Sáng ngày 27/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đã đồng chủ trì, tổ chức Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Đây là kỳ họp đầu tiên 2 nước đồng chủ trì và cũng là lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp sau 03 năm bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19.
Trong cuộc hội đàm ngay trước kỳ họp của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã được khẳng định là điểm sáng trong tổng thể mối quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Việt Nam và Trung Quốc đã và đang là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau. Trong nhiều năm, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có quy mô trao đổi thương mại lớn thứ 4 với Trung Quốc trên thế giới (năm 2022) và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Nội dung của cuộc hội đàm đi sâu vào các vấn đề: Một số vấn đề cần giải quyết và lĩnh vực trọng điểm cần tăng cường hợp tác thời gian tới; những định hướng quan trọng trong tương lai nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung phát triển theo hướng ổn định hơn, cân bằng hơn và bền vững hơn và chuẩn bị thành quả cho chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao thời gian tới.
Tại Kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề ra một số biện pháp quan trọng cần thực hiện nhằm ổn định và nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại hai nước như: Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc; Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam; Thúc đẩy ký kết Thỏa thuận khung về thương mại gạo giữa hai nước; Đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc dành thời gian quá độ cho tôm hùm bông khi nhập khẩu vào Trung Quốc; Mở rộng danh sách các cửa khẩu biên giới Trung Quốc với Việt Nam được phép nhập khẩu nông sản, thủy sản, lương thực; Hoàn tất các thủ tục thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc trong năm 2023; Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương, các địa phương Việt Nam với các địa phương Trung Quốc; Triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết như “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung”; Ủng hộ, tạo thuận lợi và dành ưu đãi để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hiện diện, thuê kho bãi và xuất khẩu qua các Khu thí điểm thương mại điện tử hay Khu thí điểm thương mại tự do của Trung Quốc.
Nhận định từ phía Bộ trưởng Bộ thương mại Vương Văn Đào cho thấy, thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn và hoan nghênh nông sản chất lượng cao của Việt Nam. Điển hình sau 10 tháng kể từ khi sầu riêng được Trung Quốc mở cửa thị trường (cuối năm 2022), kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã đạt gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt xa con số này trong cả năm 2023.
Đối với tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, theo Bộ Thương mại Trung Quốc: Tiếp tục điều phối, thúc đẩy Hải quan Trung Quốc mở cửa thị trường đối với nông sản Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương đăng ký cơ sở sản xuất và đóng gói với Hải quan Trung Quốc; đồng thời các cơ quan chủ quản hai nước cần sớm triển khai công tác kiểm tra đánh giá doanh nghiệp, vùng trồng theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến để tôm hùm bông có thể được xuất khẩu vào Trung Quốc; sẵn sàng phối hợp triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thông quan nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân Việt Nam; Cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc. Phía Trung Quốc khẳng định, quan hệ kinh tế thương mại với các địa phương đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại hai nước phát triển lành mạnh, ổn định. Đồng thời đánh giá cao việc Bộ Công Thương Việt Nam đã xây dựng được các cơ chế hợp tác với Quảng Tây, Vân Nam và khẳng định sẽ hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa phương có thế mạnh kinh tế Trung Quốc cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa các địa phương hai nước.
Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ tiếp tục ủng hộ việc thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại (XTTM) Việt Nam tại Trung Quốc, đề nghị phía Việt Nam tăng cường trao đổi, đạt được thống nhất với các địa phương dự kiến thành lập Văn phòng XTTM thời gian tới như Giang Tô, Tứ Xuyên; đồng thời đề nghị 2 bên cùng trao đổi, thúc đẩy Bộ Ngoại giao (cơ quan chủ trì) đẩy nhanh các thủ tục liên quan để có thể thành lập Văn phòng XTTM Việt Nam tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thời gian tới, tạo thành quả cho chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao thời gian tới. Nhiều ý tưởng mới nhằm mở rộng và tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại song phương hai nước được nhấn mạnh gồm: Tăng cường hợp tác nông nghiệp; hợp tác phòng vệ thương mại, hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới; thúc đẩy mở/nâng cấp cửa khẩu biên giới, xây dựng cửa khẩu thông minh và nâng cao mức độ thuận lợi hóa thông quan…
Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc cùng phối hợp chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực phòng vệ thương mại và thương mại điện tử; sẵn sàng phối hợp thúc đẩy các bộ ngành và địa phương liên quan trong việc mở/nâng cấp các cửa khẩu, xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, nâng cao mức độ thuận lợi hóa thông quan cũng như tăng cường hợp tác về nông nghiệp.
Về lĩnh vực đầu tư, hai bên chia sẻ những quan tâm của nhau trong lĩnh vực đầu tư đặc biệt là tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Theo đó, phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc: Tiếp tục triển khai các dự án sử dụng Quỹ hợp tác đặc biệt Mê Công – Lan Thương trong đó mở rộng quy mô và lĩnh vực cung cấp viện trợ không hoàn lại cho phía Việt Nam; Đẩy nhanh tiến độ triển khai gói viện trợ không hoàn lại.
Ở chiều ngược lại, phía Trung Quốc cũng chia sẻ mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế số, phát triển xanh; Tăng cường hợp tác công nghiệp; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
Nhân dịp này, Việt Nam và Trung Quốc cũng trao đổi một số nội dung về tình hình hợp tác, đàm phán gia nhập, nâng cấp và thực thi các cam kết trong khuôn khổ đa phương như ACFTA, RCEP, WTO./..
