Tổng cục Thống kê đề xuất đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Trên cơ sở áp dụng lý luận của tổ chức quốc tế về kinh tế số và thực trạng nguồn thông tin của Việt Nam, Tổng cục Thống kê được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ OECD, IMF, WB và các chuyên gia trong nước đã thực hiện nghiên cứu, đề xuất phương pháp đo lường chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước”. Theo đó, Tổng cục Thống kê đã xác định cụ thể khái niệm, phạm vi và phương pháp đo lường chỉ tiêu này. Trong đó, về khái niệm: Kinh tế số là các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành và tối ưu hoat động kinh tế.
Về phạm vi: Kinh tế số bao gồm ngành kinh tế số hỗ trợ các hoạt động kinh tế (kinh tế số lõi) và ngành kinh tế được hỗ trợ bởi kinh tế số (hoạt động số hóa của các ngành kinh tế khác). Trong đó, các ngành kinh tế lõi (Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam VSIC 2018) gồm: (1) Hoạt động thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ngành 26 - Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. (2) Hoạt động thuộc nhóm ngành Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa mô tô, ô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh (mã ngành 4651 - Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, 4652 - Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông); (3) Hoạt động thuộc nhóm ngành Thông tin truyền thông: Xuất bản phần mềm (mã ngành 582 - Xuất bản phần mềm); Viễn thông (mã ngành 61); Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính (mã ngành 62); Hoạt động dịch vụ thông tin (mã ngành 6311 - Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; 6312 - Cổng thông tin); Hoạt động sửa chữa máy vi tính (mã ngành 9511 - Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; 9512-Sửa chữa thiết bị thông tin liên lạc).
Các ngành được hỗ trợ bởi các ngành kinh tế số lõi chính là các hoạt động kinh tế dựa vào hoặc được tăng cường đáng kể bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào kỹ thuật số, gọi chung là số hóa của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế theo VSIC 2018. Giá trị số hóa của các ngành kinh tế khác là giá trị tăng thêm mà ngành đó đạt được nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay quản lý điều hành.
Về phương pháp: Đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được tiếp cận từ cả phía cung và phía cầu, việc biên soạn chỉ tiêu này được thực hiện ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP và GRDP được biên soạn theo giá hiện hành.
Kết quả tính toán thử nghiệm về Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP
Kết quả tính toán thử nghiệm của Tổng cục Thống kê về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP theo nguồn số liệu giá trị số hóa được tính trên hệ số của bảng IO cập nhật 2020 theo 88 ngành kinh tế và kết quả điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian của Tổng cục Thống kê năm 2021. Kết quả thử nghiệm này sẽ tiếp tục được TCTK hiệu chỉnh và công bố sau khi hoàn thiện phương pháp đo lường được thống nhất theo đúng quy trình, quy định và rà soát nguồn số liệu. Dự kiến kết quả chính thức được công bố vào cuối năm 2023.
Trên cơ sở áp dụng lý luận của tổ chức quốc tế về kinh tế số và thực trạng nguồn thông tin của Việt Nam, Tổng cục Thống kê được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ OECD, IMF, WB và các chuyên gia trong nước đã thực hiện nghiên cứu, đề xuất phương pháp đo lường chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước”. Theo đó, Tổng cục Thống kê đã xác định cụ thể khái niệm, phạm vi và phương pháp đo lường chỉ tiêu này. Trong đó, về khái niệm: Kinh tế số là các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành và tối ưu hoat động kinh tế.
