Thực tế đã chứng minh lĩnh vực nông nghiệp luôn thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, là nền tảng cho ổn định đời sống xã hội trong thời kỳ khó khăn. Cùng với sự phát triển kinh tế, trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản và sự chuyển dịch trong nội bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng năng suất chất lượng và giảm số lượng. Đây là thực tế tất yếu, đảm bảo sự thích ứng, hội nhập của nền kinh tế và chính từ sự chuyển dịch cơ cấu đó đã giúp ngành Nông nghiệp ngày càng phát triển, là động lực phát triển của toàn ngành kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 20 năm qua (2000-2020), lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản. Nếu năm 2.000, nông nghiệp chiếm tới 80,79% giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, thủy sản chiếm 13,76%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5,45%, thì năm 2010, nông nghiệp chiếm 78,27% giảm 2,52 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 3,55%, giảm 1,9 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 18,18%, tăng 4,42 điểm phần trăm. Đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 72,84%, giảm 5,43 điểm phần trăm so với năm 2010 và giảm 7,95 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 4,82%, tăng 1,27 điểm phần trăm và giảm 0,63 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 22,34%, tăng 4,16 điểm phần trăm và tăng 8,59 điểm phần trăm.
Có thể nói giai đoạn vừa qua, ngành Nông nghiệp đã tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại Ngành. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả, sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngành chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường trên cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Trồng trọt là lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn Ngành. Hiện nay toàn ngành Nông nghiệp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, lĩnh vực trồng trọt chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 20 năm qua (2000-2020), lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản. Nếu năm 2.000, nông nghiệp chiếm tới 80,79% giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, thủy sản chiếm 13,76%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5,45%, thì năm 2010, nông nghiệp chiếm 78,27% giảm 2,52 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 3,55%, giảm 1,9 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 18,18%, tăng 4,42 điểm phần trăm. Đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 72,84%, giảm 5,43 điểm phần trăm so với năm 2010 và giảm 7,95 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 4,82%, tăng 1,27 điểm phần trăm và giảm 0,63 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 22,34%, tăng 4,16 điểm phần trăm và tăng 8,59 điểm phần trăm.
Có thể nói giai đoạn vừa qua, ngành Nông nghiệp đã tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại Ngành. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả, sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngành chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường trên cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Trồng trọt là lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn Ngành. Hiện nay toàn ngành Nông nghiệp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, lĩnh vực trồng trọt chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Trong đó, cụ thể là việc giảm diện tích trồng cây hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn, như: Chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa. Nếu như năm 2015, diện tích cây hàng năm chiếm 78,3% tổng diện tích cây trồng các loại, cây lâu năm chiếm 21,7%, trong đó cây ăn quả chiếm 5,5% thì đến năm 2020 diện tích cây hàng năm giảm xuống còn 75,1% và diện tích cây lâu năm tăng lên là 24,9%, trong đó cây ăn quả đạt 7,8%.
Bên cạnh đó, nhờ việc vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt, vừa cơ cấu lại diện tích đã giúp cho hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích không ngừng tăng lên qua các năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82,6 triệu đồng/ha năm 2015 lên 97,1 triệu đồng/ha năm 2019.
Đối với cây lúa, thực hiện cơ cấu lại hoạt động sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo; nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng; xuất khẩu gạo đạt chất lượng và giá trị cao; từ thế độc canh cây lúa chuyển sang đa dạng hóa các loại cây trồng, phát triển nông nghiệp hàng hóa. Năm 2000, diện tích gieo cấy lúa chiếm tỷ trọng cao với 66,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng, năm 2010 giảm chiếm 53,3%, giảm 13,1 điểm phần trăm so với năm 2000; đến năm 2020 giảm xuống còn 50,3%, giảm 16,1 điểm phần trăm. Mặc dù diện tích cấy lúa giảm nhưng do sử dụng giống lúa tốt kèm quy trình canh tác đa dạng, thích nghi với điều kiện thời tiết nên cho năng suất cao ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Năm 2020, gạo trắng thường xuất khẩu chỉ còn khoảng 40% tổng kim ngạch; các loại gạo thơm, chất lượng cao chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu. Việc tái cơ cấu cũng đã thúc đẩy việc lai tạo và chọn giống, lần đầu tiên Việt Nam có giống gạo thơm ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới.