Trong cuộc hội đàm ngay trước kỳ họp của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã được khẳng định là điểm sáng trong tổng thể mối quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Việt Nam và Trung Quốc đã và đang là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau. Trong nhiều năm, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có quy mô trao đổi thương mại lớn thứ 4 với Trung Quốc trên thế giới (năm 2022) và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Nội dung của cuộc hội đàm đi sâu vào các vấn đề: Một số vấn đề cần giải quyết và lĩnh vực trọng điểm cần tăng cường hợp tác thời gian tới; những định hướng quan trọng trong tương lai nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung phát triển theo hướng ổn định hơn, cân bằng hơn và bền vững hơn và chuẩn bị thành quả cho chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao thời gian tới.
Tại Kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề ra một số biện pháp quan trọng cần thực hiện nhằm ổn định và nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại hai nước như: Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc; Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam; Thúc đẩy ký kết Thỏa thuận khung về thương mại gạo giữa hai nước; Đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc dành thời gian quá độ cho tôm hùm bông khi nhập khẩu vào Trung Quốc; Mở rộng danh sách các cửa khẩu biên giới Trung Quốc với Việt Nam được phép nhập khẩu nông sản, thủy sản, lương thực; Hoàn tất các thủ tục thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc trong năm 2023; Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương, các địa phương Việt Nam với các địa phương Trung Quốc; Triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết như “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung”; Ủng hộ, tạo thuận lợi và dành ưu đãi để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hiện diện, thuê kho bãi và xuất khẩu qua các Khu thí điểm thương mại điện tử hay Khu thí điểm thương mại tự do của Trung Quốc.
Nhận định từ phía Bộ trưởng Bộ thương mại Vương Văn Đào cho thấy, thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn và hoan nghênh nông sản chất lượng cao của Việt Nam. Điển hình sau 10 tháng kể từ khi sầu riêng được Trung Quốc mở cửa thị trường (cuối năm 2022), kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã đạt gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt xa con số này trong cả năm 2023.
Đối với tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, theo Bộ Thương mại Trung Quốc: Tiếp tục điều phối, thúc đẩy Hải quan Trung Quốc mở cửa thị trường đối với nông sản Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương đăng ký cơ sở sản xuất và đóng gói với Hải quan Trung Quốc; đồng thời các cơ quan chủ quản hai nước cần sớm triển khai công tác kiểm tra đánh giá doanh nghiệp, vùng trồng theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến để tôm hùm bông có thể được xuất khẩu vào Trung Quốc; sẵn sàng phối hợp triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thông quan nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân Việt Nam; Cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc. Phía Trung Quốc khẳng định, quan hệ kinh tế thương mại với các địa phương đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại hai nước phát triển lành mạnh, ổn định. Đồng thời đánh giá cao việc Bộ Công Thương Việt Nam đã xây dựng được các cơ chế hợp tác với Quảng Tây, Vân Nam và khẳng định sẽ hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa phương có thế mạnh kinh tế Trung Quốc cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa các địa phương hai nước.
Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ tiếp tục ủng hộ việc thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại (XTTM) Việt Nam tại Trung Quốc, đề nghị phía Việt Nam tăng cường trao đổi, đạt được thống nhất với các địa phương dự kiến thành lập Văn phòng XTTM thời gian tới như Giang Tô, Tứ Xuyên; đồng thời đề nghị 2 bên cùng trao đổi, thúc đẩy Bộ Ngoại giao (cơ quan chủ trì) đẩy nhanh các thủ tục liên quan để có thể thành lập Văn phòng XTTM Việt Nam tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thời gian tới, tạo thành quả cho chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao thời gian tới. Nhiều ý tưởng mới nhằm mở rộng và tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại song phương hai nước được nhấn mạnh gồm: Tăng cường hợp tác nông nghiệp; hợp tác phòng vệ thương mại, hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới; thúc đẩy mở/nâng cấp cửa khẩu biên giới, xây dựng cửa khẩu thông minh và nâng cao mức độ thuận lợi hóa thông quan…
Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc cùng phối hợp chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực phòng vệ thương mại và thương mại điện tử; sẵn sàng phối hợp thúc đẩy các bộ ngành và địa phương liên quan trong việc mở/nâng cấp các cửa khẩu, xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, nâng cao mức độ thuận lợi hóa thông quan cũng như tăng cường hợp tác về nông nghiệp.
Về lĩnh vực đầu tư, hai bên chia sẻ những quan tâm của nhau trong lĩnh vực đầu tư đặc biệt là tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Theo đó, phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc: Tiếp tục triển khai các dự án sử dụng Quỹ hợp tác đặc biệt Mê Công – Lan Thương trong đó mở rộng quy mô và lĩnh vực cung cấp viện trợ không hoàn lại cho phía Việt Nam; Đẩy nhanh tiến độ triển khai gói viện trợ không hoàn lại.
Ở chiều ngược lại, phía Trung Quốc cũng chia sẻ mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế số, phát triển xanh; Tăng cường hợp tác công nghiệp; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
Nhân dịp này, Việt Nam và Trung Quốc cũng trao đổi một số nội dung về tình hình hợp tác, đàm phán gia nhập, nâng cấp và thực thi các cam kết trong khuôn khổ đa phương như ACFTA, RCEP, WTO./..
P.V