Rừng ngập mặn được ví như “lá phổi xanh” không thể thiếu để bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Đây cũng là khu vực có giá trị cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những năm gần đây, trước những tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên như: Sóng, gió, bão… và các hoạt động xây dựng, khai thác, nuôi trồng thủy sản không được kiểm soát của con người đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng diện tích rừng ngập mặn trong cả nước, ảnh hưởng tiêu cực tới biến đổi khí hậu, hệ sinh thái. Trước thực trạng đó, để bảo vệ, tái sinh rừng ngập mặn, các cấp, ngành, địa phương có biển đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm chung tay bảo vệ, duy trì hệ sinh thái ven biển.
Rừng ngập mặn - “Lá chắn” bảo vệ vùng ven biển và nguy cơ suy giảm nghiêm trọng
Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn của Việt Nam có tại 600 xã của 130 huyện/thị thuộc 28 tỉnh thành có biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo đánh giá của các nhà khoa học, rừng ngập mặn ở nước ta đa dạng về số lượng và chủng loại, được phân bố từ Bắc đến Nam, theo 4 khu vực và 12 tiểu khu. Thực vật ở rừng ngập mặn chủ yếu là các loại cây có bộ rễ nơm, như: Đước, sú, vẹt, tràm, mắm, cùng các loài cỏ, cây bụi,… làm “bức tường” chắn sóng, giữ đất, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Đây cũng là nơi cư trú của các loài chim; vườn ươm cho các loài cá với hơn 80% các loại hải sản dành một phần đời để trú ngụ, là mái nhà bảo vệ sinh vật biển trước những hiểm nguy trong lòng đại dương. Đồng thời, rừng ngập mặn còn có tác dụng như “bộ lọc” hấp thu các chất độc hại trong nước, điều hòa khí hậu trong vùng, bảo vệ cuộc sống con người,…
Với vai trò là “bức tường xanh”, rừng ngập mặn cũng sẽ làm hạn chế thiệt hại trong sản xuất và đời sống người dân do thiên tai, bão lũ gây ra, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, hạn chế tình trạng mặn xâm nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản ổn định và bền vững thông qua việc chặn gió biển, cải tạo làm sạch môi trường.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy rừng ngập mặn ven biển vượt trội hơn so với hầu hết các khu rừng khác về khả năng lưu giữ carbon, giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách loại bỏ khí cacbonic khỏi tầng khí quyển, phần lớn được lưu trữ trong sinh khối. Mặt khác, nhờ có rừng ngập mặn nên nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên.
Mặc dù có vai trò quan trọng, là “lá phổi xanh” không thể thiếu để đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển, song hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang bị thu hẹp nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, năm 2019 diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam 256,3 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng 150,1 nghìn ha (trong đó: rừng tự nhiên: 54,7 nghìn ha, rừng trồng: 95,3 nghìn ha), diện tích chưa thành rừng 106,2 nghìn ha.
Rừng ngập mặn - “Lá chắn” bảo vệ vùng ven biển và nguy cơ suy giảm nghiêm trọng
Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn của Việt Nam có tại 600 xã của 130 huyện/thị thuộc 28 tỉnh thành có biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo đánh giá của các nhà khoa học, rừng ngập mặn ở nước ta đa dạng về số lượng và chủng loại, được phân bố từ Bắc đến Nam, theo 4 khu vực và 12 tiểu khu. Thực vật ở rừng ngập mặn chủ yếu là các loại cây có bộ rễ nơm, như: Đước, sú, vẹt, tràm, mắm, cùng các loài cỏ, cây bụi,… làm “bức tường” chắn sóng, giữ đất, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Đây cũng là nơi cư trú của các loài chim; vườn ươm cho các loài cá với hơn 80% các loại hải sản dành một phần đời để trú ngụ, là mái nhà bảo vệ sinh vật biển trước những hiểm nguy trong lòng đại dương. Đồng thời, rừng ngập mặn còn có tác dụng như “bộ lọc” hấp thu các chất độc hại trong nước, điều hòa khí hậu trong vùng, bảo vệ cuộc sống con người,…
Với vai trò là “bức tường xanh”, rừng ngập mặn cũng sẽ làm hạn chế thiệt hại trong sản xuất và đời sống người dân do thiên tai, bão lũ gây ra, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, hạn chế tình trạng mặn xâm nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản ổn định và bền vững thông qua việc chặn gió biển, cải tạo làm sạch môi trường.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy rừng ngập mặn ven biển vượt trội hơn so với hầu hết các khu rừng khác về khả năng lưu giữ carbon, giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách loại bỏ khí cacbonic khỏi tầng khí quyển, phần lớn được lưu trữ trong sinh khối. Mặt khác, nhờ có rừng ngập mặn nên nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên.
