhập khẩu hàng hóa, Châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 774 triệu USD (chiếm 85,2%), tăng 13,4% so với cùng kỳ; tiếp đến là Châu Âu đạt 37 triệu USD (chiếm 4,2%), Châu Mỹ đạt 36,6 triệu USD.
Tháng 6 toàn Tỉnh có khoảng 4.090 lao động có việc làm tăng thêm (trong đó: việc làm tại địa phương 2.700 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 890 lao động, đi làm việc ở nước ngoài 500 lao động), nâng tổng số lao động có việc làm tăng thêm 6 tháng đầu năm có 19.490 (đạt 56,5% so với kế hoạch năm, bằng 102% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: việc làm tại địa phương 13.590 lao động, đi làm việc ở tỉnh ngoài 4.110 lao động, đi làm việc ở nước ngoài 1.790 lao động. Tiếp nhận và chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của 162 đơn vị với 753 vị trí công việc. Cấp giấy phép lao động cho 529 lao động nước ngoài (trong đó: Cấp mới 419 lao động, cấp lại 32 lao động, gia hạn 78 lao động). Hướng dẫn 93 doanh nghiệp tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ0 cho 16.180 lao động; và 43 doanh nghiệp kiểm định, khai báo sử dụng 400 loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.../.
PV (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình)
ỨNG DỤNG Giải Trí Thể Thao SBO