Theo kết quả điều tra khảo sát mức sống của TCTK, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, chi tiêu đời sống của dân cư có xu hướng tăng nhanh. Năm 2004 chi tiêu đời sống bình quân 1 hộ 1 tháng chỉ vào khoảng 1,5 triệu đồng, đến năm 2010 là khoảng 4,5 triệu đồng và 2016 lên tới 7,6 triệu đồng. Qua 12 năm, chi tiêu tăng thêm 6,1 triệu đồng, tăng xấp xỉ 386%, cùng với sự gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Năm 2004, chi bình quân hộ một tháng ở nông thôn là 1,2 triệu đồng và thành thị là 2,5 triệu đồng; năm 2010, mức chi tiêu này tăng lên lần lượt là 3,5 triệu đồng và 6,7 triệu đồng (chênh lệch giữa hai khu vực là 3,2 triệu đồng), năm 2016 là 6,1 triệu đồng và 10,8 triệu đồng (mức chênh lệch tăng lên thành 4,7 triệu đồng).
Chi tiêu cho giáo dục
Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng giai đoạn 2010-2016 tăng dần qua các năm. Năm 2010, một người đi học chi tiêu bình quân khoảng 3 triệu đồng cho việc đi học trong 12 tháng; thì đến năm 2016, chi tiêu này là gần 5,5 triệu đồng/người, tương ứng tăng 80,3%. Điều này cho thấy, đầu tư của các hộ gia đình vào giáo dục đào tạo ngày càng tăng mạnh, phản ánh sự quan tâm của hộ gia đình tới việc học hành của thế hệ trẻ; đồng thời cho thấy chất lượng đời sống của các gia đình Việt Nam đang dần được nâng cao.
Xét về sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch giữa 2 khu vực này ngày càng lớn hơn, đặc biệt trong khoảng năm 2014 đến 2016. Năm 2010, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn khoảng 3 triệu đồng/người/năm; tuy nhiên đến năm 2016, mức chi cho giáo dục ở thành thị đã gấp gần 2,5 lần so với mức chi ở nông thôn. Điều này có thể do điều kiện kinh tế của hộ gia đình ở thành thị đang ngày càng tăng lên, phân hóa giàu nghèo rõ rệt, do vậy việc đầu tư vào hoạt động giáo dục của các thành viên trong gia đình ở khu vực thành thị cũng tăng lên đáng kể. Một mặt khác, ở nông thôn, Chính phủ đang áp dụng các chính sách miễn giảm học phí cho vùng đặc biệt khó khăn để khuyến khích người dân vùng này tham gia học tập, do vậy sự chênh lệch càng lớn.
Xét thực tế chi cho giáo dục theo vùng miền, ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn giữa 6 vùng kinh tế. Vùng có chi cho giáo dục đào tạo cao nhất là Đông Nam Bộ, với mức chi là gần 9,4 triệu đồng/người trong 12 tháng; vùng có đầu tư cho giáo dục thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, với mức đầu tư chỉ khoảng 2,6 triệu đồng/người. Mức chi phân biệt giữa các vùng cũng phản ánh được trình độ học vấn có sự phân hóa theo vùng. Theo đó, ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trình độ học vấn cao nhất đạt được của người dân vẫn còn thấp: 11,4% chưa bao giờ đến trường; 11,5% không có bằng cấp và chỉ có 7,6% có bằng cao đẳng, đại học trở lên.
Xét về chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng, số liệu KSMS cho thấy, sự chênh lệch tương đối lớn của chi này giữa hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh và hộ gia đình có chủ hộ dân tộc khác (cao hơn gấp khoảng 3 lần).
Trong tổng số tiền chi cho giáo dục, chủ yếu là chi cho học phí (chiếm 34,4%) và các khoản chi khác (chiếm 23,4%). Các khoản chi này thường là các chi phí ăn ở, đi lại, chi phí này đặc biệt rất quan trọng đối với sinh viên, học sinh đi học xa nhà và phải ở trọ. Các khoản chi còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi tiêu cho giáo dục, thấp nhất là chi cho quần áo đồng phục.