Mặc dù có vai trò quan trọng, là “lá phổi xanh” không thể thiếu để đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển, song hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang bị thu hẹp nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, năm 2019 diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam 256,3 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng 150,1 nghìn ha (trong đó: rừng tự nhiên: 54,7 nghìn ha, rừng trồng: 95,3 nghìn ha), diện tích chưa thành rừng 106,2 nghìn ha.
Ảnh minh họa
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mặc dù trong giai đoạn 2015 - 2017, cả nước đã thực hiện 88 dự án với kế hoạch trồng mới và trồng bổ sung, phục hồi trên 25 nghìn ha rừng, với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, do sinh kế người dân sống ven biển, gần các khu vực có rừng còn khó khăn, chưa bền vững và dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên dẫn đến các hoạt động phá rừng; nuôi trồng thủy sản tự phát; quảng canh; khai thác gỗ, củi rừng ngập mặn trái phép đã khiến cho diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, triều cường, sạt lở bờ biển, cửa sông làm mất rừng, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tại các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng,… đã gây thiệt hại một diện tích không nhỏ rừng ngập mặn ven biển.
Kết quả trồng mới và trồng phục hồi rừng ven biển đạt thấp; tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất quy hoạch cho trồng rừng ven biển sang mục đích khác, xâm lấn đất rừng để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và các hoạt động trái phép khác vẫn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả trồng rừng ven biển. Một số dự án trồng rừng ven biển triển khai thực hiện còn chậm; công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của một số địa phương chưa quyết liệt. Mặt khác, do ảnh hưởng của thiên tai như: Bão lốc, rét hại, lũ lụt, sinh vật hại,… đã làm chết nhiều diện tích rừng trồng tại các địa phương như: Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình… vốn là các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn phát triển.
Theo thống kê, ĐBSCL là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước, chiếm khoảng 62%. Tuy nhiên, nguồn vốn tự nhiên quan trọng này đã phải đối mặt với nhiều áp lực, dẫn đến sự suy giảm về độ che phủ và chất lượng. Trước năm 1975, sự suy giảm chủ yếu là do việc sử dụng chất độc da cam. Sau năm 1975, sự suy giảm rừng ngập mặn phần lớn là do sự phát triển nuôi trồng thủy sản, điển hình là nuôi tôm và xói lở ven biển.
Các nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu và con người khiến diện tích rừng ngập mặn tại khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn từ 2011-2016, diện tích rừng ngập mặn toàn vùng ĐBSCL đã giảm gần 10%, từ 194,7 nghìn ha năm 2011 xuống còn 179,3 nghìn ha vào năm 2016 (tức là đã giảm khoảng 15,3 nghìn ha).
Cũng theo báo cáo nêu trên, toàn vùng ĐBSCL có 24 khu vực thường xuyên bị xói lở trên tổng chiều dài khoảng 147 km. Tốc độ xói lở từ 5-45 m/năm (tức trung bình mỗi năm mất khoảng 500 ha đất).
