Từ 00 giờ ngày 01/6/2024, công tác lập bảng kê hộ được tiến hành nhằm chuẩn bị cho Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra DTTS) trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung công việc quan trọng, có vai trò quyết định đối với thành công của Điều tra này.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lập bảng kê
Bảng kê hộ là bảng danh sách các hộ dân cư và một số thông tin về hộ dân cư trong một địa bàn điều tra (ĐBĐT) cụ thể, gồm: Thông tin về số thứ tự ngôi nhà/căn hộ/nơi ở mà hộ dân cư đó đang cư trú, số thứ tự hộ, họ và tên chủ hộ, địa chỉ của hộ, dân tộc của hộ, số người, số nữ, tổng số người DTTS, số người DTTS chia theo từng dân tộc và ghi chú (nếu có). Do đó, lập Bảng kê hộ dân cư (viết gọn là hộ) là công việc quan trọng trong Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, đây cũng là là cơ sở để chọn hộ và tính quyền số suy rộng của cuộc điều tra. Mục đích cụ thể của công tác lập Bảng kê hộ nhằm giúp nắm bắt được thông tin ban đầu về các hộ dân cư của các ĐBĐT và giúp cho cuộc điều tra diễn ra thuận lợi, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót ĐBĐT. Đồng thời, giúp điều tra viên (ĐTV) nhận biết rõ ràng phạm vi ĐBĐT và số hộ phải phỏng vấn trong thời gian thu thập thông tin Điều tra DTTS.
Yêu cầu đặt ra đối với công tác lập Bảng kê hộ là phải bao gồm tất cả các ngôi nhà/căn hộ có người ở và các hộ dân cư thuộc phạm vi ĐBĐT phải được thu thập thông tin trong phiếu điều tra. Những nơi không phải là nhà ở mà chỉ là nơi có thể ở như: Gầm cầu, lều, lán, trại,... nhưng có người cư trú thường xuyên thuộc phạm vi của ĐBĐT đều phải liệt kê trong Bảng kê hộ.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lập bảng kê
Bảng kê hộ là bảng danh sách các hộ dân cư và một số thông tin về hộ dân cư trong một địa bàn điều tra (ĐBĐT) cụ thể, gồm: Thông tin về số thứ tự ngôi nhà/căn hộ/nơi ở mà hộ dân cư đó đang cư trú, số thứ tự hộ, họ và tên chủ hộ, địa chỉ của hộ, dân tộc của hộ, số người, số nữ, tổng số người DTTS, số người DTTS chia theo từng dân tộc và ghi chú (nếu có). Do đó, lập Bảng kê hộ dân cư (viết gọn là hộ) là công việc quan trọng trong Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, đây cũng là là cơ sở để chọn hộ và tính quyền số suy rộng của cuộc điều tra. Mục đích cụ thể của công tác lập Bảng kê hộ nhằm giúp nắm bắt được thông tin ban đầu về các hộ dân cư của các ĐBĐT và giúp cho cuộc điều tra diễn ra thuận lợi, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót ĐBĐT. Đồng thời, giúp điều tra viên (ĐTV) nhận biết rõ ràng phạm vi ĐBĐT và số hộ phải phỏng vấn trong thời gian thu thập thông tin Điều tra DTTS.
Yêu cầu đặt ra đối với công tác lập Bảng kê hộ là phải bao gồm tất cả các ngôi nhà/căn hộ có người ở và các hộ dân cư thuộc phạm vi ĐBĐT phải được thu thập thông tin trong phiếu điều tra. Những nơi không phải là nhà ở mà chỉ là nơi có thể ở như: Gầm cầu, lều, lán, trại,... nhưng có người cư trú thường xuyên thuộc phạm vi của ĐBĐT đều phải liệt kê trong Bảng kê hộ.
Công tác lập bảng kê có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định thành công của
Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024
Theo đó, đối tượng thực hiện lập Bảng kê hộ bao gồm: Các ngôi nhà/căn hộ có người ở và những nơi không phải là nhà nhưng có người ở trong phạm vi các ĐBĐT; Các hộ đang cư trú trong các ngôi nhà/căn hộ/nơi ở trong phạm vi các ĐBĐT; Các khân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của các hộ trong phạm vi các ĐBĐT.
