Các chỉ tiêu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la luôn cùng trong một biểu thống kê “Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la…” trong các ấn phẩm của Tổng cục/Cục Thống kê như: Niên giám thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội… bởi không chỉ chúng trùng tên gọi “Chỉ số giá…” mà còn cùng có nét tương tự về mối quan hệ và phạm vi tác động của các giá tiêu dùng, giá vàng và giá đô la; mối quan hệ giữa ba chỉ số giá này khá chặt chẽ, nhất là ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao như ở Mỹ, nếu chỉ số tiêu dùng thấp và tỷ giá giữa USD với một số đồng ngoại tệ chủ chốt khác tăng sẽ báo hiệu giá vàng giảm.
Tại Từ điển Thống kê (Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội 2016): Chỉ số giá tiêu dùng: “Số tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động theo thời gian của giá các hàng hoá, dịch vụ của một số loại hàng hoá, dịch vụ phổ biến, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong kỳ quan sát” (tr. 273); còn giá tiêu dùng để thu thập tính chỉ số giá tiêu dùng là “số tiền người tiêu dùng chi trả khi mua một đơn vị hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống sinh hoạt hàng ngày, hoặc tiêu dùng cho nhu cầu khác không có tính chất sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình” (tr. 265). Chỉ số giá vàng là “Số tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động theo thời gian của giá vàng trong kỳ quan sát” (tr. 273), trong khi giá vàng ở đây, người mua về (dù mua lẻ) rất khác với hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng mua về vì vai trò của vàng trong nền kinh tế hiện nay là:
- Vàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân (đồ trang sức, mừng đám cưới, sinh nhật, mừng sinh con thêm cháu,…). Tức là vàng được người dân mua về để dùng, không để sản xuất, kinh doanh.
- Vàng giúp đa dạng hoá danh mục đầu tư (danh mục đầu tư có chứa vàng sẽ ổn định hơn so với các danh mục khác). Là công cụ đầu tư thay thế đồng USD, VND (ở Việt Nam), vàng còn được sử dụng trong việc dự trữ ngoại hối, của để dành (ở Việt Nam). Điều đáng chú ý là giá vàng khi tăng lên nhiều và liên tục cũng là thời điểm nhiều đơn vị kinh doanh vàng không chỉ bán mà còn mua vào (kể cả mua lẻ).
- Vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán. Có thể coi là kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán Âu Mỹ.
- Vàng có thể tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm các khoản thua lỗ trên thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc. Vàng có vai trò là một kênh trú ẩn chống lạm phát, biến động tỷ giá và bất ổn kinh tế chính trị.
- Về mặt lý thuyết và ở các nước kinh tế phát triển (nhất là ở các nước G7, G20), có thể không coi vàng là tiền nhưng phải coi trọng tính thanh toán của vàng. Mặc dù không được sử dụng như một phương thức tiền tệ chính ở các nước phát triển nhưng lại tác động mạnh đến giá trị tiền tệ của nước đó.
- Giá vàng phát triển phản ánh những bất ổn trên thị trường toàn cầu, lý do mọi người giữ vàng là tiền để chống lại rủi ro tiềm năng.
Sự khác biệt này cần chú ý trong khi nghiên cứu, phân tích, dự báo liên quan đến giá vàng, chỉ số giá vàng và tác động của nó tới sự biến động của nền kinh tế một quốc gia và toàn cầu, thậm chí cả chính trị nữa.
Tại Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê đã công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng (viết tắt: GI) và chỉ số giá USD (viết tắt: DI) như sau:
Tại Từ điển Thống kê (Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội 2016): Chỉ số giá tiêu dùng: “Số tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động theo thời gian của giá các hàng hoá, dịch vụ của một số loại hàng hoá, dịch vụ phổ biến, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong kỳ quan sát” (tr. 273); còn giá tiêu dùng để thu thập tính chỉ số giá tiêu dùng là “số tiền người tiêu dùng chi trả khi mua một đơn vị hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống sinh hoạt hàng ngày, hoặc tiêu dùng cho nhu cầu khác không có tính chất sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình” (tr. 265). Chỉ số giá vàng là “Số tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động theo thời gian của giá vàng trong kỳ quan sát” (tr. 273), trong khi giá vàng ở đây, người mua về (dù mua lẻ) rất khác với hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng mua về vì vai trò của vàng trong nền kinh tế hiện nay là:
- Vàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân (đồ trang sức, mừng đám cưới, sinh nhật, mừng sinh con thêm cháu,…). Tức là vàng được người dân mua về để dùng, không để sản xuất, kinh doanh.