Trong khi diện tích lúa và cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm thì diện tích cây lâu năm tăng lên, đặc biệt là cây ăn quả là nhóm cây trồng đã có bước phát triển nhảy vọt trong những năm qua. Cây ăn quả được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhiều vùng chuyên canh, vựa cây ăn quả lớn phục vụ xuất khẩu, cho giá trị rất cao đã được hình thành tại nhiều khu vực trên cả nước như ở đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre), khu vực Tây Nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ và nhất là sự chuyển biến nhảy vọt của các vựa cây ăn quả lớn tại vùng Trung du miền núi phía Bắc như Sơn La, Bắc Giang. Năm 2000, diện tích trồng cây ăn quả mới chỉ đạt 4,5% tổng diện tích các loại cây trồng, năm 2010 đạt 5,5%; đến năm 2020 đã tăng lên 7,8%, tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2015 và tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2000. Hàng loạt các giống cây ăn quả có chất lượng, sạch bệnh đã được đưa vào sản xuất, song song với các nhóm giải pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh đồng bộ đã được triển khai tại các vùng cây ăn quả lớn của cả nước... Sản phẩm cây ăn quả không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Niu-di-lân.
Về sản xuất cây công nghiệp lâu năm, là loại cây trồng nước ta có thế mạnh do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng. Trong giai đoạn vừa qua nước ta đã tập trung hàng loạt các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng suất, giá trị bền vững cho cây công nghiệp lâu năm, nhất là chương trình tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chương trình kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm cho cây hồ tiêu tại các tỉnh phía Nam và giữ gìn vị thế cho cây chè ở các tỉnh phía Bắc. Diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm từ 11,5% tổng diện tích các loại cây trồng năm 2000 tăng lên 14,3% năm 2015, tăng 2,8 điểm phần trăm và sau 20 năm, diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 15,1%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm 2015 và tăng 3,6 điểm phần trăm so với năm 2000. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng đều và chủ yếu tăng diện tích thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP... còn những diện tích cây công nghiệp lâu năm già cỗi, năng suất thấp được thay thế trồng mới hoặc tái canh hợp lý bằng các giống có nguồn gốc rõ ràng, có năng suất và chất lượng ổn định. Nhờ đó đến nay, một số nhóm cây công nghiệp chính vẫn căn bản giữ được giá trị và đi vào phát triển bền vững.
Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cũng giữ vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp. Hiện chăn nuôi đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái đàn lợn; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hướng hữu cơ và chuyên môn hóa; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường; xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi.
Đồng thời, hoạt động chăn nuôi cũng đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng, từ nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi hộ theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; khuyến khích chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp, đồng thời, chú trọng chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng để liên kết doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi và tổ chức sản xuất nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Cơ cấu đàn vật nuôi có nhiều thay đổi trong 20 năm qua từ 2000-2020. Trong đó, do quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển nhanh đã khiến cho tỷ lệ gia súc dùng làm sức kéo giảm, tăng tỷ lệ gia súc lấy thịt. Đàn trâu có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế không cao và diện tích chăn thả bị thu hẹp, năm 2000 là 2.897,2 nghìn con, năm 2010 còn 2.877 nghìn con, giảm 20,2 nghìn con so với năm 2000; năm 2020 số lượng trâu chỉ còn 2.332,8 nghìn con, giảm 544,2 nghìn con so với năm 2010 và sau 20 năm giảm 564,4 nghìn con. Bình quân giai đoạn 2000-2010, số trâu giảm 0,1%/năm; bình quân giai đoạn 2010-2020 giảm 2,1%/năm; bình quân chung cả giai đoạn 2000-2020 giảm 1,1%/năm. Trong khi đó, bò là gia súc lấy thịt chủ yếu nên số lượng tăng dần qua các năm. Ước tính đến năm 2020, đàn bò đạt 6,23 triệu con, tăng 7,3% so với năm 2010 và tăng 50,9% so với năm 2000, bình quân mỗi năm giai đoạn 2000-2010 tăng 3,5%; giai đoạn 2010-2020 tăng 0,7%, tính chung cả giai đoạn 2000-2020 tăng 2,1%.