Về phạm vi: Kinh tế số bao gồm ngành kinh tế số hỗ trợ các hoạt động kinh tế (kinh tế số lõi) và ngành kinh tế được hỗ trợ bởi kinh tế số (hoạt động số hóa của các ngành kinh tế khác). Trong đó, các ngành kinh tế lõi (Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam VSIC 2018) gồm: (1) Hoạt động thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ngành 26 - Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. (2) Hoạt động thuộc nhóm ngành Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa mô tô, ô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh (mã ngành 4651 - Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, 4652 - Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông); (3) Hoạt động thuộc nhóm ngành Thông tin truyền thông: Xuất bản phần mềm (mã ngành 582 - Xuất bản phần mềm); Viễn thông (mã ngành 61); Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính (mã ngành 62); Hoạt động dịch vụ thông tin (mã ngành 6311 - Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; 6312 - Cổng thông tin); Hoạt động sửa chữa máy vi tính (mã ngành 9511 - Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi; 9512-Sửa chữa thiết bị thông tin liên lạc).
Các ngành được hỗ trợ bởi các ngành kinh tế số lõi chính là các hoạt động kinh tế dựa vào hoặc được tăng cường đáng kể bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào kỹ thuật số, gọi chung là số hóa của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế theo VSIC 2018. Giá trị số hóa của các ngành kinh tế khác là giá trị tăng thêm mà ngành đó đạt được nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay quản lý điều hành.
Về phương pháp: Đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được tiếp cận từ cả phía cung và phía cầu, việc biên soạn chỉ tiêu này được thực hiện ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP và GRDP được biên soạn theo giá hiện hành.
Kết quả tính toán thử nghiệm về Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP
Kết quả tính toán thử nghiệm của Tổng cục Thống kê về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP theo nguồn số liệu giá trị số hóa được tính trên hệ số của bảng IO cập nhật 2020 theo 88 ngành kinh tế và kết quả điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian của Tổng cục Thống kê năm 2021. Kết quả thử nghiệm này sẽ tiếp tục được TCTK hiệu chỉnh và công bố sau khi hoàn thiện phương pháp đo lường được thống nhất theo đúng quy trình, quy định và rà soát nguồn số liệu. Dự kiến kết quả chính thức được công bố vào cuối năm 2023.
Kết quả tính toán thử nghiệm cho biết, đối với toàn nền kinh tế: Tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP năm 2022 là 12,86%, trong đó ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,82% (chiếm 60,85%), số hóa các ngành khác đóng góp 5,03% (chiếm 39,15%), bình quân giai đoạn 2019-2022 đạt khoảng 11,53%. Theo khu vực kinh tế, đóng góp kinh tế số của khu vực Dịch vụ trong GDP cao nhất, bình quân giai đoạn 2019-2022 đạt 6,60%; khu vực Công nghiệp và xây dựng đạt 5,97%; số hóa trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp nhất trong 3 khu vực, bình quân giai đoạn 2019-2022 chỉ đóng góp khoảng 0,05% trong GDP. Giai đoạn 2019-2022, quy mô của kinh tế số có xu hướng gia tăng, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hoạt động số hóa của các ngành kinh tế ngày càng được tăng cường, đặc biệt là các ngành dịch vụ có xu hướng số hóa ngày càng tăng giúp tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ trong GDP từ 6,49% năm 2019 lên 6,74% năm 2022.