Các chuyên gia cho rằng, ngoài các nguyên nhân làm mất rừng ven biển như: Bão gió tàn phá, xói lở bờ biển, phá rừng nuôi tôm, khai thác gỗ,... thì việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn của các cơ quan chức năng hiện còn thiếu sự đồng bộ ở nhiều địa phương; việc triển khai, áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng, tái sinh rừng ngập mặn ở nhiều địa phương chưa mang lại hiệu quả thiết thực…
Chung tay bảo vệ và tái sinh rừng ngập mặn
Có thể thấy, trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng của rừng ngập mặn, nhiều năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Trong đó có nhiều chính sách, đề án liên quan đến rừng ngập mặn đã được ban hành và triển khai như: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Chương trình REDD+ (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng) giai đoạn 2011-2020; Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệm; Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020 (Quyết định 120); Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu (Nghị định số 119/2016/NĐ- CP ngày 23/8/2016; NĐ 168); Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Chương trình REDD+ đến năm 2030; Quyết định số 770/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020...
Đặc biệt, hiện nay tại nhiều tỉnh thành có biển như: Quảng Ninh, Nam Định, Bến Tre, Trà Vinh, TP. Hồ Chí Minh,… đã và đang chung tay, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp trồng, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Cụ thể: Tỉnh Bến Tre hiện đã đưa vào quy hoạch 8.840ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, đất có rừng khoảng 4.368ha, tập trung tại các xã thuộc ba huyện ven biển gồm: Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. Tỉnh đã thực hiện giao khoán cho 520 tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng diện tích là 3.364ha. Theo chính sách này, người dân địa phương sẽ được trả chi phí bảo vệ rừng và được hưởng toàn bộ thành quả nuôi trồng thủy sản kết hợp dưới tán rừng trên diện tích được giao khoán và sản phẩm tỉa thưa, khai thác khi rừng đến tuổi.
Tại tỉnh Trà Vinh, hiện cũng đang triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ để trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu đến năm 2025, trồng mới khoảng 795 ha rừng nâng tổng diện tích rừng ngập mặn của tỉnh gần 10.000 ha và đạt độ che phủ 4,2%. Theo chính sách hỗ trợ, hộ nông dân và các tổ chức khi thực hiện trồng rừng trên đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ nông dân hoặc theo các quy định của pháp luật hiện hành (cây đước) đạt diện tích tập trung từ 0,3 ha trở lên sẽ được tỉnh Trà Vinh hỗ trợ 50% tiền mua cây giống, nhưng không quá 37 triệu đồng/ha, tăng gần 4,5 lần so chính sách hỗ trợ trồng rừng trước đây.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng ngập mặn tỉnh hướng đến mục tiêu bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai triều cường, nước biển dâng và biển xâm thực vào đất liền dọc theo chiều dài 65 km đường bờ biển của tỉnh. Cùng với đó, việc phát triển diện tích và chăm sóc bảo vệ rừng cũng sẽ tạo ra việc làm cho hộ nông dân, nhất là phát triển mô hình rừng - tôm tạo nguồn thu nhập bền vững cho hộ dân vùng ven biển.
Tại Cà Mau, bắt đầu từ tháng 4/2021, tỉnh đã khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương” được triển khai trong 3 năm tại xã Đất Mũi, thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Đây là dự án do tổ chức Bánh mỳ Thế giới (Đức) tài trợ, với tổng kinh phí là 800 nghìn EUR. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy Carbon của rừng ngập mặn phòng hộ thông qua các nỗ lực bảo tồn chung của Chính phủ và cộng đồng địa phương như một phần của cách tiếp cận đồng quản lý; sinh kế của cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và khí hậu.
Tại Nam Định, với trên 72km bờ biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm qua, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với mục tiêu bảo đảm hệ thống phòng hộ bảo vệ đê điều, chống tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời góp phần gìn giữ nơi quần tụ của nhiều loài chim nước quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và phát triển du lịch sinh thái… Nhờ đó, tính đến đầu năm 2021, toàn tỉnh có hơn 3.000ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển.
Tại Quảng Ninh: Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng, như: Thông báo số 998-TB/TU ngày 8/8/2018 của Thường trực Tỉnh ủy về công tác quản lý bãi triều và rừng ngập mặn; Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/1/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030... Đây cũng là căn cứ để các địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ, tích cực các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới trên 4.000ha rừng ngập mặn (chiếm 71,4% diện tích bãi bồi có khả năng trồng rừng).