Giai đoạn 2000-2015, đàn lợn phát triển tương đối ổn định. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với cơn khủng hoảng lớn khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lan rộng. Thực tế cho thấy, mặc dù đàn lợn cả nước đã dần được khôi phục sau dịch tả lợn châu Phi lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố năm 2019, song việc tái đàn tại các địa phương trên cả nước còn chậm so với kỳ vọng và nguy cơ bùng phát trở lại cao. Tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh năm 2020 là 22,03 triệu con, giảm 17,3% so với năm 2015; bình quân mỗi năm giai đoạn 2000-2010 tăng 3,1%; giai đoạn 2010-2020 giảm 2,1% và cả giai đoạn 2000-2020 chỉ tăng 0,4%.
Khi tình hình dịch bệnh ở lợn diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm và trứng tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thịt gia cầm và các loại trứng nhiều hơn. Người chăn nuôi gia cầm cũng yên tâm mở rộng quy mô đàn. Các yếu tố này đã khiến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm, sản lượng trứng gia cầm có xu hướng tăng cao. Ước tính năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt gần 512 triệu con, tăng 70,6% so với năm 2010 và tăng 161,4% so với năm 2000; bình quân mỗi năm giai đoạn 2000-2010 tăng 4,4%; giai đoạn 2010-2020 tăng 5,5% và giai đoạn 2000-2020 tăng 4,9%.
Có thể thấy, sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả đang khẳng định tính thiết thực, đúng đắn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi thành công đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Cũng nhờ chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Trong đó, thành tựu lớn nhất là đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, từ một nước có một nền nông nghiệp lạc hậu vươn lên trở thành một nước có nền nông nghiệp hàng hóa, có vị trí đáng kể trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong 2 năm bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 (2020-2021), khu vực nông nghiệp đã thể hiện được vai trò“trụ đỡ” của nền kinh tế, khi vừa đảm bảo được an sinh, an dân, lại vừa đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Dự báo năm 2022, ngành Nông nghiệp tiếp tục sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế. Theo đó, để đóng góp vào tăng trưởng chung, năm 2022, ngành Nông nghiệp đặt mục tiêu sản lượng lương thực có hạt 48,3 triệu tấn. Riêng diện tích gieo cấy lúa từ 7,2-7,3 triệu ha, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 43-43,9 triệu tấn; ngô: 880 nghìn ha; khoai lang: 105 nghìn ha; sắn: 530 nghìn ha... Ngoài ra, dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp như: gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, hạt điều, rau quả, lúa gạo, caosu… đạt trên 3 tỷ USD sẽ tiếp tục đưa xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lập kỷ lục mới. Toàn ngành Nông nghiệp tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”./.
Bên cạnh đó, nhờ việc vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt, vừa cơ cấu lại diện tích đã giúp cho hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích không ngừng tăng lên qua các năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82,6 triệu đồng/ha năm 2015 lên 97,1 triệu đồng/ha năm 2019.