Chi tiêu cho y tế
Số liệu Khảo sát Mức sống dân cư năm 2016 cho thấy, chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân nhân khẩu một tháng đối với những hộ không tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là 92,2 nghìn đồng /tháng, trong khi đó đối với những hộ tham gia là 131 nghìn đồng/tháng.
Chi tiêu cho giáo dục
Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng giai đoạn 2010-2016 tăng dần qua các năm. Năm 2010, một người đi học chi tiêu bình quân khoảng 3 triệu đồng cho việc đi học trong 12 tháng; thì đến năm 2016, chi tiêu này là gần 5,5 triệu đồng/người, tương ứng tăng 80,3%. Điều này cho thấy, đầu tư của các hộ gia đình vào giáo dục đào tạo ngày càng tăng mạnh, phản ánh sự quan tâm của hộ gia đình tới việc học hành của thế hệ trẻ; đồng thời cho thấy chất lượng đời sống của các gia đình Việt Nam đang dần được nâng cao.
Xét về sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch giữa 2 khu vực này ngày càng lớn hơn, đặc biệt trong khoảng năm 2014 đến 2016. Năm 2010, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn khoảng 3 triệu đồng/người/năm; tuy nhiên đến năm 2016, mức chi cho giáo dục ở thành thị đã gấp gần 2,5 lần so với mức chi ở nông thôn. Điều này có thể do điều kiện kinh tế của hộ gia đình ở thành thị đang ngày càng tăng lên, phân hóa giàu nghèo rõ rệt, do vậy việc đầu tư vào hoạt động giáo dục của các thành viên trong gia đình ở khu vực thành thị cũng tăng lên đáng kể. Một mặt khác, ở nông thôn, Chính phủ đang áp dụng các chính sách miễn giảm học phí cho vùng đặc biệt khó khăn để khuyến khích người dân vùng này tham gia học tập, do vậy sự chênh lệch càng lớn.
Xét thực tế chi cho giáo dục theo vùng miền, ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn giữa 6 vùng kinh tế. Vùng có chi cho giáo dục đào tạo cao nhất là Đông Nam Bộ, với mức chi là gần 9,4 triệu đồng/người trong 12 tháng; vùng có đầu tư cho giáo dục thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, với mức đầu tư chỉ khoảng 2,6 triệu đồng/người. Mức chi phân biệt giữa các vùng cũng phản ánh được trình độ học vấn có sự phân hóa theo vùng. Theo đó, ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trình độ học vấn cao nhất đạt được của người dân vẫn còn thấp: 11,4% chưa bao giờ đến trường; 11,5% không có bằng cấp và chỉ có 7,6% có bằng cao đẳng, đại học trở lên.
Xét về chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng, số liệu KSMS cho thấy, sự chênh lệch tương đối lớn của chi này giữa hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh và hộ gia đình có chủ hộ dân tộc khác (cao hơn gấp khoảng 3 lần).
Trong tổng số tiền chi cho giáo dục, chủ yếu là chi cho học phí (chiếm 34,4%) và các khoản chi khác (chiếm 23,4%). Các khoản chi này thường là các chi phí ăn ở, đi lại, chi phí này đặc biệt rất quan trọng đối với sinh viên, học sinh đi học xa nhà và phải ở trọ. Các khoản chi còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi tiêu cho giáo dục, thấp nhất là chi cho quần áo đồng phục.
Chi tiêu cho y tế
Số liệu Khảo sát Mức sống dân cư năm 2016 cho thấy, chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân nhân khẩu một tháng đối với những hộ không tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là 92,2 nghìn đồng /tháng, trong khi đó đối với những hộ tham gia là 131 nghìn đồng/tháng.