Với sự quyết tâm bảo vệ và từng bước đẩy mạnh tái sinh rừng ngập mặn của các địa phương, thời gian tới ngành Lâm nghiệp cũng xác định mục tiêu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển gắn với quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm ổn định lâu dài; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển sang mục đích khác. Theo đó, cơ chế đầu tư, kinh phí đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển được thực hiện lồng ghép từ các nguồn vốn. Về khoa học và công nghệ, xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ven biển, hướng dẫn canh tác tổng hợp bền vững, hiệu quả; ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến rừng.
Bên cạnh đó, ngành cũng đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; chính sách đầu tư và cơ chế hưởng lợi đối với rừng ven biển; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhằm khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng ven biển...
Đặc biệt, đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết sẽ chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Phấn đấu bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích. Riêng đối với rừng ven biển sẽ tiếp tục thực hiện Nghị định số 119/2016/NĐ-CP tháng 8/2016 về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới./.
Kết quả trồng mới và trồng phục hồi rừng ven biển đạt thấp; tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất quy hoạch cho trồng rừng ven biển sang mục đích khác, xâm lấn đất rừng để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và các hoạt động trái phép khác vẫn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả trồng rừng ven biển. Một số dự án trồng rừng ven biển triển khai thực hiện còn chậm; công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của một số địa phương chưa quyết liệt. Mặt khác, do ảnh hưởng của thiên tai như: Bão lốc, rét hại, lũ lụt, sinh vật hại,… đã làm chết nhiều diện tích rừng trồng tại các địa phương như: Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Bình… vốn là các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn phát triển.
Theo thống kê, ĐBSCL là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước, chiếm khoảng 62%. Tuy nhiên, nguồn vốn tự nhiên quan trọng này đã phải đối mặt với nhiều áp lực, dẫn đến sự suy giảm về độ che phủ và chất lượng. Trước năm 1975, sự suy giảm chủ yếu là do việc sử dụng chất độc da cam. Sau năm 1975, sự suy giảm rừng ngập mặn phần lớn là do sự phát triển nuôi trồng thủy sản, điển hình là nuôi tôm và xói lở ven biển.
Các nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu và con người khiến diện tích rừng ngập mặn tại khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn từ 2011-2016, diện tích rừng ngập mặn toàn vùng ĐBSCL đã giảm gần 10%, từ 194,7 nghìn ha năm 2011 xuống còn 179,3 nghìn ha vào năm 2016 (tức là đã giảm khoảng 15,3 nghìn ha).
Cũng theo báo cáo nêu trên, toàn vùng ĐBSCL có 24 khu vực thường xuyên bị xói lở trên tổng chiều dài khoảng 147 km. Tốc độ xói lở từ 5-45 m/năm (tức trung bình mỗi năm mất khoảng 500 ha đất).
Các chuyên gia cho rằng, ngoài các nguyên nhân làm mất rừng ven biển như: Bão gió tàn phá, xói lở bờ biển, phá rừng nuôi tôm, khai thác gỗ,... thì việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn của các cơ quan chức năng hiện còn thiếu sự đồng bộ ở nhiều địa phương; việc triển khai, áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng, tái sinh rừng ngập mặn ở nhiều địa phương chưa mang lại hiệu quả thiết thực…
Chung tay bảo vệ và tái sinh rừng ngập mặn
Có thể thấy, trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng của rừng ngập mặn, nhiều năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Trong đó có nhiều chính sách, đề án liên quan đến rừng ngập mặn đã được ban hành và triển khai như: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Chương trình REDD+ (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng) giai đoạn 2011-2020; Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệm; Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020 (Quyết định 120); Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu (Nghị định số 119/2016/NĐ- CP ngày 23/8/2016; NĐ 168); Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Chương trình REDD+ đến năm 2030; Quyết định số 770/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020...