Các ngành có hoạt động số hóa cao bao gồm: Thương mại; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Hoạt động phát thanh, truyền hình; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Hoạt động dịch vụ tài chính; Hoạt động kinh doanh bất động sản. Năm 2019, giá trị tăng thêm tạo ra do hoạt động số hóa của ngành thương mại theo giá hiện hành lớn nhất đạt 106,8 tỷ đồng và tăng lên 1,5 lần vào năm 2022. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí cho thấy ứng dụng hiệu quả hoạt động số hóa vào trong quá trình sản xuất, giá trị tăng thêm tạo ra do hoạt động số hóa của ngành này theo giá hiện hành năm 2022 đạt 42,6 tỷ đồng; ngành hoạt động phát thanh, truyền hình (Trong đó: Ngành phát thanh, truyền hình được coi như số hóa 100% vì xu hướng phát triển của ngành này dựa hoàn toàn trên môi trường số, đồng thời cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc cũng đang dự thảo đưa ngành này thuộc các ngành kinh tế số và sẽ tiến hành sửa đổi hệ thống phân ngành quốc tế trong thời gian tới); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; hoạt động dịch vụ tài chính; hoạt động kinh doanh bất động sản lần lượt là 28,9 tỷ đồng; 27,5 tỷ đồng; 21,1 tỷ đồng; 20,8 tỷ đồng. Một số ngành có hoạt động số hóa thấp, gần như không có số hóa như hoạt động thú ý, trợ giúp xã hội, hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình và hoạt động phục vụ cá nhân khác.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế số giai đoạn 2019-2022 lần lượt là 6,30%, 11,27%, 7,07% và năm 2022 là 7,30%. Từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh toàn xã hội bị cách ly, giãn cách trong thời gian dài, các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, các trường học không thể cho học sinh đến trường, giao thông vận tải và các dịch vụ logistics bị gián đoạn liên tục, giao thương trong nước và quốc tế đình trệ… chuyển đổi số trở thành giải pháp hiệu quả cho Chính phủ, doanh nghiệp, các ngành, địa phương và toàn thể người dân cả nước tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và dân sinh. Kết quả đo lường giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP cho thấy, ngành kinh tế số lõi có tốc độ tăng trưởng giảm chủ yếu do ngành Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học với tốc độ tăng trưởng năm 2019 tăng 4,50%, năm 2020 tăng 18,04%, năm 2021 là 11,14% nhưng năm 2022 còn khoảng 7,00%, trong khi đó hoạt động số hóa lại có xu hướng tăng cụ thể giai đoạn 2019-2022 tăng lần lượt là 5,06%, 12,31%, 6,56% và 7,17%.
Các ngành có hoạt động số hóa cao bao gồm: Thương mại; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Hoạt động phát thanh, truyền hình; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Hoạt động dịch vụ tài chính; Hoạt động kinh doanh bất động sản. Năm 2019, giá trị tăng thêm tạo ra do hoạt động số hóa của ngành thương mại theo giá hiện hành lớn nhất đạt 106,8 tỷ đồng và tăng lên 1,5 lần vào năm 2022. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí cho thấy ứng dụng hiệu quả hoạt động số hóa vào trong quá trình sản xuất, giá trị tăng thêm tạo ra do hoạt động số hóa của ngành này theo giá hiện hành năm 2022 đạt 42,6 tỷ đồng; ngành hoạt động phát thanh, truyền hình (Trong đó: Ngành phát thanh, truyền hình được coi như số hóa 100% vì xu hướng phát triển của ngành này dựa hoàn toàn trên môi trường số, đồng thời cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc cũng đang dự thảo đưa ngành này thuộc các ngành kinh tế số và sẽ tiến hành sửa đổi hệ thống phân ngành quốc tế trong thời gian tới); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; hoạt động dịch vụ tài chính; hoạt động kinh doanh bất động sản lần lượt là 28,9 tỷ đồng; 27,5 tỷ đồng; 21,1 tỷ đồng; 20,8 tỷ đồng. Một số ngành có hoạt động số hóa thấp, gần như không có số hóa như hoạt động thú ý, trợ giúp xã hội, hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình và hoạt động phục vụ cá nhân khác.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế số giai đoạn 2019-2022 lần lượt là 6,30%, 11,27%, 7,07% và năm 2022 là 7,30%. Từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh toàn xã hội bị cách ly, giãn cách trong thời gian dài, các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, các trường học không thể cho học sinh đến trường, giao thông vận tải và các dịch vụ logistics bị gián đoạn liên tục, giao thương trong nước và quốc tế đình trệ… chuyển đổi số trở thành giải pháp hiệu quả cho Chính phủ, doanh nghiệp, các ngành, địa phương và toàn thể người dân cả nước tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và dân sinh. Kết quả đo lường giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP cho thấy, ngành kinh tế số lõi có tốc độ tăng trưởng giảm chủ yếu do ngành Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học với tốc độ tăng trưởng năm 2019 tăng 4,50%, năm 2020 tăng 18,04%, năm 2021 là 11,14% nhưng năm 2022 còn khoảng 7,00%, trong khi đó hoạt động số hóa lại có xu hướng tăng cụ thể giai đoạn 2019-2022 tăng lần lượt là 5,06%, 12,31%, 6,56% và 7,17%.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực Công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng kinh tế số trung bình giai đoạn 2019-2022 cao nhất đạt 8,94%; Khu vực Dịch vụ là 7,35% và Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,19%. Các ngành có tốc độ tăng trưởng hoạt động số hóa mạnh mẽ trong giai đoạn 2019-2022 bao gồm: Ngành vận tải hàng không, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 15,85%; Thoát nước và xử lý nước thải (12,28%); Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác (10,23%); ngành thương mại (10,04%); Hoạt động tài chính khác (8,97%).