Đối với cây lúa, thực hiện cơ cấu lại hoạt động sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo; nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng; xuất khẩu gạo đạt chất lượng và giá trị cao; từ thế độc canh cây lúa chuyển sang đa dạng hóa các loại cây trồng, phát triển nông nghiệp hàng hóa. Năm 2000, diện tích gieo cấy lúa chiếm tỷ trọng cao với 66,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng, năm 2010 giảm chiếm 53,3%, giảm 13,1 điểm phần trăm so với năm 2000; đến năm 2020 giảm xuống còn 50,3%, giảm 16,1 điểm phần trăm. Mặc dù diện tích cấy lúa giảm nhưng do sử dụng giống lúa tốt kèm quy trình canh tác đa dạng, thích nghi với điều kiện thời tiết nên cho năng suất cao ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Năm 2020, gạo trắng thường xuất khẩu chỉ còn khoảng 40% tổng kim ngạch; các loại gạo thơm, chất lượng cao chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu. Việc tái cơ cấu cũng đã thúc đẩy việc lai tạo và chọn giống, lần đầu tiên Việt Nam có giống gạo thơm ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới.
Trong khi diện tích lúa và cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm thì diện tích cây lâu năm tăng lên, đặc biệt là cây ăn quả là nhóm cây trồng đã có bước phát triển nhảy vọt trong những năm qua. Cây ăn quả được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhiều vùng chuyên canh, vựa cây ăn quả lớn phục vụ xuất khẩu, cho giá trị rất cao đã được hình thành tại nhiều khu vực trên cả nước như ở đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre), khu vực Tây Nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ và nhất là sự chuyển biến nhảy vọt của các vựa cây ăn quả lớn tại vùng Trung du miền núi phía Bắc như Sơn La, Bắc Giang. Năm 2000, diện tích trồng cây ăn quả mới chỉ đạt 4,5% tổng diện tích các loại cây trồng, năm 2010 đạt 5,5%; đến năm 2020 đã tăng lên 7,8%, tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2015 và tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2000. Hàng loạt các giống cây ăn quả có chất lượng, sạch bệnh đã được đưa vào sản xuất, song song với các nhóm giải pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh đồng bộ đã được triển khai tại các vùng cây ăn quả lớn của cả nước... Sản phẩm cây ăn quả không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Niu-di-lân.
Về sản xuất cây công nghiệp lâu năm, là loại cây trồng nước ta có thế mạnh do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng. Trong giai đoạn vừa qua nước ta đã tập trung hàng loạt các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng suất, giá trị bền vững cho cây công nghiệp lâu năm, nhất là chương trình tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chương trình kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm cho cây hồ tiêu tại các tỉnh phía Nam và giữ gìn vị thế cho cây chè ở các tỉnh phía Bắc. Diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm từ 11,5% tổng diện tích các loại cây trồng năm 2000 tăng lên 14,3% năm 2015, tăng 2,8 điểm phần trăm và sau 20 năm, diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 15,1%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm 2015 và tăng 3,6 điểm phần trăm so với năm 2000. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng đều và chủ yếu tăng diện tích thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP... còn những diện tích cây công nghiệp lâu năm già cỗi, năng suất thấp được thay thế trồng mới hoặc tái canh hợp lý bằng các giống có nguồn gốc rõ ràng, có năng suất và chất lượng ổn định. Nhờ đó đến nay, một số nhóm cây công nghiệp chính vẫn căn bản giữ được giá trị và đi vào phát triển bền vững.
Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cũng giữ vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp. Hiện chăn nuôi đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái đàn lợn; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hướng hữu cơ và chuyên môn hóa; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường; xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi.
