Những điểm nhấn trong bức tranh thực trạng nghèo và bình đẳng Việt Nam giai đoạn 2010-2020

|

Những điểm nhấn trong bức tranh thực trạng nghèo và bình đẳng Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Bức tranh nghèo bình đẳng của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 được khắc họa khá nét trong báo cáo đánh giá thực trạng nghèo bình đẳng của Việt Nam năm 2022 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 4 mới đây. Công cuộc giảm nghèo Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng song cũng tồn tại những bất bình đẳng đáng chú . Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có những cách tiếp mới trong chặng đường kế tiếp hướng tới trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao thu nhập cao.

 
Theo báo cáo đánh giá thực trạng nghèo bình đẳng của Việt Nam năm 2022 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 4/2022, giai đoạn 2010-2020 là thập kỷ chứng kiến Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao công cuộc giảm nghèo đã đạt được những kết quả ấn tượng. Tính trung bình, mức tiêu dùng hộ gia đình đạt tăng trưởng cao, ở mức khoảng 5% mỗi năm. Căn cứ vào chuẩn nghèo dành cho quốc gia thu nhập trung bình thấp (LMIC) của Ngân hàng Thế giới (3,20 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua năm 2011), tỷ lệ nghèo đã giảm từ 16,8% năm 2010 xuống còn 5% vào năm 2020, nghĩa là 10 triệu người đã thoát nghèo, số người nghèo đã giảm xuống còn 5 triệu người vào năm 2020. Theo ước tính sơ bộ năm 2019, 5,7% người Việt Nam được phân loại là nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (TCTK).

 
Hình 1: Số lượng người nghèo, giai đoạn 2010-2020
                                                                                         Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Mặc dù vậy, bất bình đẳng lại tăng nhẹ trong nửa cuối của thập kỷ. Đầu thập kỷ vừa qua là thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập) lên đến mức cao nhất, nhưng sau đó đảo chiều nhanh chóng những năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong nửa sau của thập kỷ, tiêu dùng của các hộ gia đình giàu tăng cao hơn so với các hộ nghèo, dẫn đến chênh lệch âm về thịnh vượng chung làm tăng bất bình đẳng.

Trong thập kỷ qua, vì các hộ nghèo nhất ngày càng tập trung vào các hoạt động nông nghiệp thu nhập thấp nên những nhóm này nguy bị tụt hậu xa hơn trở nên thiếu kết nối hơn với các lĩnh vực phát triển năng động của nền kinh tế. Việc làm được tạo ra thu nhập hưởng lương tăng lên là yếu tố chính dẫn đến giảm nghèo, nhưng các kênh này bị gián đoạn do Covid-19.

Qua phân tích của WB, xu hướng giảm nghèo trong thập kỷ qua mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Thực tế chứng minh, tiền lương tăng, tỷ lệ việc làm chính thức ngày càng tăng sự di chuyển ra khỏi khu vực sản xuất nông nghiệp năng suất thấp dẫn đến thu nhập của người lao động được nâng cao. Trong giai đoạn 2010-2020, nhờ lợi thế cấu dân số vàng đông đảo dân số trẻ bước vào độ tuổi lao động, nên lực lượng lao động tăng khoảng 4,5 triệu lao động. Trong đó, lao động trong các lĩnh vực chế tạo dịch vụ tăng thêm lần lượt là 5,8 triệu 4,8 triệu lao động. Ngược lại, việc làm nông nghiệp giảm ở nửa sau của thập kỷ, với lực lượng lao động giảm từ 24,5 triệu vào năm 2015 xuống 17,7 triệu vào năm 2020. Điều quan trọng là các việc làm mới được tạo ra hầu hết đều tốt hơn so với việc làm của các thế hệ trước đó do yêu cầu của sự phát triển.

Trên góc độ giới, tỷ lệ nữ lao động việc làm ở Việt Nam là 73%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực cũng như mức bình quân của các quốc gia thu nhập trung bình thấp, trung bình caocao, qua đó đóng góp đáng kể cho tăng trưởng bền vững đến thời điểm này. Tuy nhiên, do phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm với gia đình, nên nữ giới ít được tự do theo đuổi những ngành nghề thâm dụng lao động hơn, trong khi các nhà tuyển dụng cũng xu hướng ưu tiên ứng viên nam trong tuyển dụng.

Bên cạnh đó, thu nhập từ lương của các hộ gia đình tăng đáng kể, với mức tăng danh nghĩa (chưa điều chỉnh theo lạm phát) lên đến gần 100 triệu đồng, nghĩa là gần gấp 3 lần trong thập kỷ vừa qua. Thu nhập từ lương của hộ gia đình ở nhóm 20% thu nhập thấp nhất cũng tăng gấp 3 lần, nhưng mức tăng tuyệt đối chỉ hơn 50 triệu đồng. Thu nhập từ nguồn tự sản xuất kinh doanh trong hộ gia đình tăng mức tương đương, nhưng các hộ nghèo ít điều kiện tự sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ các hộ gia đình thu nhập từ lương tăng từ 64% lên 70% trong thập kỷ vừa qua. Đặc biệt, tỷ lệ tham gia các công việc hưởng lương đòi hỏi kỹ năng trung bình phi nông nghiệp đã đang tăng lên, mang lại thu nhập cao hơn ổn định hơn cho các hộ gia đình. Trong nhóm 10% nghèo nhất, tỷ lệ hộ gia đình tham gia việc làm ở các lĩnh vực chế tạo chế biến tăng từ 26,7% năm 2010 lên 35,8% năm 2020. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia việc làm ở các lĩnh vực dịch vụ cũng tăng tương đương (9,4% lên 15,2%), nhưng thấp hơn ở nhóm hộ nghèo.