Đơn vị được thực hiện lập Bảng kê hộ là các hộ dân cư. Bảng kê hộ được thực hiện cho các ĐBĐT được chọn trên phạm vi cả nước và bắt đầu được lập từ thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Một số công tác trong nghiệp vụ lập Bảng kê
Để thực hiện tốt công tác lập bảng kê, người thu thập thông tin phục vụ lập bảng kê hộ (người lập bảng kê) phải tham dự đầy đủ lớp tập huấn nghiệp vụ lập Bảng kê hộ và nhận đủ các tài liệu, phương tiện phục vụ lập bảng kê (Sổ tay hướng dẫn lập bảng kê, sơ đồ nền của xã/phường,...) trước khi thực hiện lập Bảng kê hộ; Cài đặt phần mềm thu thập thông tin vào thiết bị điện tử thông minh, nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào CAPI trước khi thực hiện lập Bảng kê hộ.
Người lập bảng kê chịu sự kiểm tra, giám sát của Giám sát viên (GSV) các cấp trong quá trình thực hiện công việc lập Bảng kê hộ. Phải giữ gìn, bảo quản cẩn thận sơ đồ nền xã/phường, các tài liệu hướng dẫn và không tiết lộ, cung cấp thông tin đã thu thập cho người khác. cần nghiên cứu sơ đồ nền xã/phường để nắm thông tin về ĐBĐT do mình phụ trách, bảo đảm thực hiện lập danh sách đầy đủ các hộ đang sinh sống tại ĐBĐT. Người lập bảng kê nên phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, người quản lý các nhà chung cư/toà nhà nhiều tầng thuộc ĐBĐT do mình phụ trách để xác định rõ ranh giới của ĐBĐT và xác định đầy đủ các hộ trong ĐBĐT.
Đồng thời, có trách nhiệm tuyên truyền cho các hộ về mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra; giới thiệu với hộ về bản thân và mục đích đến hộ để hộ nắm được thông tin và hợp tác thực hiện; đến từng hộ để hỏi chủ hộ hoặc người đại diện của hộ về các thông tin trong phiếu điều tra; dựa vào khái niệm về hộ và NKTTTT của hộ được quy định tại Mục III.6 và III.9, Phần I và “Quy trình phỏng vấn xác định nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ” được quy định tại Phụ lục III, Sơ đồ xác định hộ và NKTTTT tại Phụ lục IV để xác định số nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ một cách chính xác.
Quy trình thực hiện thu thập thông tin phục vụ lập Bảng kê hộ thực hiện theo các bước sau: (1) Nhận bàn giao ĐBĐT và sơ đồ nền xã/phường từ cơ quan thống kê; xác định đúng phạm vi của ĐBĐT trên sơ đồ và trên thực tế. (2) Khảo sát thực địa để nắm rõ về ranh giới và phạm vi của ĐBĐT đã được giao phụ trách thực hiện thu thập thông tin phiếu điều tra trên thực tế; đối chiếu thông tin với sơ đồ nền xã/phường. (3) Đến các ngôi nhà/căn hộ/nơi ở trong ĐBĐT để xác định các hộ dân cư và NKTTTT trong các hộ. Đến các ngôi nhà/căn hộ/nơi ở theo nguyên tắc bắt đầu đi từ đầu hoặc cuối ĐBĐT: Đến từng ngôi nhà/căn hộ/nơi ở theo tuần tự từ ngôi nhà/căn hộ/nơi ở đầu tiên đến cuối cùng; không bỏ sót ngôi nhà/căn hộ/nơi ở nào trong phạm vi ĐBĐT được giao phụ trách kể cả những ngôi nhà có vẻ như không có người ở để xác định có người cư trú trong đó không. Đối với nhà chung cư, phải đi lần lượt từng cầu thang, vào từng căn hộ của mỗi tầng, từ tầng 1 (trệt) lên đến tầng cao nhất. (4) Tại mỗi ngôi nhà/căn hộ/nơi ở mà người lập bảng kê đến, người lập bảng kê gặp chủ hộ hoặc người am hiểu các thông tin về hộ để hỏi, xác định thông tin và nhập vào phiếu điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh (CAPI). (5) Kiểm tra và thực hiện đồng bộ để gửi dữ liệu đã thu thập về máy chủ.
