Sau thời gian gặp khó, gần đây đã xuất hiện nhiều điểm sáng cho ngành thép. Điều này mang đến kỳ vọng, từ nay đến cuối năm, thị trường vật liệu xây dựng nói riêng và ngành xây dựng nói chung sẽ có lực đẩy mới.
Thị trường đang chạm đáy
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng trong nước ước tính có khoảng 5 đợt tăng giá và sau đó lại quay đầu đi xuống, với 12 lần giảm giá; lần gần đây nhất là ngày 21/6 đã tạo thành một mặt bằng giá mới cho thị trường nội địa. Trong đợt điều chỉnh gần đây nhất, giá thép VAS giảm sâu, như thép cuộn CB240 giảm 510 đồng, từ mức 14.360 đồng/kg xuống còn 13.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 250 đồng, hiện có giá 14.010 đồng/kg.
Nhiều chuyên gia nhận định ngành thép sẽ tăng trưởng trở lại trong thời gian tới. Ảnh: Thành Luân
Đáng chú ý với nhãn hiệu thép Việt Đức, sản phẩm thép cuộn CB240 hiện chỉ ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.340 đồng/kg. Lý giải nguyên nhân giảm giá thép, đại diện các DN cho rằng do cùng chung đà giảm của thế giới và giá các loại nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng giảm.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, tính riêng trong tháng 5/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng 4/2023 nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ.
Tính chung sản lượng thép thành phẩm trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu đạt đạt 3,154 triệu tấn, tăng 2,6%.
Ngành thép thời điểm hiện tại qua những số liệu thống kê đang cho thấy từng bước nhỏ vượt qua "thời kỳ đen tối" - khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt, tình hình thị trường diễn biến khó lường, bất ổn... khiến các DN phải tăng mạnh giá bán.
Giá thép giảm đã khiến nhu cầu mua nhích dần trở lại, đã có DN báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm cải thiện so với tháng trước. Đơn cử, với Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) trong tháng 5/2023 đạt sản lượng bán hàng 222.000 tấn, tăng 11% so với tháng trước và bằng 86% cùng kỳ năm 2022.
Trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ tháng 5/2023, thép xây dựng đóng góp trên 163.700 tấn, tôn mạ 23.000 tấn, thép cuộn cán nguội trên 35.300 tấn. Tôn mạ tiếp tục được đà tăng trưởng, khi đã tăng 56% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, tiêu thụ thép thành phẩm đạt trên 1 triệu tấn các loại, bằng 70% cùng kỳ năm 2022. Trong đó thép xây dựng đạt 822.200 tấn, thép cuộn cán nguội đạt 172.400 tấn, tôn mạ đạt trên 90.400 tấn.
Củng cố niềm tin, khơi thông dòng chảy
Nhiều chuyên gia nhận định, với thị trường thép trong nước hiện nay, để tăng tiêu thụ, trở lại "đường đua" thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt nhất là rào cản đến từ thị trường bất động sản khi chiếm tỷ trọng lớn nhu cầu thép nhưng đang gặp khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn mới... Để tháo gỡ cho thị trường bất động sản, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm hỗ trợ thị trường này, tuy nhiên, những chính sách như hạ lãi suất điều hành, gia hạn nốp thuế (VAT, cá nhân, đất...) vẫn cần một thời gian nữa mới phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, dư địa phát triển ngành thép vẫn còn tại thị trường nội địa với nhiều yếu tố tích cực. Trong đó, việc giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp một phần sự suy giảm của thị trường bất động sản. Những gói thầu như sân bay Long Thành tại miền Nam hay "đại dự án" đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sau khi khởi công sẽ là động lực tăng trưởng cho các DN vật liệu xây dựng, đá xây dựng, hàng không...
Cùng với đó, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không chỉ để "giải cứu" thị trường bất động sản trước mắt mà đáp ứng mục đích lâu dài (giai đoạn 2023 - 2030) góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đến nay, có khoảng 100 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng (thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng).
Ngoài ra, để củng cố niềm tin cho nhà đầu tư và khơi thông dòng chảy trên thị trường cũng rất cần những cơ chế, giải pháp quyết liệt hỗ trợ DN vượt khó. Đại diện VSA dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường vật liệu xây dựng có thể vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ tiếp tục biến động.
Vì vậy, cần điều chỉnh thuế VAT cho các sản phẩm thép từ 10% xuống còn 8%. Cùng với đó, có thể hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với DN sản xuất; cập nhật thông tin và có cảnh báo kịp thời, tư vấn cho DN về biện pháp ứng phó với rào cản thương mại từ các nước; tăng cường đầu tư, cải thiện hạ tầng. Chính phủ cần tăng cường công tác giám sát thị trường, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc đầu cơ, gian lận thương mại, không minh bạch thị trường thép...