Đặc biệt, hiện nay tại nhiều tỉnh thành có biển như: Quảng Ninh, Nam Định, Bến Tre, Trà Vinh, TP. Hồ Chí Minh,… đã và đang chung tay, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp trồng, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Cụ thể: Tỉnh Bến Tre hiện đã đưa vào quy hoạch 8.840ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, đất có rừng khoảng 4.368ha, tập trung tại các xã thuộc ba huyện ven biển gồm: Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. Tỉnh đã thực hiện giao khoán cho 520 tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng diện tích là 3.364ha. Theo chính sách này, người dân địa phương sẽ được trả chi phí bảo vệ rừng và được hưởng toàn bộ thành quả nuôi trồng thủy sản kết hợp dưới tán rừng trên diện tích được giao khoán và sản phẩm tỉa thưa, khai thác khi rừng đến tuổi.
Tại tỉnh Trà Vinh, hiện cũng đang triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ để trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu đến năm 2025, trồng mới khoảng 795 ha rừng nâng tổng diện tích rừng ngập mặn của tỉnh gần 10.000 ha và đạt độ che phủ 4,2%. Theo chính sách hỗ trợ, hộ nông dân và các tổ chức khi thực hiện trồng rừng trên đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ nông dân hoặc theo các quy định của pháp luật hiện hành (cây đước) đạt diện tích tập trung từ 0,3 ha trở lên sẽ được tỉnh Trà Vinh hỗ trợ 50% tiền mua cây giống, nhưng không quá 37 triệu đồng/ha, tăng gần 4,5 lần so chính sách hỗ trợ trồng rừng trước đây.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng ngập mặn tỉnh hướng đến mục tiêu bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai triều cường, nước biển dâng và biển xâm thực vào đất liền dọc theo chiều dài 65 km đường bờ biển của tỉnh. Cùng với đó, việc phát triển diện tích và chăm sóc bảo vệ rừng cũng sẽ tạo ra việc làm cho hộ nông dân, nhất là phát triển mô hình rừng - tôm tạo nguồn thu nhập bền vững cho hộ dân vùng ven biển.
Tại Cà Mau, bắt đầu từ tháng 4/2021, tỉnh đã khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương” được triển khai trong 3 năm tại xã Đất Mũi, thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Đây là dự án do tổ chức Bánh mỳ Thế giới (Đức) tài trợ, với tổng kinh phí là 800 nghìn EUR. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy Carbon của rừng ngập mặn phòng hộ thông qua các nỗ lực bảo tồn chung của Chính phủ và cộng đồng địa phương như một phần của cách tiếp cận đồng quản lý; sinh kế của cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và khí hậu.
Tại Nam Định, với trên 72km bờ biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm qua, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với mục tiêu bảo đảm hệ thống phòng hộ bảo vệ đê điều, chống tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời góp phần gìn giữ nơi quần tụ của nhiều loài chim nước quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và phát triển du lịch sinh thái… Nhờ đó, tính đến đầu năm 2021, toàn tỉnh có hơn 3.000ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển.
Tại Quảng Ninh: Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng, như: Thông báo số 998-TB/TU ngày 8/8/2018 của Thường trực Tỉnh ủy về công tác quản lý bãi triều và rừng ngập mặn; Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/1/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030... Đây cũng là căn cứ để các địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ, tích cực các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới trên 4.000ha rừng ngập mặn (chiếm 71,4% diện tích bãi bồi có khả năng trồng rừng).
Với sự quyết tâm bảo vệ và từng bước đẩy mạnh tái sinh rừng ngập mặn của các địa phương, thời gian tới ngành Lâm nghiệp cũng xác định mục tiêu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển gắn với quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm ổn định lâu dài; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển sang mục đích khác. Theo đó, cơ chế đầu tư, kinh phí đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển được thực hiện lồng ghép từ các nguồn vốn. Về khoa học và công nghệ, xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ven biển, hướng dẫn canh tác tổng hợp bền vững, hiệu quả; ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến rừng.
Bên cạnh đó, ngành cũng đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; chính sách đầu tư và cơ chế hưởng lợi đối với rừng ven biển; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhằm khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng ven biển...
Đặc biệt, đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết sẽ chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Phấn đấu bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích. Riêng đối với rừng ven biển sẽ tiếp tục thực hiện Nghị định số 119/2016/NĐ-CP tháng 8/2016 về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới./.
Thu Hòa