Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách… nhờ vậy, chất lượng giáo dục của các trường học, trường dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được cải thiện và nâng lên. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đến trường, học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng phổ thông, học văn hóa, được giao lưu và tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật. Đây là những kết quả tích cực cho thấy chủ trường, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo sự công bằng, đoàn kết của các dân tộc trên mọi miền tổ quốc.
Nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS) được ban hành và triển khai đồng bộ
Thời gian qua, trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào DTTS. Trong đó, hệ thống chính sách phát triển giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi đã được ban hành khá đầy đủ cho các nhóm đối tượng học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm chính sách học bổng; miễn giảm học phí; trợ cấp xã hội, hỗ trợ học tập; chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người; chính sách tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh vùng DTTS, triển khai thực hiện chế độ cử tuyển.
Về chính sách miễn, giảm học phí, trợ cấp xã hội: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Theo đó, trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm học phí 70%. Sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung được trợ cấp 140.000 đồng/tháng.
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được triển khai theo tinh thần Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các DTTS rất ít người. Theo đó, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) học tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, tùy từng đối tượng, được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập hằng tháng từ 30% đến 100% mức lương tối thiểu chung.
Nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS) được ban hành và triển khai đồng bộ
Thời gian qua, trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào DTTS. Trong đó, hệ thống chính sách phát triển giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi đã được ban hành khá đầy đủ cho các nhóm đối tượng học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm chính sách học bổng; miễn giảm học phí; trợ cấp xã hội, hỗ trợ học tập; chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người; chính sách tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh vùng DTTS, triển khai thực hiện chế độ cử tuyển.
Về chính sách miễn, giảm học phí, trợ cấp xã hội: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Theo đó, trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm học phí 70%. Sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung được trợ cấp 140.000 đồng/tháng.
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được triển khai theo tinh thần Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các DTTS rất ít người. Theo đó, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) học tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, tùy từng đối tượng, được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập hằng tháng từ 30% đến 100% mức lương tối thiểu chung.
Ảnh minh họa
Theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên đối với sinh viên là người DTTS (thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước), thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.
Đối với sinh viên thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu chung/sinh viên/ tháng và được hưởng 12 tháng/năm, hỗ trợ thiết bị, hiện vật bằng 50% mức lương tối thiểu/SV trong suốt thời gian học tập.
Về học bổng, theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 và Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường dự bị đại học được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng và được hưởng 12 tháng/năm.
Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 09/5/2018 của chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Theo đó, trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường.
Học sinh bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhà ở xa trường, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được hỗ trợ tiền ăn (40% mức lương tối thiểu chung) và tiền nhà ở (10% mức lương tối thiểu chung), hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Học sinh trường PTDTNT, trường dự bị đại học còn được hưởng các chế độ hỗ trợ khác như: hỗ trợ tiền tàu xe nghỉ hè hoặc nghỉ tết; học phẩm; tiền điện nước, bảo hiểm y tế...
Về chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn gồm có các chính sách về phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vận chuyển mua nước ngọt và sạch, phụ cấp lưu động và một số phụ cấp khác; trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp lần đầu, trợ cấp học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.
Ngoài các chính sách nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên, người làm công tác giáo dục tại các vùng đồng bào DTTS, Đảng, Nhà nước còn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục vùng đồng bào DTTS. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 với mức hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho các trường PTDTNT với tổng mức vốn là 641,707 tỷ đồng, bao gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển trung ương là 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng); Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường PTDTBT và các trường/điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương và địa phương…
Có thể thấy, với việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong giáo dục và đào tạo cho con em DTTD. Theo đó, mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển từ cấp học mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào DTTS
Tại Việt Nam, trong mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, thế hệ trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ DTTS nói riêng luôn được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Đây là tiền đề quan trọng để giáo dục vùng DTTS và miền núi tiếp tục đạt được những thành tựu đột phá trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát việc ban hành các cơ chế chính sách phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; phân định các đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh là những đơn vị hành chính thuộc vùng miền núi, vùng cao bảo đảm không bị chồng chéo. Sớm ban hành nghị định mới hợp nhất các văn bản quy định chế độ đãi ngộ, tránh việc triển khai chính sách chồng chéo, bất cập giữa các nghị định Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo dục đang công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng quy định rõ ràng, hợp lý về đối tượng, địa bàn, định mức cụ thể.
Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương sẽ quy hoạch phát triển hợp lý các trường PTDTNT, đẩy mạnh phát triển mạng lưới trường PTDTBT. Quan tâm quy hoạch, đầu tư hệ thống trường dự bị đại học dân tộc ở 3 vùng: Trung du, miền núi phía Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Từng bước triển khai đào tạo hệ dự bị đại học tại Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc để đào tạo đại học chuyên ngành bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin, chế biến nông, lâm sản… cho vùng DTTS hiện đang còn thiếu nhân lực.