Hoạt động của ngành kinh tế số lõi đã có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế số cũng như kinh tế nói chung ở Việt Nam, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế số lõi chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị tăng thêm kinh tế số của cả nước, trong đó riêng ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chiếm khoảng 37% và tập trung ở một số tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc...; giá trị số hóa của các ngành kinh tế khác trung bình cả nước chiếm khoảng 40% và tập trung ở các khu vực dịch vụ, tuy nhiên do đặc đặc thù kinh tế của mỗi địa phương nên tỷ trọng này ở các tỉnh/thành phố là khác nhau.
Một số tỉnh có tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số năm 2022 trong GDP cao chủ yếu do đóng góp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học như: Bắc Ninh (50,73%), Thái Nguyên (39,92%), Bắc Giang (30,31%), Hải Phòng (26,81%), Vĩnh Phúc (24,23%) …. Đây là những địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sản xuất các ngành kinh tế số lõi phát triển với cơ cấu chiếm khoảng 90% giá trị gia tăng của kinh tế số của địa phương; các đầu tàu kinh tế, chính trị của cả nước là thành phố Hà Nội 15,64%, trong đó kinh tế số lõi chiếm khoảng 70% và Thành phố Hồ Chí Minh là 12,93%, trong đó kinh tế số lõi chiếm khoảng 63%. Hơn nữa, tỷ trọng số hóa của các ngành kinh tế đang có xu hướng tăng ở tất cả các địa phương.
Hoạt động của ngành kinh tế số lõi đã có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế số cũng như kinh tế nói chung ở Việt Nam, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế số lõi chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị tăng thêm kinh tế số của cả nước, trong đó riêng ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chiếm khoảng 37% và tập trung ở một số tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc...; giá trị số hóa của các ngành kinh tế khác trung bình cả nước chiếm khoảng 40% và tập trung ở các khu vực dịch vụ, tuy nhiên do đặc đặc thù kinh tế của mỗi địa phương nên tỷ trọng này ở các tỉnh/thành phố là khác nhau.
Một số tỉnh có tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số năm 2022 trong GDP cao chủ yếu do đóng góp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học như: Bắc Ninh (50,73%), Thái Nguyên (39,92%), Bắc Giang (30,31%), Hải Phòng (26,81%), Vĩnh Phúc (24,23%) …. Đây là những địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sản xuất các ngành kinh tế số lõi phát triển với cơ cấu chiếm khoảng 90% giá trị gia tăng của kinh tế số của địa phương; các đầu tàu kinh tế, chính trị của cả nước là thành phố Hà Nội 15,64%, trong đó kinh tế số lõi chiếm khoảng 70% và Thành phố Hồ Chí Minh là 12,93%, trong đó kinh tế số lõi chiếm khoảng 63%. Hơn nữa, tỷ trọng số hóa của các ngành kinh tế đang có xu hướng tăng ở tất cả các địa phương.
Tỷ trọng kinh tế số trong GDP (hoặc trong tổng giá trị tăng thêm) của một số nước trên thế giới
|
Nguồn: Tổng cục Thống kê