Và cũng theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2016, có sự chênh lệch không nhỏ giữa việc chi khám chữa bệnh của những hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện với hộ không tham gia. Cụ thể, chi khám chữa bệnh bình quân nhân khẩu trong một tháng của nhóm những hộ không tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là 87,6 nghìn đồng, trong khi của nhóm những hộ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là 110,4 nghìn đồng.
Chi tiêu lương thực, thực phẩm
Chi tiêu cho đời sống, chi cho ăn, uống, hút của dân cư chiếm tỷ lệ lớn trên 47% (năm 2012 và 2008 lần lượt là 2 năm có cơ cấu chi cho ăn, uống, hút cao nhất và thấp nhất với cơ cấu chi lần lượt là 52,5% và 47,1%); chi không phải ăn, uống, hút chiếm tỷ lệ trên 41% trong tổng chi tiêu.
Chi tiêu lương thực, thực phẩm
Chi tiêu cho đời sống, chi cho ăn, uống, hút của dân cư chiếm tỷ lệ lớn trên 47% (năm 2012 và 2008 lần lượt là 2 năm có cơ cấu chi cho ăn, uống, hút cao nhất và thấp nhất với cơ cấu chi lần lượt là 52,5% và 47,1%); chi không phải ăn, uống, hút chiếm tỷ lệ trên 41% trong tổng chi tiêu.
Hình 1. Cơ cấu các khoản chi tiêu cho đời sống
Trong các khoản chi cho ăn uống, hút thì chi cho các mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với mặt hàng lương thực, nhóm 1 (nghèo nhất) có tỷ lệ chi cao nhất. Nhóm 5 (giàu nhất) chi tiêu cho ăn uống ngoài gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm khác.
Trong khoảng thời gian từ 2006-2016, tổng chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng có sự tăng rõ rệt từ 460,4 nghìn đồng năm 2006 lên 2.015,7 nghìn đồng năm 2016, tốc độ tăng 4,4 lần. Trong tổng chi tiêu cho đời sống, chi cho các mặt hàng ăn, uống, hút vẫn lớn hơn chi cho các mặt hàng không phải ăn, uống, hút.
Năm 2016 chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng cho thực phẩm là 567,5 nghìn đồng/ người/ tháng; trong đó khu vực thành thị là 743,5 nghìn đồng/ người/ tháng, khu vực nông thôn là 485,2 nghìn đồng/ người/ tháng.
Năm 2016 so với năm 2006, chi cho ăn, uống, hút bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng tăng gần 4,4 lần; trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng 4,4 lần; ăn uống ngoài gia đình tăng 7,4 lần; nhóm hàng lương thực tăng 2,4 lần; nhóm hàng uống và hút tăng 3,4 lần; nhóm hàng chất đốt tăng 2,9 lần.
Theo 5 nhóm thu nhập, chi cho ăn uống, hút bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng tăng dần theo các năm. Năm 2016 so với năm 2006, tốc độ chi cho ăn, uống, hút bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của nhóm 1 (nghèo nhất) tăng 4,3 lần; của nhóm 5 (giàu nhất) tăng 3,8 lần; tốc độ tăng chung là 4,2 lần.
Trong các năm 2006-2016, chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng tăng từ 229,3 nghìn đồng năm 2006 lên 969 nghìn đồng năm 2016, mức tăng gấp 4,2 lần. Khu vực thành thị có mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm cao hơn khu vực nông thôn. Mức tăng chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm năm 2016 so với năm 2006 của khu vực thành thị là 3,9 lần; của khu vực nông thôn là 4,2 lần.
Đầu tư đồ dùng lâu bền
Trị giá đồ dùng lâu bền mua mới bình quân một hộ trong 12 tháng giai đoạn 2010-2016 liên tục tăng nhanh. Trị giá này năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng và đến năm 2016 đã đạt 19 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 67,78%, cho thấy nhu cầu đầu tư vào đồ dùng lâu bền của các hộ dân cư ngày càng gia tăng, đời sống của người dân đang được nâng cao về chất lượng.