Đổi mới căn bản phương thức cử tuyển học sinh DTTS học đại học theo hướng: học sinh DTTS rất ít người, học sinh nhóm DTTS có tỷ lệ tốt nghiệp đại học/dân số dưới 1% phải trải qua học dự bị đại học hệ 1 năm hoặc 2 năm để đạt mặt bằng kiến thức chung trước khi học đại học, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, làm cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Bên cạnh đó, gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng phòng học các cấp, phấn đấu đạt 95% phòng học hệ phổ thông ở vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được kiên cố hóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS hiện đã được đưa vào Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong Dự án này, có tiểu dự án: “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”. Trong đó, phấn đấu đến 2030, 100% số trường PTDTNT, PTDTBT được đầu tư xây dựng kiên cố phục vụ việc giảng dạy, học tập và các công trình phụ trợ đáp ứng tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc, sinh hoạt của học sinh nội trú, bán trú. Phấn đấu trên 90% người dân vùng đồng bào DTTS từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo chữ phổ thông…
Với sự nỗ lực và những giải pháp căn cơ, cụ thể cùng những chính sách phù hợp, đồng bộ, tin tưởng rằng giáo dục và đào tạo cho đồng bào DTTS sẽ phát triển lên tầm cao mới; tạo cơ hội để có nhiều hơn nữa học sinh người DTTS được bảo đảm điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn, bảo đảm theo đúng tinh thần nhất quán của Đảng, Nhà nước: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Trong đó, đối với vùng DTTS, giáo dục và đào tạo là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”./.
Đối với sinh viên thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu chung/sinh viên/ tháng và được hưởng 12 tháng/năm, hỗ trợ thiết bị, hiện vật bằng 50% mức lương tối thiểu/SV trong suốt thời gian học tập.
Về học bổng, theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 và Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường dự bị đại học được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng và được hưởng 12 tháng/năm.
Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 09/5/2018 của chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Theo đó, trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường.
Học sinh bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhà ở xa trường, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được hỗ trợ tiền ăn (40% mức lương tối thiểu chung) và tiền nhà ở (10% mức lương tối thiểu chung), hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Học sinh trường PTDTNT, trường dự bị đại học còn được hưởng các chế độ hỗ trợ khác như: hỗ trợ tiền tàu xe nghỉ hè hoặc nghỉ tết; học phẩm; tiền điện nước, bảo hiểm y tế...
Về chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn gồm có các chính sách về phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vận chuyển mua nước ngọt và sạch, phụ cấp lưu động và một số phụ cấp khác; trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp lần đầu, trợ cấp học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.
Ngoài các chính sách nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên, người làm công tác giáo dục tại các vùng đồng bào DTTS, Đảng, Nhà nước còn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục vùng đồng bào DTTS. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 với mức hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho các trường PTDTNT với tổng mức vốn là 641,707 tỷ đồng, bao gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển trung ương là 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng); Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường PTDTBT và các trường/điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương và địa phương…
Có thể thấy, với việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong giáo dục và đào tạo cho con em DTTD. Theo đó, mạng lưới, quy mô trường lớp được củng cố, phát triển từ cấp học mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào DTTS
Tại Việt Nam, trong mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, thế hệ trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ DTTS nói riêng luôn được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Đây là tiền đề quan trọng để giáo dục vùng DTTS và miền núi tiếp tục đạt được những thành tựu đột phá trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát việc ban hành các cơ chế chính sách phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; phân định các đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh là những đơn vị hành chính thuộc vùng miền núi, vùng cao bảo đảm không bị chồng chéo. Sớm ban hành nghị định mới hợp nhất các văn bản quy định chế độ đãi ngộ, tránh việc triển khai chính sách chồng chéo, bất cập giữa các nghị định Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo dục đang công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng quy định rõ ràng, hợp lý về đối tượng, địa bàn, định mức cụ thể.
Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương sẽ quy hoạch phát triển hợp lý các trường PTDTNT, đẩy mạnh phát triển mạng lưới trường PTDTBT. Quan tâm quy hoạch, đầu tư hệ thống trường dự bị đại học dân tộc ở 3 vùng: Trung du, miền núi phía Bắc, Miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Từng bước triển khai đào tạo hệ dự bị đại học tại Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc để đào tạo đại học chuyên ngành bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin, chế biến nông, lâm sản… cho vùng DTTS hiện đang còn thiếu nhân lực.
Đổi mới căn bản phương thức cử tuyển học sinh DTTS học đại học theo hướng: học sinh DTTS rất ít người, học sinh nhóm DTTS có tỷ lệ tốt nghiệp đại học/dân số dưới 1% phải trải qua học dự bị đại học hệ 1 năm hoặc 2 năm để đạt mặt bằng kiến thức chung trước khi học đại học, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, làm cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Bên cạnh đó, gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng phòng học các cấp, phấn đấu đạt 95% phòng học hệ phổ thông ở vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được kiên cố hóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS hiện đã được đưa vào Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong Dự án này, có tiểu dự án: “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”. Trong đó, phấn đấu đến 2030, 100% số trường PTDTNT, PTDTBT được đầu tư xây dựng kiên cố phục vụ việc giảng dạy, học tập và các công trình phụ trợ đáp ứng tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc, sinh hoạt của học sinh nội trú, bán trú. Phấn đấu trên 90% người dân vùng đồng bào DTTS từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo chữ phổ thông…
Với sự nỗ lực và những giải pháp căn cơ, cụ thể cùng những chính sách phù hợp, đồng bộ, tin tưởng rằng giáo dục và đào tạo cho đồng bào DTTS sẽ phát triển lên tầm cao mới; tạo cơ hội để có nhiều hơn nữa học sinh người DTTS được bảo đảm điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn, bảo đảm theo đúng tinh thần nhất quán của Đảng, Nhà nước: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Trong đó, đối với vùng DTTS, giáo dục và đào tạo là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”./.
TS. Đặng Quang Trung
Đại học Lao động - Xã hội
Đại học Lao động - Xã hội