Năm 2020 - năm cuối của thập kỷ, dịch Covid-19 đột ngột bùng phát khiến cho tốc độ tăng lương cải thiện chất lượng việc làm bị chững lại. Thị trường lao động chứng kiến quá trình chuyển sang việc làm phi chính thức một lượng không nhỏ người lao động bị mất việc làm hoặc ngừng làm việc. Theo số liệu báo cáo của WB, tính đến quý IV/2020, cả nước khoảng 830.000 người không đủ việc làm, nhấttrong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ việc làm phi chính thức đến cuối năm 2020 là 56,2%, là sự gia tăng sau khi đã giảm liên tục từ năm 2016 đến năm 2019 (số liệu của Tổng cục Thống kê). Theo số liệu thống kê chính thức, trong quý I/2021 cả nước 9,1 triệu lao động (chiếm 12,8% tổng số lao động) bị mất việc làm hoặc bị giảm lương thu nhập bình quân của lao động ước tính bị giảm 2,3% so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng, nhấtvới nữ giới.

Trước những tác động tiêu cực trên, đại dịch Covid-19 đã đang làm cho tiến độ giảm nghèo bị tụt lùi. Tại Việt Nam, Covid-19 khiến cho một thập kỷ gia tăng tiền lương bị chững lại, mặc dù tiến độ giảm nghèo vẫn được duy trì vào năm 2020, khi so sánh trong giai đoạn hai năm với năm 2018. Tuy vậy, đây vẫn là một kết quả tốt hơn so với hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực trên toàn cầu. Sự xuất hiện của biến thể Delta vào giữa năm 2021 nguy dẫn tới sự thụt lùi sâu hơn. Theo dự báo cập nhật về tăng trưởng năm 2021 sau sự xuất hiện của biến chủng Delta, tỷ lệ nghèo dự kiến tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm tiến trình giảm nghèo thể bị chậm lại vào năm 2021 với kịch bản bất bình đẳng tăng thêm 1%.

Những làn sóng dịch bệnh Covid-19 cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng đã tồn tại từ trước khác biệt trong cách ứng phó thích ứng. Trước đại dịch Covid-19 xuất hiện, những dấu hiệu về bất bình đẳng gia tăng đã bắt đầu xuất hiện. Chênh lệch về mức tiêu dùng bình quân đầu người hàng năm theo số tuyệt đối giữa nhóm 10% nghèo nhất giàu nhất tăng từ 48,5 triệu đồng trong năm 2010 lên 123,8 triệu đồng trong năm 2020. Trong nửa cuối của thập kỷ qua, tốc độ tăng tiêu dùng hộ gia đình của nhóm 40% nghèo nhất vẫn thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước. Các hộ gia đình thuộc nhóm 20% nghèo nhất có thu nhập hộ gia đình phục hồi chậm nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 3/2021. Trong thời gian ứng phó với dịch Covid-19, các hộ nghèo phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn bên ngoài như vay nợ, trong khi hộ giàu khả năng ứng phó tốt hơn nhờ những khoản tiền tiết kiệm sự năng động để vượt qua khó khăn.

Đặc điểm dân tộc, nghề nông, địa bàn lâu nay vẫn mối quan hệ bền vững với tỷ lệ nghèo cao ở Việt Nam. Địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung nhiều người nghèo chủ yếu là người dân tộc thiểu số, cũng là nhóm tỷ lệ làm nông cao hơn nhiều so với dân tộc Kinh chiếm đa số. Trong số những người vẫn còn nghèo vào năm 2020, các nhóm trên chiếm tỷ lệ rất cao: 79% người nghèo là người dân tộc thiểu số (chiếm 15% dân số), 66% chỉ làm việc thuần nông (chiếm 16% dân số). Khu vực Tây Nguyên khu vực Trung du & Miền núi phía Bắc dân số lần lượt chiếm 6% 13% dân số cả nước, nhưng lại là nơi sinh sống của 21% 42% số người nghèo.

Tính đến cuối thập kỷ vừa qua, tỷ lệ nghèo ở người dân tộc thiểu số vẫn cao hơn so với tỷ lệ nghèo của người Kinh ở đầu thập kỷ mặc dù khoảng cách này đang được thu hẹp. Năm 2010, tỷ lệ nghèo của người Kinh ở mức thấp là 9% giảm xuống gần bằng 0 vào năm 2020, trong khi tỷ lệ nghèo ở người dân tộc thiểu số vẫn ở mức 27%. Tuy nhiên, khoảng cách tuyệt đối về tỷ lệ nghèo đã được thu hẹp đáng kể, từ 47,4 điểm phần trăm trong năm 2010 xuống còn 26 điểm phần trăm trong năm 2020, do tỷ lệ nghèo ở người dân tộc thiểu số đã giảm so với mức 57% năm 2010.