- Vàng giúp đa dạng hoá danh mục đầu tư (danh mục đầu tư có chứa vàng sẽ ổn định hơn so với các danh mục khác). Là công cụ đầu tư thay thế đồng USD, VND (ở Việt Nam), vàng còn được sử dụng trong việc dự trữ ngoại hối, của để dành (ở Việt Nam). Điều đáng chú ý là giá vàng khi tăng lên nhiều và liên tục cũng là thời điểm nhiều đơn vị kinh doanh vàng không chỉ bán mà còn mua vào (kể cả mua lẻ).
- Vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán. Có thể coi là kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán Âu Mỹ.
- Vàng có thể tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm các khoản thua lỗ trên thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc. Vàng có vai trò là một kênh trú ẩn chống lạm phát, biến động tỷ giá và bất ổn kinh tế chính trị.
- Về mặt lý thuyết và ở các nước kinh tế phát triển (nhất là ở các nước G7, G20), có thể không coi vàng là tiền nhưng phải coi trọng tính thanh toán của vàng. Mặc dù không được sử dụng như một phương thức tiền tệ chính ở các nước phát triển nhưng lại tác động mạnh đến giá trị tiền tệ của nước đó.
- Giá vàng phát triển phản ánh những bất ổn trên thị trường toàn cầu, lý do mọi người giữ vàng là tiền để chống lại rủi ro tiềm năng.
Sự khác biệt này cần chú ý trong khi nghiên cứu, phân tích, dự báo liên quan đến giá vàng, chỉ số giá vàng và tác động của nó tới sự biến động của nền kinh tế một quốc gia và toàn cầu, thậm chí cả chính trị nữa.
Tại Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê đã công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng (viết tắt: GI) và chỉ số giá USD (viết tắt: DI) như sau:
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD tháng 11/2023
Chỉ số giá vàng tháng 11/2023 đã tăng vọt, bỏ xa mức tăng của CPI và Chỉ số giá đô la nếu so với tháng trước (tháng 10/2023), so với tháng 12/2022. Chỉ số giá vàng tháng 11 còn cao hơn nữa “nếu” tính cả mức tăng liên tiếp của các ngày cuối cùng tháng 11 vừa qua, nhất là tăng đột biến vào ngày 29/11/2023.
- Hiện tượng tăng giá liên tục và ở mức cao của vàng trong những ngày cuối tháng 11/2023 và đầu tháng 12/2023:
Giá vàng miếng 9999 lúc 9h00 ngày 29/11 niêm yết quanh mức 72,3 triệu đồng/lượng chiều mua và 74,5 triệu đồng/lượng chiều bán; giá vàng thế giới đã chạm ngưỡng 2050/onnce. Trước đó, ngày 01/11/2023, lúc 9h00 niêm yết quanh mức 69,85 triệu đồng và 70,85 triệu đồng/lượng chiều mua và bán. Trong 20 ngày đầu tháng 12 này có phiên tăng, có phiên giảm, nhưng nhìn chung phiên tăng nhiều hơn, sáng ngày 21/12/2023 giá vàng miếng 9999 là 74,4 triệu đồng/lượng (chiều mua) và 75,4 triệu đồng/lượng (chiều bán). Để biết thêm, ngày 20/11/2023 giá vàng loanh quanh 69,95 triệu đồng/lượng (chiều mua), 70,75 triệu đồng/lượng (chiều bán). Ngày 28/11/2023, giá vàng miếng 9999 lúc 9h00: SJC ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mua vào 72 triệu đồng/lượng, bán ra trên 72,8 triệu đồng/lượng một chút, còn DOJI tại hai thành phố trên cũng lần lượt là 71,5 triệu đồng/lượng và 71,7 triệu đồng/lượng chiều mua, còn chiều bán lần lượt 72,5 triệu đồng và 72,7 triệu đồng/lượng. Cùng ngày, giá vàng thế giới (lúc 9h00) ở mức 2015 USD/ounce.
Giá vàng tăng liên tục và ở mức cao trong những tháng cuối năm
Nhìn lại thời điểm ngày 26/12/2017, giá vàng SJC là 36,3 triệu đồng/lượng chiều mua và 36,54 triệu đồng/lượng chiều bán, còn DOJI là 36,43 triệu đồng chiều mua và 36,51 triệu đồng/lượng chiều bán. Giá vàng thế giới trong khoảng 1277,8 USD/ounce – 1278,8 USD/ounce.
Điều đáng lưu ý, khoảng cách giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ngày càng cách xa nhau. Thí dụ, ngày 04/12/2023, giá vàng thế giới ở mức 2068,8 USD/ounce; nếu theo giá này, quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá 59,943 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC cao hơn giá vàng thế giới là 12,757 triệu đồng/lượng.
