Một số nội dung về xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em tại Việt Nam

|

Một số nội dung về xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia và thực hiện Công ước Quyền Trẻ em, có nghĩa vụ thực hiện, giám sát, báo cáo và đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em. Đặc biệt, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, gồm 17 mục tiêu chung với 169 mục tiêu cụ thể và “trẻ em” được xác định là một trong các nhóm yếu thế cần được theo dõi, đánh giá theo nguyên tắc “không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”. Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó, quy định 33 mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em.
 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Nguyên tắc không phân biệt đối xử của Công ước về Quyn Trẻ em được thể hiệnnguyên tắc “Không ai bị bỏ lại phía sau”của Mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam và cụ thể hóa ở yêu cầu phân tổ theo giới, nhóm tuổi, tình trạng khuyết tật, dân tộc, trình độ giáo dục, mức thu nhập, tỉnh/thành phố,... Ba nguyên tắc còn lại và bốn nhóm quyền trẻ em được thể hiện ở nội dung các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là cần xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu thốngphát triển bền vững để giám sát và báo cáo được việc thực hiện các nguyên tắc và các nhóm quyền này.
 
Để xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu thống kê giám sát, đánh giá thực hiện các quyền trẻ em, với 33 mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thống kê thực hiện đánh giá tính khả thi của 56 chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững toàn cầu liên quan đến trẻ em tại Việt Nam.
 
Kết quả đánh giá cho thấy, trong số 56 chỉ tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em: 14 chỉ tiêu (25%) đã có sẵn dữ liệu; 18 chỉ tiêu (32,14%) có một số dữ liệu liên quan nhưng chưa được tổng hợp theo yêu cầu và 24 chỉ tiêu (42,86%) chưa có dữ liệu.
 
V tính khả thi của việc biên soạn các chỉ tiêu thống kê, có 31 chỉ tiêu (55,36%) là các chỉ tiêu rất dễ thực hiện, đây là các chỉ tiêu đã có sẵn nguồn số liệu; 18 chỉ tiêu (32,14%) là các chỉ tiêu có tính khả thi cao nếu nỗ lực thực hiện và 7 chỉ tiêu (12,5%) không có khả thi thực hiện, ngay cả với nỗ lực lớn để biên soạn.
 
Về yêu cầu nguồn lực bổ sung, có 16 chỉ tiêu (28,57%) không yêu cầu nguồn lực bổ sung; 12 chỉ tiêu (21,43%) yêu cầu nguồn lực bổ sung thấp và vừa phải và 28 chỉ tiêu (50%) muốn thực hiện được đòi hòi nguồn lực bổ sung cao.
 
V sự phụ thuộc hỗ trợ từ bên ngoài, có 16 chỉ tiêu (28,57%) không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài; 13 chỉ tiêu (23,21%) tuy có cần sự hỗ trợ từ bên ngoài nhưng mức độ phụ thuộc không cao và có 27 chỉ tiêu (48,22%) phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Căn cứ vào kết quả đánh giá trên, tác giả đề xuất:
  1.  Lựa chọn 53 chỉ tiêu phát triển bền vững ở cấp độ toàn cầu liên quan đến trẻ em quy định trong Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
 
  1.  Với mỗi chỉ tiêu được đề xuất cần quy định: Tên chỉ tiêu, phân tổ, kỳ công bố, lộ trình thực hiện (A: thực hiện từ năm 2019; B: thực hiện từ năm 2025) và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, trong đó:
 
  • Tên chỉ tiêu: Tên chỉ tiêu đề xuất có thể trùng với tên chỉ tiêu ở cấp độ toàn cầu hoặc được sửa đổi để phù hợp với Việt Nam, tuy nhiên không làm thay đổi về ý nghĩa, nội dung của chỉ tiêu. Các chỉ tiêu được đề xuất có thể được tách hoặc gộp từ nhiều chỉ tiêu trong SDG (có chú thích kèm theo).
 
  • Phân tổ chủ yếu: Xác định phân tổ có liên quan đến trẻ em như giới tính, thành thị/nông thôn, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương,…
 
(iii) Kỳ công bố: Năm, 2 năm,..
 
(iv) Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành để xác định cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp chỉ tiêu. Các bộ, ngành liên quan là: Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
 
Để theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và các chỉ tiêu liên quan đến trẻ em nói riêng, tác giả có một số khuyến nghị như sau:
 
Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu Bộ, ngành và do Bộ, ngành chịu trách nhiệm báo cáo, các Bộ cần quy định trong hệ thống chỉ tiêu của Bộ, ngành để lập kế hoạch, bố trí nguồn lực thực hiện và báo cáo.
 
Thứ hai, Tổng cục Thống kê cùng các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu này cần có kế hoạch thực hiện ngay các chỉ tiêu có lộ trình A; đồng thời, xây dựng dựng kế hoạch phù hợp để tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu có lộ trình B.
 
Thứ ba, các Bộ, ngành nâng cao năng lực và hoàn thiện tổ chức thống kê Bộ, ngành. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê trong quá trình xây dựng, chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững liên quan đến trẻ em.
 
Thứ tư, Bộ, ngành tiến hành lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em được phân công thực hiện vào hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành để thuận tiện trong quá trình triển khai thu thập. Đẩy mạnh việc thu thập dữ liệu thống kê về phát triển bền vững được phân công, đặc biệt là việc sử dụng dữ liệu hành chính. Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững thuộc lĩnh vực phụ trách./.

 
ThS. Nguyễn Đình Khuyến
Phó vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ và Công nghệ thông tin - TCTK