Trị giá đồ dùng lâu bền mua mới bình quân một hộ trong 12 tháng cũng có sự phân biệt rõ nét giữa khu vực thành thị và nông thôn. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng mở rộng, đặc biệt là trong năm 2016. Năm 2016, trị giá này ở khu vực thành thị là 28 triệu đồng, gấp đôi khu vực nông thôn (14,8 triệu đồng).
Trị giá mua mới đồ dùng lâu bền bình quân một hộ có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng kinh tế. Trị giá này cao nhất ở khu vực Đông Nam bộ (đạt 27.355 nghìn đồng) và thấp nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đạt 15.246 nghìn đồng) và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (15.295 nghìn đồng).
Bên cạnh các yếu tố khu vực và vùng miền, trị giá mua mới đồ dùng lâu bền của hộ trong 12 tháng cũng có sự khác biệt theo từng đặc điểm của bản thân hộ gia đình như: Trình độ giáo dục cao nhất của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ và quy mô số người sống trong hộ gia đình.
Trong khoảng thời gian từ 2006-2016, tổng chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng có sự tăng rõ rệt từ 460,4 nghìn đồng năm 2006 lên 2.015,7 nghìn đồng năm 2016, tốc độ tăng 4,4 lần. Trong tổng chi tiêu cho đời sống, chi cho các mặt hàng ăn, uống, hút vẫn lớn hơn chi cho các mặt hàng không phải ăn, uống, hút.
Năm 2016 chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng cho thực phẩm là 567,5 nghìn đồng/ người/ tháng; trong đó khu vực thành thị là 743,5 nghìn đồng/ người/ tháng, khu vực nông thôn là 485,2 nghìn đồng/ người/ tháng.
Năm 2016 so với năm 2006, chi cho ăn, uống, hút bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng tăng gần 4,4 lần; trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng 4,4 lần; ăn uống ngoài gia đình tăng 7,4 lần; nhóm hàng lương thực tăng 2,4 lần; nhóm hàng uống và hút tăng 3,4 lần; nhóm hàng chất đốt tăng 2,9 lần.
Theo 5 nhóm thu nhập, chi cho ăn uống, hút bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng tăng dần theo các năm. Năm 2016 so với năm 2006, tốc độ chi cho ăn, uống, hút bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của nhóm 1 (nghèo nhất) tăng 4,3 lần; của nhóm 5 (giàu nhất) tăng 3,8 lần; tốc độ tăng chung là 4,2 lần.
Trong các năm 2006-2016, chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng tăng từ 229,3 nghìn đồng năm 2006 lên 969 nghìn đồng năm 2016, mức tăng gấp 4,2 lần. Khu vực thành thị có mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm cao hơn khu vực nông thôn. Mức tăng chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm năm 2016 so với năm 2006 của khu vực thành thị là 3,9 lần; của khu vực nông thôn là 4,2 lần.
Đầu tư đồ dùng lâu bền
Trị giá đồ dùng lâu bền mua mới bình quân một hộ trong 12 tháng giai đoạn 2010-2016 liên tục tăng nhanh. Trị giá này năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng và đến năm 2016 đã đạt 19 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 67,78%, cho thấy nhu cầu đầu tư vào đồ dùng lâu bền của các hộ dân cư ngày càng gia tăng, đời sống của người dân đang được nâng cao về chất lượng.
Trị giá đồ dùng lâu bền mua mới bình quân một hộ trong 12 tháng cũng có sự phân biệt rõ nét giữa khu vực thành thị và nông thôn. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng mở rộng, đặc biệt là trong năm 2016. Năm 2016, trị giá này ở khu vực thành thị là 28 triệu đồng, gấp đôi khu vực nông thôn (14,8 triệu đồng).