Mặc dù tỷ lệ nghèo ở một số nhóm vẫn liên tục ở mức cao nhưng cũng cho thấy một số điểm sáng tích cực. Lao động người dân tộc thiểu số xu hướng chuyển sang việc làm trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến. Cụ thể, tỷ lệ tham gia của lao động người dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực này đạt 23% trong năm 2020, tương đương với tỷ lệ của người Kinh trong các lĩnh vực này vào năm 2010.

Báo cáo cũng cho thấy, khu vực Tây Nguyên hiện còn nghèo hơn so với khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, dù mức chênh lệch nhỏ. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nghèo năm 2020 tăng so với năm 2018, do tình trạng hạn hán nghiêm trọng việc gián đoạn trong ngành nông nghiệp.

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG)công cụ chính sách đã tồn tại lâu nay vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo. Trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) giai đoạn 2021-2025 ba chương trình MTQG hướng đến các cá nhân, hộ gia đình các địa bàn theo các phương diện được nêu trong chương này (nông thôn, nông nghiệpdân tộc thiểu số). Các chương trình MTQG đầu tư nhiều cho các xã, với gần 560 nghìn tỷ đồng (tương đương 25 tỷ đô-la Mỹ) được dành cho các chương trình cấp xã trực thuộc các Chương trình MTQG từ năm 2010 đến năm 2019. Tuy nhiên, qua triển khai thực tế cũng cho thấy một điều đáng lưu ý là, các dự án được triển khai thuộc Chương trình MTQG về Nông thôn Mới (2016-2020) đầu tư mạnh ở cấp xã, nhưng chỉ một phần nhỏ đến được với các xã nghèo nhất, vì những xã này phụ thuộc nhiều hơn vào hỗ trợ trực tiếp của trung ương ít các phương án huy động tài chính bên ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn chi tiêu của chương trình MTQG dành cho đầu tư sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thay vì chi cho các dịch vụ xã hội bản khác.

Dù sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã giúp đưa nhiều người Việt Nam ra khỏi tình trạng nghèo, nhưng vẫn còn nhóm lớn trong dân số dễ bị tổn thương về kinh tế. Tốc độ thay đổi nhanh chóng do kinh tế phát triển đã khiến cho những người bị tụt lại phía sau ít hội tham gia vào những lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế, tạo ra một tầng lớp đông đảo những người không còn nghèo nhưng cũng chưa thuộc về tầng lớp trung lưu. Do đó, lộ trình giảm nghèo bình đẳng trong thời gian tới không chỉ nhằm nâng cao mức sống tối thiểu giải quyết tình trạng nghèo kinh niên mà còn cần tạo ra những hội kinh tế mới bền vững cho người dân khát vọng lớn hơn bảo vệ những thành quả kinh tế phải khó khăn mới đạt được này trước những cú sốc hoặc khủng hoảng.

Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động, Thương binh hội đã nâng đáng kể chuẩn nghèo tính bằng tiền tệ để xác định nhóm nghèo cận nghèo (lần lượt ở mức 1,5 2 triệu đồng/tháng). Các chuẩn nghèo bằng tiền tệ được nâng cao này ở mức gần hơn so với chuẩn nghèo của nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp (5,50 USD/ngày ngang giá sức mua năm 2011, tương đương 1,8 triệu đồng/ tháng). Điều này đã thể hiện một khát vọng lớn hơn mức sống cao hơn nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong câu chuyện giảm nghèo.

Chặng đường kế tiếp của hành trình giảm nghèo Việt Nam cũng còn những thách thức ở nhóm dân số dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Hiện tại nhóm dân số này cao gấp đôi quy mô của nhóm dân số nghèo. Những người dễ bị tổn thương về kinh tế thường nằm ngoài các khu vực nghèo truyền thống ở miền núi trình độ học vấn vềbản là cao hơn so với nhóm dân số nghèo. Sự khác biệt này đòi hỏi cần các chính sách hợp lý để duy trì phúc lợi ở mức cao hơn.

Với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, chặng đường kế tiếp của Việt Nam đòi hỏi phải những cách tiếp cận mới phải đạt được những thành tựu lớn hơn nữa. Để giảm nghèo mang tính bao trùm phá vỡ xu thế nghèo liên thế hệ, Việt Nam cần đầu tư vốn nhân lực (là sự kết hợp giữa các yếu tố giáo dục, kỹ năng sức khỏe) tính chất quyết định đến năng suất lao động - đã đang là động lực chính để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững cũng là yếu tố chính để phá vỡ bẫy nghèo liên thế hệ./.
TS. Đặng Quang Trung
Đại học Lao động Xã hội