Thị trường đang chạm đáy
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng trong nước ước tính có khoảng 5 đợt tăng giá và sau đó lại quay đầu đi xuống, với 12 lần giảm giá; lần gần đây nhất là ngày 21/6 đã tạo thành một mặt bằng giá mới cho thị trường nội địa. Trong đợt điều chỉnh gần đây nhất, giá thép VAS giảm sâu, như thép cuộn CB240 giảm 510 đồng, từ mức 14.360 đồng/kg xuống còn 13.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 250 đồng, hiện có giá 14.010 đồng/kg.
Nhiều chuyên gia nhận định ngành thép sẽ tăng trưởng trở lại trong thời gian tới. Ảnh: Thành Luân
Đáng chú ý với nhãn hiệu thép Việt Đức, sản phẩm thép cuộn CB240 hiện chỉ ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.340 đồng/kg. Lý giải nguyên nhân giảm giá thép, đại diện các DN cho rằng do cùng chung đà giảm của thế giới và giá các loại nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng giảm.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, tính riêng trong tháng 5/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng 4/2023 nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ.
Tính chung sản lượng thép thành phẩm trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu đạt đạt 3,154 triệu tấn, tăng 2,6%.
"Cần đẩy mạnh phát triển xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Đây là nhu cầu cấp bách hiện nay và từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, tháo gỡ khó khăn cho ngành vật liệu." Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng |
Ngành thép thời điểm hiện tại qua những số liệu thống kê đang cho thấy từng bước nhỏ vượt qua "thời kỳ đen tối" - khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt, tình hình thị trường diễn biến khó lường, bất ổn... khiến các DN phải tăng mạnh giá bán.
Giá thép giảm đã khiến nhu cầu mua nhích dần trở lại, đã có DN báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm cải thiện so với tháng trước. Đơn cử, với Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) trong tháng 5/2023 đạt sản lượng bán hàng 222.000 tấn, tăng 11% so với tháng trước và bằng 86% cùng kỳ năm 2022.
Trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ tháng 5/2023, thép xây dựng đóng góp trên 163.700 tấn, tôn mạ 23.000 tấn, thép cuộn cán nguội trên 35.300 tấn. Tôn mạ tiếp tục được đà tăng trưởng, khi đã tăng 56% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, tiêu thụ thép thành phẩm đạt trên 1 triệu tấn các loại, bằng 70% cùng kỳ năm 2022. Trong đó thép xây dựng đạt 822.200 tấn, thép cuộn cán nguội đạt 172.400 tấn, tôn mạ đạt trên 90.400 tấn.
Củng cố niềm tin, khơi thông dòng chảy
Nhiều chuyên gia nhận định, với thị trường thép trong nước hiện nay, để tăng tiêu thụ, trở lại "đường đua" thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt nhất là rào cản đến từ thị trường bất động sản khi chiếm tỷ trọng lớn nhu cầu thép nhưng đang gặp khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn mới... Để tháo gỡ cho thị trường bất động sản, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm hỗ trợ thị trường này, tuy nhiên, những chính sách như hạ lãi suất điều hành, gia hạn nốp thuế (VAT, cá nhân, đất...) vẫn cần một thời gian nữa mới phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, dư địa phát triển ngành thép vẫn còn tại thị trường nội địa với nhiều yếu tố tích cực. Trong đó, việc giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp một phần sự suy giảm của thị trường bất động sản. Những gói thầu như sân bay Long Thành tại miền Nam hay "đại dự án" đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sau khi khởi công sẽ là động lực tăng trưởng cho các DN vật liệu xây dựng, đá xây dựng, hàng không...
Cùng với đó, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không chỉ để "giải cứu" thị trường bất động sản trước mắt mà đáp ứng mục đích lâu dài (giai đoạn 2023 - 2030) góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đến nay, có khoảng 100 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng (thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng).
Ngoài ra, để củng cố niềm tin cho nhà đầu tư và khơi thông dòng chảy trên thị trường cũng rất cần những cơ chế, giải pháp quyết liệt hỗ trợ DN vượt khó. Đại diện VSA dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường vật liệu xây dựng có thể vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ tiếp tục biến động.
Vì vậy, cần điều chỉnh thuế VAT cho các sản phẩm thép từ 10% xuống còn 8%. Cùng với đó, có thể hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với DN sản xuất; cập nhật thông tin và có cảnh báo kịp thời, tư vấn cho DN về biện pháp ứng phó với rào cản thương mại từ các nước; tăng cường đầu tư, cải thiện hạ tầng. Chính phủ cần tăng cường công tác giám sát thị trường, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc đầu cơ, gian lận thương mại, không minh bạch thị trường thép...
Theo kế hoạch, trong quý III/2023, Bộ GTVT sẽ giải ngân thêm gần 21.700 tỷ đồng, gồm hơn 20.800 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn được giao năm 2023 và hơn 855 tỷ đồng thuộc nguồn vốn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân trong năm nay. |
(Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tin-hieu-vui-cho-nganh-thep.html)