Trị giá mua mới đồ dùng lâu bền bình quân một hộ có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng kinh tế. Trị giá này cao nhất ở khu vực Đông Nam bộ (đạt 27.355 nghìn đồng) và thấp nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đạt 15.246 nghìn đồng) và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (15.295 nghìn đồng).
Bên cạnh các yếu tố khu vực và vùng miền, trị giá mua mới đồ dùng lâu bền của hộ trong 12 tháng cũng có sự khác biệt theo từng đặc điểm của bản thân hộ gia đình như: Trình độ giáo dục cao nhất của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ và quy mô số người sống trong hộ gia đình.
Theo trình độ giáo dục cao nhất của chủ hộ gia đình, chi tiêu của hộ cho đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua cũng có sự khác biệt đáng kể. Mức chi tiêu này thấp nhất ở nhóm các hộ có chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học và cao nhất ở nhóm cao đẳng trở lên.
Phân theo dân tộc của chủ hộ, trị giá đồ dùng lâu bền mua mới của hộ gia đình có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm hộ có chủ hộ dân tộc Kinh và nhóm hộ gia đình có chủ hộ dân tộc khác. Năm 2016, hộ gia đình dân tộc Kinh đầu tư 19.798 nghìn đồng vào đồ dùng lâu bền, trong khi đó hộ gia đình dân tộc khác đầu tư 13.881 triệu đồng, nhóm hộ dân tộc Kinh đầu tư cao hơn nhóm khác là 5.917 nghìn đồng, tương ứng 42,6%. Phân theo tình trạng hôn nhân của chủ hộ gia đình, trị giá mua mới đồ dùng lâu bền trong hộ gia đình không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm gia đình mà chủ hộ chưa có vợ/chồng, góa, Ly hôn/ly thân. Tuy nhiên mức chi tiêu cho đồ dùng lâu bền đặc biệt cao ở nhóm hộ gia đình mà chủ hộ đang có vợ/có chồng. Mức chi ở nhóm này đạt 20.255 nghìn đồng trong năm 2016 và tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2010-2016. Có thể nhận thấy rất rõ việc đầu tư cho đồ dùng lâu bền phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hôn nhân của chủ hộ. Một gia đình có đầy đủ cả vợ cả chồng thường chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống hơn, đầu tư mạnh tay hơn vào đồ dùng gia đình hơn là các hộ gia đình mà chủ hộ chưa có vợ/chồng, góa hoặc ly hôn/ly thân.
Phân theo quy mô số người trong hộ gia đình, trị giá mua mới đồ dùng lâu bền bình quân một hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm gia đình có từ bốn người trở lên và nhóm hộ gia đình có dưới bốn người. Những hộ gia đình đông người, thường có đủ cha mẹ, con cái thì đầu tư nhiều hơn cho đồ dùng lâu bền, nhằm hoàn thiện và ngày càng nâng cao điều kiện sống của gia đình. Những hộ gia đình ít người hơn thì đầu tư ít hơn cho khoản chi tiêu này, cụ thể: Quy mô hộ gia đình 2 người so với 6 người năm 2010 là 8.012 nghìn đồng so với 13.247 nghìn đồng; năm 2016 là 9.108 nghìn đồng so với 25.457 nghìn đồng.
Chi tiêu cho nhà ở, điện nước, rác thải
Nhu cầu nhà ở tại các thành thị đang ngày một tăng, các thành phố lớn và các khu công nghiệp rất đông dân cư nên nhu cầu về nhà ở, điện nước và vệ sinh có nhu cầu rất cao. Theo số liệu của Khảo sát mức sống hộ gia đình, mức chi bình quân 1 người một tháng có sự chênh lệnh nhiều giữa thành thị và nông thôn, năm 2016 là 98,5 nghìn đồng so với 29,4 nghìn đồng, cao hơn 3,3% năm 2010. Nhưng càng ngày khoảng cách mức sống, chi tiêu của thành thị rút ngắn so với nông thôn. Cụ thể, năm 2016, chênh lệch mức chi tiêu giữa thành thị đạt 240,8 nghìn đồng so với mức chi tiêu nông thôn đạt 117,3 nghìn đồng, rút ngắn còn 2,1%.
