Năm 2023, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên thế giới và tại Việt Nam. Dẫn đến thực trạng này bởi một số yếu tố cơ bản như: Bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; xung đột địa chính trị tại một số quốc gia trên thế giới ngày càng gay gắt; áp lực giá cả và lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; nhu cầu hàng hoá toàn cầu có xu hướng giảm, dấu hiệu phục hồi còn yếu; điều kiện tài chính toàn cầu nhìn chung vẫn còn xu hướng thắt chặt, ảnh hưởng mạnh đến doanh nghiệp, thương mại và đầu tư quốc tế; rủi ro của hệ thống ngân hàng; đứt gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục hoàn toàn.
Những yếu tố này đang gây áp lực giảm đáng kể lên dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2022 và tiếp tục sang năm 2023, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam, và thể hiện rõ ở con số giảm 24,6% so với cùng kỳ của vốn FDI đăng ký năm 2022, giảm 4,3% trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy vậy, tính đến 20/9/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt trên 20,2 tỷ USD, bằng 107,7%, tức tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, có 2.254 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 10,23 tỷ USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 43,6% về số vốn đăng ký; có 934 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,15 tỷ USD, giảm 38,3% so với cùng kỳ năm trước; có 2.539 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,83 tỷ USD, tăng 47%. Trong đó, có 994 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,72 tỷ USD và 1.545 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,11 tỷ USD.
Hình 1. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9 các năm 2019-2023 (Tỷ USD)
Những yếu tố này đang gây áp lực giảm đáng kể lên dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2022 và tiếp tục sang năm 2023, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam, và thể hiện rõ ở con số giảm 24,6% so với cùng kỳ của vốn FDI đăng ký năm 2022, giảm 4,3% trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy vậy, tính đến 20/9/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt trên 20,2 tỷ USD, bằng 107,7%, tức tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, có 2.254 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 10,23 tỷ USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 43,6% về số vốn đăng ký; có 934 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,15 tỷ USD, giảm 38,3% so với cùng kỳ năm trước; có 2.539 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,83 tỷ USD, tăng 47%. Trong đó, có 994 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,72 tỷ USD và 1.545 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,11 tỷ USD.
Hình 1. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9 các năm 2019-2023 (Tỷ USD)
Chỉ tính riêng trong quý III/2023, dòng vốn FDI đăng ký đã tăng 12,0%. Số liệu này cho thấy rõ tín hiệu tích cực trong thu hút FDI, đây là động lực rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Đồng thời, cũng khẳng định niềm tin của nhà ĐTNN đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển SXKD; nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực thi hiệu quả. Dòng vốn FDI thu hút trong 9 tháng thể hiện một số đặc điểm rõ nét, như:
- Tốc độ tăng số dự án mới (tăng 66,3%) cao hơn nhiều tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 43,6%). Điều này cho thấy, các nhà ĐTNN quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam nên đưa ra các quyết định đầu tư mới. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024.
- Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút ĐTNN (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai…
- Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 78,81% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước trong 9 tháng đầu năm 2023. Cả 6 đối tác này đều có mức vốn đăng ký 9 tháng 2023 đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt Singapore đạt gần 4 tỷ USD.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.
Hình 2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng các năm 2019-2023 (Tỷ USD)
Phí Hương Nga
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng - TCTK
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng - TCTK