Đồng thời, hoạt động chăn nuôi cũng đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ số lượng sang chất lượng, từ nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi hộ theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; khuyến khích chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp, đồng thời, chú trọng chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng để liên kết doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi và tổ chức sản xuất nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Cơ cấu đàn vật nuôi có nhiều thay đổi trong 20 năm qua từ 2000-2020. Trong đó, do quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển nhanh đã khiến cho tỷ lệ gia súc dùng làm sức kéo giảm, tăng tỷ lệ gia súc lấy thịt. Đàn trâu có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế không cao và diện tích chăn thả bị thu hẹp, năm 2000 là 2.897,2 nghìn con, năm 2010 còn 2.877 nghìn con, giảm 20,2 nghìn con so với năm 2000; năm 2020 số lượng trâu chỉ còn 2.332,8 nghìn con, giảm 544,2 nghìn con so với năm 2010 và sau 20 năm giảm 564,4 nghìn con. Bình quân giai đoạn 2000-2010, số trâu giảm 0,1%/năm; bình quân giai đoạn 2010-2020 giảm 2,1%/năm; bình quân chung cả giai đoạn 2000-2020 giảm 1,1%/năm. Trong khi đó, bò là gia súc lấy thịt chủ yếu nên số lượng tăng dần qua các năm. Ước tính đến năm 2020, đàn bò đạt 6,23 triệu con, tăng 7,3% so với năm 2010 và tăng 50,9% so với năm 2000, bình quân mỗi năm giai đoạn 2000-2010 tăng 3,5%; giai đoạn 2010-2020 tăng 0,7%, tính chung cả giai đoạn 2000-2020 tăng 2,1%.
Giai đoạn 2000-2015, đàn lợn phát triển tương đối ổn định. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với cơn khủng hoảng lớn khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lan rộng. Thực tế cho thấy, mặc dù đàn lợn cả nước đã dần được khôi phục sau dịch tả lợn châu Phi lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố năm 2019, song việc tái đàn tại các địa phương trên cả nước còn chậm so với kỳ vọng và nguy cơ bùng phát trở lại cao. Tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh năm 2020 là 22,03 triệu con, giảm 17,3% so với năm 2015; bình quân mỗi năm giai đoạn 2000-2010 tăng 3,1%; giai đoạn 2010-2020 giảm 2,1% và cả giai đoạn 2000-2020 chỉ tăng 0,4%.
Khi tình hình dịch bệnh ở lợn diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm và trứng tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thịt gia cầm và các loại trứng nhiều hơn. Người chăn nuôi gia cầm cũng yên tâm mở rộng quy mô đàn. Các yếu tố này đã khiến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm, sản lượng trứng gia cầm có xu hướng tăng cao. Ước tính năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt gần 512 triệu con, tăng 70,6% so với năm 2010 và tăng 161,4% so với năm 2000; bình quân mỗi năm giai đoạn 2000-2010 tăng 4,4%; giai đoạn 2010-2020 tăng 5,5% và giai đoạn 2000-2020 tăng 4,9%.
Có thể thấy, sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả đang khẳng định tính thiết thực, đúng đắn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi thành công đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Cũng nhờ chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Trong đó, thành tựu lớn nhất là đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, từ một nước có một nền nông nghiệp lạc hậu vươn lên trở thành một nước có nền nông nghiệp hàng hóa, có vị trí đáng kể trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong 2 năm bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 (2020-2021), khu vực nông nghiệp đã thể hiện được vai trò“trụ đỡ” của nền kinh tế, khi vừa đảm bảo được an sinh, an dân, lại vừa đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Dự báo năm 2022, ngành Nông nghiệp tiếp tục sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế. Theo đó, để đóng góp vào tăng trưởng chung, năm 2022, ngành Nông nghiệp đặt mục tiêu sản lượng lương thực có hạt 48,3 triệu tấn. Riêng diện tích gieo cấy lúa từ 7,2-7,3 triệu ha, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 43-43,9 triệu tấn; ngô: 880 nghìn ha; khoai lang: 105 nghìn ha; sắn: 530 nghìn ha... Ngoài ra, dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp như: gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, hạt điều, rau quả, lúa gạo, caosu… đạt trên 3 tỷ USD sẽ tiếp tục đưa xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lập kỷ lục mới. Toàn ngành Nông nghiệp tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”./.
Trần Thị Thu Trang
Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê - TCTK
Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê - TCTK