Sự chênh lệch rõ rệt khi quan sát cấp vùng, vùng Đông Bắc Bộ có cơ cấu chi tiêu về điện nước và vệ sinh cao nhất cả nước, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất trong 6 vùng là Tây Nguyên. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có sự chuyển mình rõ rệt qua các năm từ năm 2010-2016, cơ cấu chi tiêu cho điện nước và vệ sinh của vùng này trong năm 2016 cao hơn 5,2% so với năm 2010. Điều đó cho thấy, Trung du miền núi phía Bắc đang trên đà phát triển, tình trạng du canh di cư đã dần cải thiện, đồng bào đã với an cư lạc nghiệp, nhà ở ổn định và vì thế tiếp cận điện, nước với hộ vùng này được nâng cao.
Trong Khảo sát MSDC có thu thập một số thông tin về nhà ở (kết cấu nhà, diện tích ở…), điều kiện sinh hoạt (nguồn nước sử dụng, nguồn điện, loại hố xí sử dụng…). Năm 2016, chi tiêu về nhà ở, điện nước và vệ sinh của nhóm giàu nhất cao gấp 7,1 lần của nhóm hộ nghèo nhất (hệ số này năm 2014 là 8,1 lần, năm 2012 là 7,2 lần, năm 2010 là 10,9 lần).
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh, Hoa chiếm 85,4% dân số cả nước, dân tộc thiểu số chiếm 14,6% dân số cả nước; Nhóm dân tộc Kinh, Hoa sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích của cả nước. Do xuất phát điểm của vùng dân tộc thiểu số và miền núi thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực và mặt bằng dân trí thấp nên gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư; thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật... Từ đó, làm nảy sinh một số vấn đề bức xúc trong đồng bào dân tộc thiểu số như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực. Tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6%, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước.
Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2016 bình quân 1 người 1 tháng đạt 156,63 nghìn đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2010. Chi nhà ở, điện nước và vệ sinh bình quân đầu người của nhóm Kinh, Hoa năm 2016 đạt 176,3 nghìn đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2010./.
Phân theo dân tộc của chủ hộ, trị giá đồ dùng lâu bền mua mới của hộ gia đình có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm hộ có chủ hộ dân tộc Kinh và nhóm hộ gia đình có chủ hộ dân tộc khác. Năm 2016, hộ gia đình dân tộc Kinh đầu tư 19.798 nghìn đồng vào đồ dùng lâu bền, trong khi đó hộ gia đình dân tộc khác đầu tư 13.881 triệu đồng, nhóm hộ dân tộc Kinh đầu tư cao hơn nhóm khác là 5.917 nghìn đồng, tương ứng 42,6%. Phân theo tình trạng hôn nhân của chủ hộ gia đình, trị giá mua mới đồ dùng lâu bền trong hộ gia đình không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm gia đình mà chủ hộ chưa có vợ/chồng, góa, Ly hôn/ly thân. Tuy nhiên mức chi tiêu cho đồ dùng lâu bền đặc biệt cao ở nhóm hộ gia đình mà chủ hộ đang có vợ/có chồng. Mức chi ở nhóm này đạt 20.255 nghìn đồng trong năm 2016 và tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2010-2016. Có thể nhận thấy rất rõ việc đầu tư cho đồ dùng lâu bền phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hôn nhân của chủ hộ. Một gia đình có đầy đủ cả vợ cả chồng thường chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống hơn, đầu tư mạnh tay hơn vào đồ dùng gia đình hơn là các hộ gia đình mà chủ hộ chưa có vợ/chồng, góa hoặc ly hôn/ly thân.