Tại sao giá vàng lại tăng liên tục và ở mức cao? Các nhà nghiên cứu và các nhà điều hành tài chính, ngân hàng cùng các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế cũng như chính phủ các nước trên thế giới và trong nước cũng có nhiều chia sẻ và phân tích cũng như dự đoán giá vàng trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu, phân tích tài chính, ngân hàng trong nước đều có những ý kiến không khác xa nhau nhiều về nguyên nhân giá vàng tăng cao liên tiếp nhiều phiên và không giảm, do nhiều nguyên nhân từ bên ngoài và nội tại của nền kinh tế.
Thứ nhất, đến từ nước ngoài, do giá vàng thế giới tăng liên tục và nhanh, trong khi nước ta sản xuất vàng rất ít, không đáng kể, trong khi để đáp ứng nhu cầu vàng trong nước (cả Nhà nước, tư nhân, cá nhân) ngày một tăng thì chủ yếu là nhập khẩu. Nghĩa là, giá vàng thế giới tăng bắt buộc giá vàng trong nước cũng phải tăng, ngoài ra còn do nhiều yếu tố khác dẫn đến giá vàng trong nước tăng nhanh hơn mức tăng của thế giới. Lý do việc giá vàng thế giới tăng nhanh do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đã dừng tăng lãi suất trong năm nay. Việc Fed dừng tăng lãi suất có thể do việc lạm phát tháng 10 của Mỹ bằng với tháng 9, có nghĩa là việc kiểm soát lạm phát tốt, do đó Fed có thể không tăng lãi suất nữa do việc kiểm soát lạm phát tốt (mặc dù con số 3,2% là rất cao so với lạm phát mục tiêu 2%). Thế nhưng, việc Fed có thể tiếp tục dừng tăng lãi suất đang làm giảm giá trị USD, thể hiện qua USD-Index đã giảm từ 107 điểm (ngày 03/10/2023) xuống còn 102,48 điểm (ngày 29/11/2023). Rõ ràng giá trị USD đã giảm xuống. Tỷ giá giữa USD với các đồng ngoại tệ mạnh của nhiều nước đã giảm liên tiếp đáng kể. Tất cả những yếu tố này đẩy giá trị USD xuống và đẩy giá trị của vàng thế giới lên cao chạm ngưỡng 2050 USD/ounce (29/11) và có thể cao hơn nữa trong tương lai gần (đã có các dự báo giá vàng thế giới có thể đạt ngưỡng 2100 USD/ounce.
Thứ hai, nền kinh tế nước ta trong năm nay gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm chỉ đạt trên 4,24% thấp hơn dự kiến, CPI 11 tháng tăng 3,22% so với 11 tháng năm 2022. Các thị trường còn lại cũng chao đảo: Thị trường chứng khoán rớt điểm mạnh, tiền gửi ngân hàng có mức lãi suất thấp kỷ lục, còn thị trường bất động sản cũng đang khó khăn. Các nhà đầu tư (lớn hay nhỏ kể cả hộ gia đình) đều thấy đầu tư vào sản xuất, chứng khoán, bất động sản, kể cả gửi tiền ngân hàng đều khó khăn, cho nên cần tìm nơi “trú ẩn” của đồng tiền đang có bằng mua vàng. Chưa kể tâm lý của người Việt Nam khi giá vàng tăng liên tục, ít nhiều cũng phải mua vàng để cất trữ, nên nhu cầu vàng tăng nhanh, do đó đẩy giá vàng tăng.
Thứ ba, sắp đến Tết, các ngày lễ hội và mùa cưới cũng làm nhu cầu vàng tăng lên. Dịp cuối năm (dương lịch và âm lịch), dù trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khó khăn, không tăng trưởng như mong muốn, nhiều đoanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giảm công suất, nhưng ít nhiều người lao động cũng có thêm thu nhập (có thể ít hơn năm trước) như lương tháng 13, các loại tiền thưởng cùng với tâm lý thêm phần “để dành” bằng mua vàng miếng hay vàng đã qua chế tác. Và như viết ở trên, còn do các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng mua vàng (kể cả mua lẻ) để phục vụ hoạt động của mình.
Tóm lại, giá vàng trong nước tăng do nguồn cung vàng với giá tăng liên tục ở mức cao trong khi vàng của nước ta phụ thuộc vào giá vàng thế giới và nhu cầu vàng trong nước tăng cao liên tục trong những tháng cuối năm./.
Nguyễn Quán