Phiếu điều tra thu thập thông tin phục vụ công tác lập bảng kê hộ Điều tra DTTS gồm các thông tin: Thông tin định danh, thông tin trên phiếu 01/DTTS-BK.
Lập Bảng kê hộ của Điều tra 53 DTTS năm 2024 sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng thiết bị di động (CAPI). Thông qua phần mềm thu thập thông tin lập bảng kê với tên gọi Lập bảng kê DTTS 2024 do Tổng cục Thống kê thiết kế, các ĐTV cần cài đặt phần mềm vào thiết bị di động để thực hiện thu thập thông tin từ đối tượng điều tra. Thông tin trên phiếu điện tử được ĐTV hoàn thành và gửi về máy chủ của Tổng cục Thống kê. Phần mềm điều tra thu thập thông tin được xây dựng dành cho các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS: Điện thoại thông minh, Máy tính bảng…
Thực trạng công tác lập bảng kê tại một số địa phương
Ngay sau đợt tập huấn của Trung ương về công tác lập bảng kê diễn ra tại Bình Định, các Cục Thống kê trên cả nước đã tiến hành tập huấn cho các cán bộ, công chức, người lao động, điều tra viên về công tác lập bảng kê. Công tác tập huấn thậm chí còn được thực hiện sát sao ở cấp Chi cục và tiến hành giám sát công tác lập bảng kê, qua đó giúp nắm bắt được thông tin ban đầu về các hộ dân cư của các ĐBĐT và giúp cho cuộc điều tra diễn ra thuận lợi, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót ĐBĐT.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trên cả nước đã hoàn thành công tác lập bảng kê để chuẩn bị cho điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024. Tại Điện Biên, công tác lập bảng kê được bắt đầu thực hiện ngay sau các lớp tập huấn dành cho điều tra viên (ĐTV). Từ ngày 01/6/2024 đến ngày 25/6/2024 tỉnh Điện Biên đã hoàn thành việc lập bảng kê tại 431 địa bàn (43.624 hộ) trong đó: 16 địa bàn điều tra toàn bộ; 356 địa bàn mẫu 30 hộ; 59 địa bàn mẫu 40 hộ theo đúng kế hoạch và phương án quy định.
Ngày 24/5/2024, Cục Thống kê Bình Định đã tổ chức Hội nghị tập huấn giới thiệu Phương án Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, hướng dẫn lập bảng kê hộ và sử dụng thiết bị điều tra. Tại đây, Các báo cáo viên Phòng Thu thập Thông tin thống kê và Phòng Thống kê Xã hội thực hiện hướng dẫn phiếu điều tra 01/DTTS-BK: Thu thập thông tin lập bảng kê hộ dân cư và hướng dẫn sử dụng trang Web tác nghiệp điều tra, hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm CAPI - Phiếu bảng kê. Nhờ tích cực triển khai công tác lập bảng kê đã được Cục Thống kê tỉnh nhanh chóng thực hiện và hoàn thành trước ngày 25/6/2024 với tỷ lệ 100%. Theo đó, công tác lập bảng kê được thực hiện ở 94 địa bàn tại 6 huyện (An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Vân Canh); số hộ lập bảng kê là 8.939 hộ, tăng 862 hộ so với kết quả lập bảng kê thời điểm thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Theo thông tin tiến độ phiếu bảng kê, tính đến thời điểm ngày 26/6/2024, công tác lập bảng kê của Sóc Trăng đã thực hiện được 452/452 địa bàn, hoàn thành 100%. Tỉnh Sóc Trăng thực hiện lập bảng kê tại 11 huyện, thành phố và thị xã với số hộ bảng kê là 64.216 hộ, tăng 13.922 hộ so với con số 50.294 hộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Theo kế hoạch, đến ngày 30/6/2024, công tác lập bảng kê sẽ kết thúc, từ ngày 01/7/2024, Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước sẽ chính thức bắt đầu. Những kết quả thu được từ công tác lập bảng kê là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công cuộc Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024./.
Thu Hiền