Phân theo quy mô số người trong hộ gia đình, trị giá mua mới đồ dùng lâu bền bình quân một hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm gia đình có từ bốn người trở lên và nhóm hộ gia đình có dưới bốn người. Những hộ gia đình đông người, thường có đủ cha mẹ, con cái thì đầu tư nhiều hơn cho đồ dùng lâu bền, nhằm hoàn thiện và ngày càng nâng cao điều kiện sống của gia đình. Những hộ gia đình ít người hơn thì đầu tư ít hơn cho khoản chi tiêu này, cụ thể: Quy mô hộ gia đình 2 người so với 6 người năm 2010 là 8.012 nghìn đồng so với 13.247 nghìn đồng; năm 2016 là 9.108 nghìn đồng so với 25.457 nghìn đồng.
Chi tiêu cho nhà ở, điện nước, rác thải
Nhu cầu nhà ở tại các thành thị đang ngày một tăng, các thành phố lớn và các khu công nghiệp rất đông dân cư nên nhu cầu về nhà ở, điện nước và vệ sinh có nhu cầu rất cao. Theo số liệu của Khảo sát mức sống hộ gia đình, mức chi bình quân 1 người một tháng có sự chênh lệnh nhiều giữa thành thị và nông thôn, năm 2016 là 98,5 nghìn đồng so với 29,4 nghìn đồng, cao hơn 3,3% năm 2010. Nhưng càng ngày khoảng cách mức sống, chi tiêu của thành thị rút ngắn so với nông thôn. Cụ thể, năm 2016, chênh lệch mức chi tiêu giữa thành thị đạt 240,8 nghìn đồng so với mức chi tiêu nông thôn đạt 117,3 nghìn đồng, rút ngắn còn 2,1%.
Sự chênh lệch rõ rệt khi quan sát cấp vùng, vùng Đông Bắc Bộ có cơ cấu chi tiêu về điện nước và vệ sinh cao nhất cả nước, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất trong 6 vùng là Tây Nguyên. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có sự chuyển mình rõ rệt qua các năm từ năm 2010-2016, cơ cấu chi tiêu cho điện nước và vệ sinh của vùng này trong năm 2016 cao hơn 5,2% so với năm 2010. Điều đó cho thấy, Trung du miền núi phía Bắc đang trên đà phát triển, tình trạng du canh di cư đã dần cải thiện, đồng bào đã với an cư lạc nghiệp, nhà ở ổn định và vì thế tiếp cận điện, nước với hộ vùng này được nâng cao.
Trong Khảo sát MSDC có thu thập một số thông tin về nhà ở (kết cấu nhà, diện tích ở…), điều kiện sinh hoạt (nguồn nước sử dụng, nguồn điện, loại hố xí sử dụng…). Năm 2016, chi tiêu về nhà ở, điện nước và vệ sinh của nhóm giàu nhất cao gấp 7,1 lần của nhóm hộ nghèo nhất (hệ số này năm 2014 là 8,1 lần, năm 2012 là 7,2 lần, năm 2010 là 10,9 lần).
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh, Hoa chiếm 85,4% dân số cả nước, dân tộc thiểu số chiếm 14,6% dân số cả nước; Nhóm dân tộc Kinh, Hoa sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích của cả nước. Do xuất phát điểm của vùng dân tộc thiểu số và miền núi thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực và mặt bằng dân trí thấp nên gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư; thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật... Từ đó, làm nảy sinh một số vấn đề bức xúc trong đồng bào dân tộc thiểu số như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực. Tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6%, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước.
Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2016 bình quân 1 người 1 tháng đạt 156,63 nghìn đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2010. Chi nhà ở, điện nước và vệ sinh bình quân đầu người của nhóm Kinh, Hoa năm 2016 đạt 176,3 nghìn đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2010./.
(Nguồn: Tổ phân tích và Dự báo Thống kê của TCTK)